Ngữ pháp phổ quát

Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky thường được coi là cha đẻ của thuyết ngữ pháp phổ quát

Trong ngành ngôn ngữ học, ngữ pháp phổ quát (tiếng Anh: Universal Grammar, viết tắt là UG) là một lý thuyết về thành phần di truyền của khả năng ngôn ngữ. Định đề cơ bản của thuyết này phát biểu rằng, ngữ pháp con người chịu sự ràng buộc của các bẩm tính ngôn ngữ nhất định. Suốt quá trình thụ đắc ngôn ngữ thời ấu thơ, trẻ em sẽ manh nha phát triển các quy tắc cú pháp tuân theo khung sườn của UG.[1] Những người ủng hộ thuyết này thường nhấn mạnh vào, đồng thời dựa một phần lập luận trên, hai cột trụ chính, đó là: sự nghèo nàn của tác nhân kích thích (POS) và sự tồn tại của các thuộc tính phổ quát ở ngôn ngữ tự nhiên của con người. Tuy nhiên phải chú ý rằng, vẫn chưa có bằng chứng vững chãi nào ủng hộ luận điểm thứ hai, về một đặc tính phổ quát nào đó của ngôn ngữ; nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ quá đỗi phong phú, khiến cho việc tìm kiếm đặc tính phổ quát đó là bất khả thi.[2] Tóm lại, ta sẽ cần thêm những điều tra thực nghiệm để xác định chính xác đặc điểm nào là phổ quát và thẩm năng ngôn ngữ nào là bẩm sinh.

Lý luận

Lý thuyết ngữ pháp phổ quát cho rằng nếu con người được nuôi dưỡng trong điều kiện bình thường (tức không bị thui chột về mặt cảm giác và tri giác), thì ngôn ngữ của họ sẽ luôn phát triển những đặc tính nhất định (ví dụ: sự phân biệt danh từ-động từ hoặc sự phân biệt hư từ-thực từ). Do vậy, những người theo thuyết UG tin rằng tồn tại một khả năng ngôn ngữ bẩm sinh, được tiên định bởi di truyền đã biết trước các quy tắc này, khiến cho trẻ em học nói dễ dàng và nhanh chóng hơn như thực tế đã cho thấy.[3] Khả năng này không bao gồm từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào (vì vậy từ và nghĩa phải được học), và nhiều tham số có thể thay đổi tùy ý giữa các ngôn ngữ (chẳng hạn như vị trí của tính từ so với danh từ) cũng phải được học. Bằng chứng ủng hộ thuyết UG có thể thấy trong một vài nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu của Valian (1986) đã phát hiện đáng kinh ngạc rằng, trẻ em hiểu được các phạm trù cú pháp từ khi còn rất bé.

Theo Chomsky, "Rõ ràng, sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi cá nhân phải liên quan đến ba yếu tố: thiên phú di truyền, điều này đặt ra giới hạn đối với các ngôn ngữ có thể đạt được, do đó sự thụ đắc ngôn ngữ mới khả thi; dữ liệu bên ngoài, được chuyển sang trải nghiệm chọn lọc ngôn ngữ bên trong một phạm vi khuôn khổ hẹp; [và] các nguyên tắc không thuộc Khả năng Ngôn ngữ."[4]

Chú thích

  1. ^ Noam Chomsky. “Tool Module: Chomsky's Universal Grammar”. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ Evans, Nicholas; Levinson, Stephen C. (26 tháng 10 năm 2009). “The myth of language universals: Language diversity and its importance for cognitive science”. Behavioral and Brain Sciences. 32 (5): 429–48. doi:10.1017/S0140525X0999094X. PMID 19857320. S2CID 2675474. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ “Tool Module: Chomsky's Universal Grammar”. thebrain.mcgill.ca. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ Chomsky, Noam (2007). “Approaching UG from Below”. Trong Hans-Martin Gärtner; Uli Sauerland (biên tập). Interfaces + Recursion = Language? Chomsky's Minimalism and the View from Syntax-Semantics. Studies in Generative Grammar. Berlin: Mouton de Gruyter. ISBN 978-3-11-018872-1.

