Amenemhet VI

Xem Amenemhat, đối với những người có cùng tên gọi này.

Seankhibre Ameny Antef Amenemhet VI là một vị pharaon Ai Cập thuộc giai đoạn đầu vương triều thứ 13, ông đã cai trị vào nửa đầu thế kỷ thứ 18 TCN[2] trong một thời kỳ được nhắc đến như là giai đoạn cuối thời kỳ Trung Vương quốc hoặc đầu Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai, tùy thuộc vào học giả. Amenemhat VI chắc chắn đã có được một triều đại ngắn ngủi, ước tính khoảng 3 năm hoặc ngắn hơn. Ông được chứng thực thông qua một vài hiện vật đương thời và được ghi lại trên hai bản danh sách vua khác nhau. Ông có thể thuộc về một gia tộc pharaon lớn hơn bao gồm Amenemhat V, Ameny Qemau, Hotepibre Qemau SiharnedjheritefIufni.

Chứng thực

Lịch sử

Amenemhat VI được ghi lại trên cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào đầu thời đại Ramesses và giữ vai trò như là nguồn lịch sử chính liên quan đến Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Trong lần đọc gần đây nhất đối với cuộn giấy cói này bởi nhà Ai Cập học người Đan Mạch Kim Ryholt, Amenemhat VI xuất hiện ở cột thứ 7, hàng thứ 10 dưới tên prenomen của ông Seankhibre.[2][4] Điều này tương ứng với cột thứ 6, hàng thứ 10 theo cách giải thích bản danh sách vua Turin của Alan GardinerJürgen von Beckerath.[5][6]

Amenemhat VI cũng được đề cập tới trong bản danh sách vua Karnak, mục 37.[7]

Khảo cổ học

Amenemhat VI được chứng thực bởi một vài hiện vật cùng thời. Chúng bao gồm hai con dấu trụ lăn từ el-Mahamid el-Qibli ở Thượng Ai Cập,[8] một trong số đó được hiến dâng cho "Sobek Chúa tể của Semenu".[2][9][10] Một bàn dâng lễ vật có mang đồ hình của Amenemhat VI được phát hiện tại Karnak và ngày nay nằm tại bảo tàng Ai Cập, CG 23040.[1][11] Một tấm bia đá từ Abydos đề cập một vị quan, Seankhibre-Seneb-Senebefeni, hiến dâng cho Seankhibre Amenemhat.[12] Một dầm đầu cột đến từ một ngôi mộ tư nhân thuộc khu nghĩa trang của Heliopolis mang tên của Seankhibre bên trong một đồ hình[4][13] Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho biết rằng công trình kỉ niệm này thuộc về một vị vua khác, Seankhibtawy Seankhibra.

Biên niên sử

Vị trí tương đối

Vị trí tương đối trong biên niên sử của Amenemhat VI được chắc chắn nhờ vào cuộc giấy cói Turin. Vị tiên vương của ông là một pharaon ít được biết đến tên là Iufni và người kế vị của ông cũng là một vị vua vô danh, Semenkare Nebnuni.[2][14]

Vị trí chính xác và niên đại

Vị trí chính xác trong biên niên sử của Amenemhat VI lại ít chắc chắn hơn do sự không rõ ràng ảnh hưởng đến các vị vua của vương triều này. Theo như Kim Ryholt và Darrell Baker, ông là vị vua thứ 8 của vương triều này, trong khi Thomas Schneider, Detlef Franke và von Beckerath lại xem ông như vị vua thứ 7.[6][14]

Độ dài triều đại của Amenemhat đã bị mất do tình trạng bảo quản kém của cuộn giấy cói Turin và chỉ còn số ngày có thể đọc được là [...] và 23 ngày. Tuy nhiên Ryholt ấn định cho ông một triều đại ngắn kéo dài 3 năm từ năm 1788–1785 TCN.[2]

Phạm vi cai trị

Người ta không rõ liệu rằng Amenemhat VI có cai trị toàn bộ Ai Cập hay không. Ông có thể đã kiểm soát toàn bộ Hạ Nubia, vốn đã bị chinh phục bởi vương triều thứ 12 và sẽ không bị từ bỏ trước ít nhất 60 sau đó. Sự kiểm soát của ông đối với Hạ Ai Cập hiện đang được tranh luận. Ryholt tin rằng vương triều thứ 14 gốc Canaan đã tồn tại vào thời điểm đó, thiết lập nên một vương quốc độc lập mà đã kiểm soát ít nhất là khu vực miền đông châu thổ sông Nile.[2] Trong khi sự giải thích này được chấp thuận bởi một số học giả— trong số đó có Gae Callender, Janine Bourriau và Darrell Baker,[4][15][16] nó lại bị bác bỏ bởi những người khác bao gồm Manfred Bietak, Daphna Ben-Tor và James cùng Susan Allen, họ cho rằng vương triều thứ 14 không thể tồn tại trước thời trị vì của vị vua Sobekhotep IV.[17][18][19]

