Mentuhotepaa mnṯw-ḥtp(w)ˁ3 Mentuhotep Vĩ Đại (Montu hài lòng, người vĩ đại)[2]
Dạng khác: Itnetjeru Mentuhotepaa Merysatetnebetabu It-nṯrw mnṯw-ḥtp(w)ˁ3 mry sṯt nbt Abw Người cha của các vị thần, Mentuhotep vĩ đại, tình yêu của Satet, công nương của Abu
Mentuhotep có thể là một lãnh chúa địa phương (nomarch) ở Thebes vào đầu thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất, khoảng năm 2135 TCN. Bản danh sách vua Karnak vốn được tìm thấy trong Đại sảnh Lễ hội của Thutmose III, ở vị trí số 12, một phần tên "Men-" trong một dấu triện hoàng gia, phân biệt với của Mentuhotep II (số 29) hoặc Mentuhotep III (số 30). Nhiều học giả đã lập luận từ bản danh sách đó một vị vua Mentuhotep I, người có thể đã chỉ đơn thuần là một lãnh chúa Thebes, và được truy phong tước hiệu hoàng gia bởi các vị vua kế tục; do đó nhân vật phỏng đoán này thông thường được gọi là 'Mentuhotep I".[4][5][6][7]
"Mentuhotep I" thực tế lại không thực sự được chứng thực trên bất kỳ di tích đương đại nào và điều này đã khiến một số nhà Ai Cập học đề xuất rằng ông là một ông tổ được hư cấu và sáng lập nên vương triều thứ mười, vốn được tạo ra cho mục đích đó vào giai đoạn cuối của vương triều.
Dựa trên một bức tượng tìm thấy tại khu vực thánh điện của Heqaib ở Elephantine, một Mentuhotep được gọi là "Cha của các vị thần".[8][9] Tước hiệu này có thể đề cập đến những vị vua kế vị Mentuhotep, Intef I và Intef II, đã trị vì vùng đất Thượng Ai Cập. Từ tước hiệu này, nhiều nhà Ai Cập học cho rằng Mentuhotep này có lẽ là cha của Intef I và II,[4][8][10] và ông cũng chưa bao giờ là pharaon, vì tước hiệu này thường được dành riêng cho vị tổ tiên không thuộc hoàng gia của các pharaon.[5][6][7][8]
Gia đình
Vợ của Mentuhotep có thể là Neferu I và các bức tượng từ Heqaib có thể được giải thích là nhằm chứng minh rằng ông là cha của Intef I và II. Bản danh sách vua Karnak xuất hiện tên một nhân vật không thuộc hoàng gia (không mang ấn triện), có tên gọi là Intef, ở vị trí số 13. Điều này có thể dùng để chỉ Intef Già, con trai của Iku, một lãnh chúa Thebes trung thành với các vị vua Herakleopolis trong thời kì hỗn loạn đầu tiên. Tuy nhiên các vị vua trên các mảnh vỡ còn sót lại không được liệt kê theo thứ tự thời gian, vì vậy đây không phải điều hoàn toàn chắc chắn.
Cai trị
Là một lãnh chúa Thebes, quyền thống trị của Mentuhotep có lẽ mở rộng sự thống trị về phía nam tới thác nước thứ nhất. Mentuhotep có thể cũng đã hình thành một liên minh với lãnh chúa của Coptos, mà sau đó đã khiến vị vua kế vị ông Intef I tiến hành chiến tranh với các vị vua Herakleopolis thuộc vương triều thứ 10 đang cai trị Hạ Ai Cập và các lãnh chúa đồng minh hùng mạnh của họ ở miền Nam Ai Cập, đặc biệt là Ankhtifi.
Chú thích
^Annales du Service des Antiquités de l´Egypt Le Caire. Nr. 55, 1900, p. 178.
^Clayton, Peter A. Chronicle of the pharaon s: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt. Thames & Hudson. p72. 2006. ISBN 0-500-28628-0
^Wolfram Grajetzki, The Middle Kingdom of Ancient Egypt: History, Archaeology and Society, Duckworth Egyptology, London 2006, ISBN 978-0715634356, pp. 10–11
^ abWilliam C. Hayes, The Middle Kingdom in Egypt. Internal History from the Rise of the Heracleopolitans to the Death of Ammenemes III., in The Cambridge Ancient History, vol. I, part 2, Cambridge University Press, 1971, ISBN 0 521 077915, p. 476
^ abNicolas Grimal, A History of Ancient Egypt (Oxford: Blackwell Books, 1992), p. 143.
^ abJürgen von Beckerath, Handbuch der ägyptischen Königsnamen (= Münchner ägyptologische Studien, vol 46), Mainz am Rhein: Verlag Philipp von Zabern, 1999. ISBN 3-8053-2310-7, pp. 76–77.
^ abKim Ryholt, The Royal Canon of Turin, in Erik Hornung, Rolf Krauss and David A. Warburton (eds.), Ancient Egyptian Chronology, Brill, Leiden/Boston, 2006, ISBN 978 90 04 11385 5, p. 30.
^ abcLabib Habachi: "God's fathers and the role they played in the history of the First Intermediate Period", ASAE 55, p. 167ff.
^Labib Habachi: The Sanctuary of Hequaib, Mainz 1985, photos of the statue: vol. II, pp. 187-89.
^Louise Gestermann: Kontinuität und Wandel in Politik und Verwaltung des frühen Mittleren Reiches in Ägypten, Wiesbaden 1987, p. 26.