NGC 134

NGC 134
Hình ảnh NGC 134 được chụp bằng Kính thiên văn rất lớn (VLT) của ESO tại Paranal vào năm 2007.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoNgọc Phu[1]
Xích kinh00h 30m 21.97s[2]
Xích vĩ−33° 14′ 38.5″[2]
Dịch chuyển đỏ0.005277[2]
Khoảng cách60 triệu năm ánh sáng[3]
Cấp sao biểu kiến (V)10.40[1]
Đặc tính
KiểuSbc[4]
Kích thước biểu kiến (V)8.4′×1.8′ (arcmin)[1]
Tên gọi khác
ESO 350-23[1]
PGC 001851, MGC -06-02-012[2]

NGC 134 là một thiên hà xoắn ốc có thanh giống như Dải Ngân hà với các nhánh xoắn ốc của nó được quấn lỏng lẻo xung quanh một vùng trung tâm sáng hình thanh. Nó được phân loại là kiểu Hubble Sbc do các nhánh xoắn ốc liên kết lỏng lẻo. Thiên hà này cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng, và là một phần của chòm sao Ngọc Phu.

Từ hình ảnh trực quan có thể thấy được, đặc điểm nổi bật của NGC 134 là đĩa bị cong vênh, tức là khi nhìn nghiêng nó không phẳng, và có một vệt khí thoát ra từ mép trên của đĩa. Những đặc điểm này gộp lại cho thấy nó đã tương tác với một thiên hà khác, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh. Thiên hà này có vô số vùng hydro bị ion hóa dọc theo các nhánh xoắn ốc của nó, nơi các ngôi sao đang hình thành. Những vùng này xuất hiện màu đỏ trong hình. Nó cũng có nhiều làn bụi tối che khuất ánh sao.[5]

NGC 134 thường được cho rằng đã được phát hiện bởi Sir John Herschel tại Mũi Hảo Vọng,[5] nhưng ông lưu ý rằng nó có thể là vật thể thứ 590 được James Dunlop công bố trong ấn phẩm năm 1828, sáu năm trước khi Herschel quan sát.[6] O'Meara đã gợi ý NGC 134 có thể được đặt tên là Thiên hà Mực khổng lồ.

Siêu tân tinh 2009gj trong NGC 134[7] đã được phát hiện vào năm 2009 bởi nhà thiên văn nghiệp dư Stuart Parker ở New Zealand.[8]

Tham khảo

  1. ^ a b c d “NGC 134”. dso-browser.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ a b c d “NGC 134”. NED. NASA/IPAC. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ “Twisted Spiral Galaxy NGC 134”. ESO. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ “NGC 134”. Strasbourg astronomical Data Center. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ a b “A Galaxy for Science and Research”. ESO. ngày 9 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ O'Meara, Stephen James (ngày 30 tháng 6 năm 2011). Deep-Sky Companions: The Secret Deep. 4. Cambridge University Press. tr. 23. ISBN 978-1-139-50007-4.
  7. ^ “SUPERNOVA 2009gj IN NGC 134”. NED. NASA/IPAC. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ Kraitzick, David (ngày 1 tháng 7 năm 2009). “Kiwi farmer spots supernova with amateur telescope”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.

Liên kết ngoài