Mai Đức Chung

Mai Đức Chung
Mai Đức Chung vào năm 2023
Thông tin cá nhân
Ngày sinh 21 tháng 6, 1951 (73 tuổi)
Nơi sinh Ngọc Hà, Hà Nội,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thông tin đội
Đội hiện nay
Nữ Việt Nam
(huấn luyện viên)
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1975 Xe ca Hà Nội
1975–1984 Tổng cục Đường sắt
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1981–1984 Việt Nam
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
1984–1985 Trẻ Tổng cục Đường sắt
1985–1999 Tổng cục Đường sắt
1997 Nữ Việt Nam
2000–2002 ACB
2003–2005 Nữ Việt Nam
2005–2007 Việt Nam (trợ lý)
2007–2008 U-23 Việt Nam
2008 U-22 Việt Nam
2009–2010 Becamex Bình Dương
2010–2011 Navibank Sài Gòn
2012 U-19 Việt Nam
2013–2014 Thanh Hóa
2014 Nữ Việt Nam
2015 Becamex Bình Dương
2016– Nữ Việt Nam
2017 Việt Nam (tạm quyền)
Thành tích huy chương
Bóng đá nữ
Đại diện cho  Việt Nam
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Nữ Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2005 Nữ Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2017 Nữ Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2019 Nữ Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2021 Nữ Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2023

Nữ Việt Nam

Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á
Á quân 2016 Nữ Việt Nam
Vị trí thứ ba 2018 Nữ Việt Nam
Vô địch 2019 Nữ Việt Nam
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Mai Đức Chung (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1951) là một huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam. Ông hiện là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam.

Tiểu sử

Mai Đức Chung sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội, nhưng quê gốc của ông là Hưng Yên. Trên giấy tờ ghi năm sinh của ông là 1951 song nhiều bạn đồng niên cho biết ông sinh năm 1949.[1] Ông là con thứ 2 trong gia đình 6 chị em. Thuở nhỏ, ông thường xuyên có được tấm vé vào sân để xem bóng đá nhờ có mẹ làm việc tại Sân vận động Hàng Đẫy. Những trận đấu tại đây, đặc biệt là các cuộc đối đầu của đội tuyển miền Bắc Việt Nam với các đội bóng thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ,... đã khơi dậy niềm đam mê bóng đá trong ông từ sớm.[2]

Năm 1964, ông Chung thi vào lớp dự bị văn hóa của Đại học Thể dục - Thể thao Từ Sơn, và tốt nghiệp năm 1972.[2]

Sự nghiệp

Cầu thủ

Mai Đức Chung là một cầu thủ đa năng, có thể thi đấu nhiều vị trí. Vị trí sở trường của ông là tiền vệ hoặc tiền đạo, tuy nhiên khi cần cũng có thể chơi ở vị trí hậu vệ. Thời đỉnh cao của ông, ông từng có biệt danh "Chung điền kinh" do khả năng chạy không biết mệt của ông.

Khởi đầu sự nghiệp cầu thủ, ông nhận được nhiều lời mời chào của các câu lạc bộ thời đó như Tổng cục Đường sắt, Công an Hà Nội... Tuy nhiên ông lại nhận lời về đá cho một câu lạc bộ ở hạng dưới ít tên tuổi là Xe ca Hà Nội (đây là nguồn gốc của biệt danh Chung "xe ca").

Đến tháng 9 năm 1975, ông nhận lời về thi đấu cho Tổng cục Đường sắt và gắn bó cùng câu lạc bộ này cho đến khi giải nghệ. Cùng với Tổng cục Đường sắt, ông đã giành được chức vô địch quốc gia lần đầu tiên vào năm 1980. Ông được triệu tập vào đội tuyển quốc gia (1981-82) đi thi đấu nước ngoài. Mai Đức Chung giải nghệ cầu thủ năm 1984.

Huấn luyện viên

Các đội tuyển trẻ

Trong thời gian dài, Mai Đức Chung giữ chức vụ trợ lý số 1 cho huấn luyện viên Alfred Riedlđội tuyển bóng đá quốc gia nam. Năm 2007, khi ông Alfred Riedl vắng mặt vì phải trải qua ca phẫu thuật ghép thận, ông đã nắm quyền dẫn dắt đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam và giành được một số thắng lợi quan trọng trước các đối thủ Tây Á như LibanOman tại vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008. Ở vòng đấu cuối cùng của vòng loại Olympic, huấn luyện viên trưởng Riedl đã giao cho ông quyền chỉ đạo đội tuyển Olympic trong 3 trận đấu cuối cùng.

