Mốt và xu hướng

Nuôi ốc mượn hồn (ốc đua) từng là mốt ngắn ngủi ở Việt Nam trong thập niên 2000
Nuôi đá đồ chơi (Pet Rock) từng là mốt ngắn ngủi trong thập niên 1970 ở Mỹ

Mốt và xu hướng, trào lưu hay mốt nhất thời (tiếng Anh: fad), hay còn gọi là hot trend ở Việt Nam, là bất kỳ hành vi chung hay phát ngôn nổi bật[1] nào lan tỏa bên trong phạm vi một nền văn hóa, một thế hệ hay một nhóm xã hội mà ở đó một nhóm người nồng nhiệt hưởng ứng một cách bốc đồng trong một khoảng thời gian ngắn.

Đó là những vật thể, hành vi hay câu nói, từ ngữ[1] bỗng chốc lên ngôi nhất thời rồi biến mất dần.[2] Chúng thường được xem là xuất hiện bất thình lình, lan tỏa nhanh và có tuổi thọ ngắn ngủn.[3] Các mốt nhất thời gồm có: chế độ ăn kiêng, quần áo, kiểu tóc, đồ chơi, phát ngôn, v.v... Một vài mốt phổ biến xuyên suốt lịch sử thường là đồ chơi ví dụ như: yo-yo, vòng lắc eo, Labubu, BabyThree, Cry Baby hay nhảy theo mốt như Macarenatwist.[4]

Nó tương tự với các thói quen hay tục lệ nhưng kém bền hơn, mốt nhất thời thường sản sinh ra một hoạt động, hành vi hoặc phát ngôn[1] được xem là phổ biến theo cảm xúc hay sự phấn khích trong một nhóm người bằng vai phải lứa, hoặc tự cảm thấy "ngầu" giống như trên mạng xã hội vẫn thường quảng bá.[5] Mốt nhất thời được gọi là "lên ngôi" khi số người chạy theo nó bắt đầu tăng lên đến đỉnh điểm của sự chú ý. Chúng thường biến mất nhanh chóng khi người ta nhận thấy tính mới lạ không còn nữa.[5]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c Chỉ có ở Việt Nam
  2. ^ Joel Best (2006). Flavor of the Month: Why Smart People Fall for Fads. Nhà xuất bản Đại học California. ISBN 9780520246263.
  3. ^ B.E. Jorge L. Aguirre; Jorge L. Mendoza; E.L. Quarantelli (1988). “The collective behavior of fads: The characteristics, effects, and career of streaking”. American Sociological Review. doi:10.2307/2095850 – qua Proquest.
  4. ^ Benjamin Griffith (2013). “College Fads”. St. James Encyclopedia of Popular Culture – qua Gale Virtual Reference Library.
  5. ^ a b Kornblum (2007), tr. 213.

Tham khảo

  • Arena, Barbara (2001). The Complete Idiot's Guide to Making Money with Your Hobby. Alpha. ISBN 978-0-02-863825-6.
  • Aguirre, B. E. Jorge L.; Mendoza, Jorge L.; Quarantelli, E. L. (1988). "The collective behavior of fads: The characteristics, effects, and career of streaking". American Sociological Review – via Proquest.
  • Best, Joel (2006). Flavor of the Month: Why Smart People Fall for Fads. University of California Press. ISBN 9780520246263.
  • Burke, Sarah. "5 Marketing Strategies, 1 Question: Fad or Trend?". Spokal.
  • Camerer, Colin (1989). “Bubbles and Fads in Asset Prices”. Journal of Economic Surveys. 3 (1).
  • Cohen, Bruce. "How to Spot the Difference Between Fads and Trends". Supermarket News.
  • Conley, Dalton (2015). You may ask yourself: An introduction to thinking like a sociologist. New York: W.W. Norton & Co. ISBN 978-0-393-93773-2.
  • Domanski, Andrzej (2004). “Collective fascinations (fads) and the idea of ephemeral culture”. Kultura i spoleczenstwo (Culture and society). 48 (4). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. (review/summary)
  • Griffith, Benjamin (2013). "College Fads". St. James Encyclopedia of Popular Culture – via Gale Virtual Reference Library.
  • Heussner, Ki Mae. "7 Fads You Won't Forget". ABC News.
  • Issitt, Micah L. (2009). Hippies: A Guide to an American Subculture. Greenwood. ISBN 978-0-313-36572-0.
  • Killian, Lewis M.; Smelser, Neil J.; Turner, Ralph H. "Collective behavior". Encyclopædia Britannica.
  • Kornblum, William (2007). Sociology in a Changing World (ấn bản thứ 8). Wadsworth Publishing. ISBN 978-0-495-09635-1.
  • Sparks, Jared; Everett, Edward; Lowell, James Russell; Lodge, Henry Cabot (1899). The North American review. 168. New York: North American Review Publishing Co.
  • Suzuki, Tadashi; Best, Joel (2003). "The Emergence of Trendsetters for Fashions and Fads". Sociological Quarterly – via Proquest.

Liên kết ngoài