Gia đình

Nhà Ai Cập học Kim Ryholt đề xuất rằng Amenemhat VI là một thành viên của một hoàng tộc lớn hơn bao gồm các vị pharaon Sekhemkare Amenemhat V, Ameny Qemau, Hotepibre Qemau SiharnedjheritefIufni. Kết luận này được dựa trên các tên kép được mang bởi các vị pharaon trên, mà ông ta tin là tên nomen dòng dõi, nghĩa là tên gọi nhắc đến cha mẹ của một người. Do đó Ameny trong Ameny Qemau sẽ cho biết rằng ông là một người con trai của Amenemhat V, tiếp đó được kế vị bởi người con trai của ông ta là Hotepibre Qemau Siharnedjheritef như được chỉ ra bởi từ Qemau trong tên của vị vua này. Tương tự như vậy "Ameny Antef Amenemhat (VI)" sẽ là một tên gọi bộ ba có nghĩa là "Amenemhat, con trai của Antef, con trai của Ameny" có thể bởi vì cha của ông chắc chắn là một "người con trai của đức vua Antef" được chứng thực trên các con dấu hình bọ hung, chúng có niên đại được xác định dựa trên nền tảng phong cách thuộc về vương triều thứ 13 và bản thân người này sẽ là một con trai của vua Amenemhat V. Vị tiên vương Iufni của Amenemhat VI cũng sẽ là một phần của gia tộc này mặc dù mối quan hệ rõ ràng của ông ta với các thành viên khác không thể được giải quyết do sự thiếu vắng các tài liệu có niên đại thuộc về triều đại vô cùng ngắn ngủi của ông ta.[2]

Chỉ không đầy 10 năm sau triều đại của Amenemhat VI, một vị vua có tên là Renseneb Amenemhat đã lên ngôi. Theo cùng một lôgic, ông ta sẽ là một người con của một vị vua Amenemhat, người có thể là Amenemhat VI hoặc một trong số những vị vua xen giữa.[2] Sự giải thích của Ryholt không được thừa nhận bởi một số nhà Ai Cập học vì nó dựa trên giả thuyết chưa được chứng minh rằng các tên kép nhất thiết phải là tên nomen dòng dõi.

Chú thích

  1. ^ a b Ahmed Bey Kamal: Tables d'offrandes, vol. I, Le Caire, 1909, available online see item 23040 p. 31–37
  2. ^ a b c d e f g h i K.S.B. Ryholt: The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, excerpts available online here.
  3. ^ Thomas Schneider: Lexikon der Pharaonen, Albatros 2002, ISBN 978-3491960534
  4. ^ a b c Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 33–34
  5. ^ Alan Gardiner: The Royal Canon of Turin, Griffith Institute, new edition 1997, ISBN 978-0900416484
  6. ^ a b Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern, 1999, ISBN 3-8053-2591-6, see pp.90–91, king No 7.
  7. ^ This corresponds to entry 34 in Ryholt and Baker's numbering of the king list.
  8. ^ Một trong số hai con dấu trụ lăn này hiện nằm tại bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, see online catalog
  9. ^ William C. Hayes: The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in The Metropolitan Museum of Art. Vol. 1, From the Earliest Times to the End of the Middle Kingdom, MET Publications 1978, available online, see p. 342 fig. 226
  10. ^ Jean Yoyotte: Le Soukhos de la Maréotide et d'autres cultes régionaux du Dieu-Crocodile d'après les cylindres du Moyen Empire, Bulletin de l'Institut Français d'Archeologie Orientale (BIFAO) 56, 1957, p. 81–95 available online Lưu trữ 2014-10-06 tại Wayback Machine see p. 88 2.cc
  11. ^ Auguste Mariette-Bey: Karnak. Étude topographique et archéologique avec un appendice comprenant les principaux textes hiéroglyphiques découverts ou recueillis pendant les fouilles exécutées a Karnak, Leipzig, 1875, available online Lưu trữ 2016-07-11 tại Wayback Machine see p. 45–46 pl. 9–10.
  12. ^ Marie-Pierre Foissy-Aufrère (editor): Égypte & Provence. Civilisation, survivances et «cabinetz de curiositez», 1985, 76–78, 80 fig. 41
  13. ^ Detlef Franke: Zur Chronologie des Mittleren Reiches (12.-18. Dynastie) Teil 1: Die 12. Dynastie, in Orientalia 57 (1988) see p. 267–268 no. 57
  14. ^ a b Thomas Schneider in Erik Hornung, Rolf Krauss, and David A. Warburton (editors): Ancient Egyptian Chronology, Handbook of Oriental Studies, available online, see p. 176 for the chronology.
  15. ^ Gae Callender: The Middle Kingdom Renaissance (c. 2055–1650 BC) in Ian Shaw (editor): The Oxford History of Ancient Egypt, Oxford University Press (2004), ISBN 978-0192804587
  16. ^ Janine Bourriau: The Second Intermediate Period (c.1650-1550 BC) in: Ian Shaw (editor): The Oxford History of Ancient Egypt, 2000, Oxford University Press, ISBN 0-19-815034-2
  17. ^ Daphna Ben-Tor & James and Susan Allen: Seals and Kings, Bulletin of the American Schools of Oriental Research (BASOR) 315, 1999, pp.47-73.
  18. ^ Manfred Bietak: Egypt and Canaan During the Middle Bronze Age, BASOR, 281 (1991), pp. 21-72, esp. p. 38, available online
  19. ^ Daphna Ben-Tor: Scarabs, Chronology, and Interconnections: Egypt and Palestine in the Second Intermediate Period, Volume 27 of Orbis biblicus et orientalis / Series archaeologica: Series archaeologica, Academic Press Fribourg 2007, ISBN 978-3-7278-1593-5, excerpts available online
Tiền nhiệm
Iufni
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập
Kế nhiệm
Semenkare Nebnuni