Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng

Nghĩa Thành
Xã Nghĩa Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnNghĩa Hưng
Địa lý
Diện tích7,26 km²[1]
Dân số
Tổng cộng8.656 người (1999)[2]
Mật độ1.180 (1999)
Khác
Mã hành chính13948[3]

Nghĩa Thành thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Lịch sử

Xưa xã có tên là Thư Điền, do Đốc học kiêm Doanh điền sứ tỉnh Nam Định là tiến sĩ Doãn Khuê tổ chức khai hoang lấn biển, lập nên[4]. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873) Doãn Khuê cùng các con là Doãn Chi, Doãn Vị, lập nên đội nghĩa quân chống Pháp mà nòng cốt là con em Nghĩa Thành. Nhân dân ở đây lập đền thờ ông làm Thành Hoàng.

Ban đầu, khi mới lập làng xã năm 1854, vùng đất xã Nghĩa Thành (lúc đó mới có một làng xã đầu tiên là làng Thư Điền) thuộc tổng Sĩ Lâm huyện Đại An phủ Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định nhà Nguyễn. Tổng Sĩ Lâm lúc đó cũng mới được thành lập từ trại Sĩ Lâm, vùng đất khai hoang của Phạm Văn Nghị. Ngày nay, đất tổng Sĩ Lâm thuộc phần đất các xã Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm (trung tâm trại Sĩ Lâm), Nghĩa Hùng, Nghĩa Hải của huyện Nghĩa Hưng.

Vị trí địa lý

Ranh giới xã Nghĩa Thành về phía Bắc giáp thị trấn Quỹ Nhất (nguyên trước là xã Nghĩa Hòa), phía Tây giáp xã Nghĩa Lâm, phía Nam và Đông Nam giáp xã Nghĩa Lợi, phía Đông giáp xã Nghĩa Tân. Mem theo ranh giới phía đông với Nghĩa Tân, xã Nghĩa Thành có đường tỉnh lộ 490 chạy qua sang xã Nghĩa Lợi.

Xã Nghĩa Thành gồm 3 thôn: Thư Điền, Chỉ Thiện và Tây Thành[5], trong đó thôn Chỉ Thiện là một làng theo đạo Công giáo (giáo xứ Chỉ Thiện thuộc hạt Quỹ Nhất giáo phận Bùi Chu[6]).

Kinh tế

Lễ hội văn hóa

Lễ hội rước Thành Hoàng được tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội diễn ra với nhiều trò chơi và phong tục đặc sắc của quê hương như chọi gà, leo cột, đua thuyền...

Các hình ảnh về lễ hội rước Thành Hoàng:

Chú thích

  1. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Bài báo Chuyện về ông tiến sĩ có di tích đền thờ ở ba tỉnh, của Tân Linh trên báo Văn hóa điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đăng ngày 10/11/2008, viết: "...sau Nguyễn Công Trứ, người được xem là Thành hoàng nhiều làng nơi đây, thì có một người nữa có công khai phá đất này (huyện Tiền Hải, Thái Bình), lập nên nhiều làng xóm ở cả Thái Bình và Nam Định, Ninh Bình đồng thời là vị quan có công mở mang việc học là tiến sĩ Doãn Khuê, người làng Ngoại Lãng, huyện Vũ Thư... Nơi Doãn Khuê khẩn hoang mở ấp bây giờ có làng Thư Điền thuộc xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định..."[liên kết hỏng]
  5. ^ “Bài Nghĩa Thành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, của Thanh Thủy trên chuyên mục Kinh tế, báo Nam Định, ngày 30/7/2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ “Giáo phận Bùi Chu trên website Catholic”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011.

Tham khảo