Sau trận bán kết tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 với U-23 Myanmar, VFF sa thải Afred Riedl, ông được bổ nhiệm dẫn dắt đội U-23 Việt Nam thi đấu trận tranh huy chương đồng với đội U-23 Singapore nhưng U-23 Việt Nam đã thua 0-5. Đây cũng là thất bại kỷ lục của đội U-23 Việt Nam.

Năm 2008, VFF bổ nhiệm ông vào vị trí HLV trưởng U-22 Việt Nam. Tháng 10 năm 2008, ông dẫn dắt đội tuyển bóng đá U-22 quốc gia Việt Nam đoạt cúp Merdeka 2008 tại Malaysia (hòa đội tuyển quốc gia Malaysia 0-0 sau 2 hiệp phụ và thắng 6-5 bằng loạt đá 11m).[3]

Becamex Bình Dương

Tháng 5 năm 2009, sau những thay đổi về huấn luyện viên trưởng ở câu lạc bộ đương kim vô địch quốc gia Bình Dương, ông bất ngờ được mời vào vị trí huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ.[4] Thành tích nổi bật của ông trong thời gian dẫn dắt Bình Dương là vào đến bán kết AFC Cup 2009; đây là thành tích tốt nhất cho đến nay của một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam tại sân chơi cấp châu lục. Kết thúc V-League 2009, Bình Dương giành ngôi á quân và là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất.

Tháng 4 năm 2010, sau 8 vòng đấu của V-League 2010, ban lãnh đạo của Becamex Bình Dương không hài lòng với vị trí thứ 4 và các kết quả mà Bình Dương đã đạt được nên đã sa thải ông[5].

Năm 2015, ông đuợc Becamex Bình Dương mời về ở giai đoạn giữa mùa giải thay thế cho nguời tiền nhiệm Lê Thụy Hải trong vai trò giám đốc kỹ thuật của đội. Dưới sự dẫn dắt của ông, Becamex Bình Dương nhanh chóng lấy lại được bản sắc sau những thất bại từ đầu mùa và tại AFC Champions League 2015 để bảo vệ thành công chức vô địch V.League và lần đầu tiên đoạt Cúp Quốc gia 2015.

Một thời gian ngắn sau khi bị Becamex Bình Dương sa thải, ông trở thành huấn luyện viên cho đội bóng Navibank Sài Gòn[6]. Dưới sự dẫn dắt của ông, Navibank Sài Gòn đã giành chức vô địch Cúp Quốc gia mùa 2011. Cuối tháng 1 năm 2012, ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển U-19 quốc gia Việt Nam.[7]

Thanh Hóa

Đầu tháng 2 năm 2013, ông chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ Thanh Hóa sau khi câu lạc bộ này bất ngờ chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên Triệu Quang Hà.[8] Trong thời gian tại đây, ông đã vướng phải những lùm xùm xung quanh việc xảy ra xô xát với một cổ động viên Đồng Tâm Long An sau trận thua Đồng Tâm Long An 0-2 trên sân khách mùa giải V.League 2014.[9] Do bất đồng với lãnh đạo câu lạc bộ về vấn đề hợp đồng, HLV Mai Đức Chung quyết định chia tay đội bóng xứ Thanh khi mùa giải 2014 chỉ còn 3 vòng đấu nữa là kết thúc[10], trùng thời điểm ông Chung quay trở lại đội tuyển nữ quốc gia.

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia

Mai Đức Chung là thành viên ban huấn luyện đội tuyển nữ quốc gia Việt Nam năm 1997[11][12], với tấm huy chương vàng giải tiền SEA Games và huy chương đồng SEA Games cùng năm. Ông cùng đội tuyển giành thêm hai tấm huy chương vàng SEA Games các năm 20032005 trước khi nghỉ dẫn dắt tuyển nữ trong một thời gian dài.

Năm 2014, để chuẩn bị cho tuyển nữ dự ASIAD, VFF đã mời ông Chung lên tuyển mặc dù đã có ý định thuê huấn luyên viên Nhật Bản trước đó và đã có ít nhất hai ứng viên được chọn. Đội tuyển nữ Việt Nam do ông dẫn dắt tại đại hội đã gây chấn động khi lần đầu tiên góp mặt tại bán kết một kỳ ASIAD và giành hạng 4 chung cuộc.[13][14] Những thành công tiếp đó của ông với đội tuyển nữ bao gồm hai tấm huy chương vàng môn bóng đá nữ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 20172019, cùng một lần vô địch AFF Cup 2019. Chỉ tính riêng tại SEA Games, ông đã đóng góp vào 6 trong tổng số 8 huy chương vàng của bóng đá nữ Việt Nam ở thời điểm hiện tại.[15]