Tham khảo

  • Ambridge, Ben; Lieven, Elena V. M. (17 tháng 3 năm 2011). Child Language Acquisition. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-76804-7.
  • Baker, Mark C. The Atoms of Language: The Mind's Hidden Rules of Grammar. Oxford University Press, 2003. ISBN 0-19-860632-X.
  • Beattie, James. "Of Universal Grammar". Section II, The Theory of Language (1788). Rpt in Dissertations Moral and Critical (1783, 1986.)
  • Blair, Hugh. Lecture 6, 7, and 8, Lectures on Rhetoric and Belles Lettres, (1783). Rpt New York: Garland, 1970.
  • Burnett, James. Of the Origin and Progress of Language. Edinburgh, 1774–1792.
  • Chomsky, Noam (2007), “Approaching UG from Below”, Interfaces + Recursion = Language?, DE GRUYTER, tr. 1–30, doi:10.1515/9783110207552-001, ISBN 9783110207552
  • Chomsky, N. Aspects of the Theory of Syntax. MIT Press, 1965. ISBN 0-262-53007-4.
  • Chomsky, Noam (2017), “The Galilean Challenge: Architecture and Evolution of Language”, Journal of Physics: Conference Series, 880 (1): 012015, Bibcode:2017JPhCS.880a2015C, doi:10.1088/1742-6596/880/1/012015, ISSN 1742-6588
  • Elman, J., Bates, E. et al. Rethinking innateness. MIT Press, 1996.
  • Harris, James. Hermes or A Philosophical Inquiry Concerning Universal Grammar. (1751, 1771.)
  • Jespersen, Otto (1965) [1924], The Philosophy of Grammar, Norton
  • Kliesch, C. (2012). Making sense of syntax – Innate or acquired? Contrasting universal grammar with other approaches to language acquisition. Journal of European Psychology Students, 3, 88–94,
  • Lancelot, Claude; Arnauld, Antoine (1968) [1660], Grammaire générale et raisonnée contenant les fondemens de l'art de parler, expliqués d'une manière claire et naturelle, Slatkine Reprints
  • "Of Universal Grammar". In "Grammar". Encyclopædia Britannica, (1771).
  • Pesetsky, David. "Linguistic Universals and Universal Grammar". In The MIT Encyclopedia of the Cognitive Sciences. Ed. Robert A. Wilson and Frank C. Keil Cambridge, MA: MIT Press 1999.
  • Sampson, G. The "Language Instinct" Debate. Continuum International Publishing Group, 2005. ISBN 0-8264-7384-9.
  • Smith, Adam. "Considerations Concerning the First Formation of Languages". In Lectures on Rhetoric and Belles Lettres. Ed. J. C. Bryce. Indianapolis: Liberty Press, 1983, 203–226.
  • Smith, Adam. "Of the Origin and Progress of Language". Lecture 3, Lectures on Rhetoric and Belles Lettres. Ed. J. C. Bryce. Indianapolis: Liberty Press, 1983, 9–13.
  • Tomasello, M. Constructing a Language: A Usage-Based Theory of Language Acquisition. Harvard University Press, 2003. ISBN 0-674-01030-2.
  • Valian, Virginia (1986), “Syntactic Categories in the Speech of Young Children”, Developmental Psychology, 22 (4): 562–579, doi:10.1037/0012-1649.22.4.562
  • Window on Humanity. A Concise Introduction to Anthropology. Conrad Phillip Kottak. Ed. Kevin Witt, Jill Gordon. The McGraw-Hill Companies, Inc. 2005.
  • White, Lydia. "Second Language Acquisition and Universal Grammar". Cambridge University Press, 2003. ISBN 0-521-79647-4
  • Zuidema, Willem. How the poverty of stimulus solves the poverty of stimulus. "Evolution of Language: Fourth International Conference", Harvard University, March 2002.