Tuy nhiên, đỉnh cao trong sự nghiệp của ông Chung "xe ca" với đội tuyển bóng đá nữ quốc gia lại đến vào đầu năm 2022. Sau loạt trận play-off quyết định suất thứ 5 tham dự World Cup 2023 tại Cúp bóng đá nữ châu Á 2022, đội tuyển nữ Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông đã xuất sắc giành được tấm vé cuối cùng đến với World Cup. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam nói chung và một đội tuyển nữ nói riêng góp mặt tại một giải đấu thế giới.[16] Đáng nói hơn, thành quả này lại đến khi đội tuyển của ông đã gặp nhiều tổn thất lớn về lực lượng trong giai đoạn trước và xuyên suốt giải đấu bởi những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.[17][18]

Sau khi đạt thành tích vô tiền khoáng hậu cùng đội tuyển nữ, Mai Đức Chung bất ngờ bày tỏ nguyện vọng xin không dẫn dắt đội tuyển nữa. Thời điểm xin rút lui, ông đã ngoài 70 tuổi và tự nhận mình không còn phù hợp với việc phải chịu áp lực tại mỗi trận đấu hay giải đấu quan trọng.[19] Nhưng tại SEA Games 31 sau đó, ông vẫn tiếp tục có mặt trong thành phần huấn luyện và đã giúp tuyển nữ giành huy chương vàng khi đánh bại Thái Lan 1-0 trên sân nhà.[20] Ông đã một lần nữa cùng đội tuyển bảo vệ thành công tấm huy chương vàng tại SEA Games 32, khi đánh bại nữ Myanmar 2-0 trong trận chung kết để có lần vô địch lần thứ 4 liên tiếp và thứ 8 trong lịch sử, một kỷ lục của tuyển nữ Việt Nam cũng như cá nhân HLV Mai Đức Chung.[21][22]

Đội tuyển bóng đá nam quốc gia

Năm 2017, sau khi Nguyễn Hữu Thắng từ chức huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá nam quốc gia do đội đã bị loại ngay sau vòng bảng môn bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã đề nghị ông làm huấn luyện viên tạm quyền dẫn dắt đội nam đá vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019.[23] Đây là lần thứ hai ông nhận lời làm huấn luyện viên tạm quyền đội bóng đá nam quốc gia sau khi những người tiền nhiệm bị sa thải hoặc từ chức. Ông đã giúp đội tuyển toàn thắng cả 2 lượt trận vòng loại Asian Cup khi gặp Campuchia, qua đó đưa đội tuyển từ vị trí thứ 3 vươn lên thứ 2 trong bảng đấu nhưng bằng điểm và chỉ kém hiệu số bàn thắng so với đội đầu bảng lúc này là Jordan[24]. Sau đó khi VFF đưa ra bỏ phiếu bầu chức danh huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trước trận lượt về với Campuchia, ông Park Hang-seo đã trúng cử, vì vậy ông đã quay trở lại vai trò huấn luyện viên trưởng đội tuyển nữ quốc gia.[25]

Đời tư

Mai Đức Chung kết hôn với bà Phạm Thị Ngọc Uyển (sinh năm 1952), một giáo viên tiểu học, vào năm 1977.[26] Cả hai đã có chung hai người con trai, một trong số đó là Mai Quang Hưng (sinh năm 1981)[12], cựu tuyển thủ U-19 Việt Nam, cùng lứa với những Dương Hồng Sơn, Huy Hoàng, Việt Thắng...[27][28] Có cháu trai tên là Mai Đức Vinh (sinh năm 2010).

Danh hiệu và thành tích

Huấn luyện viên

Becamex Bình Dương

  • V-League:
    • Vô địch (2015)
    • Bạc Á quân (2009)
  • Cúp Quốc gia: Vô địch (2015)

Navibank Sài Gòn

  • Cúp Quốc gia: Vô địch (2011)

U-22 Việt Nam

  • Merdeka Cup: Vô địch (2008)

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam

Vinh danh

  • Mai Đức Chung được bầu chọn là "Huấn luyện viên tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2005" theo kết quả của cuộc bình chọn do báo Thể thao Việt Nam tổ chức.[29][30]
  • Tại Lễ vinh danh đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019, ông đã vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
  • Với thành tích đưa đội tuyển nữ Việt Nam góp mặt tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.[31]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Mai Đức Chung- ông thầy 'độc nhất vô nhị' làng bóng Việt
  2. ^ a b Đơn Ca (15 tháng 12 năm 2019). “HLV Mai Đức Chung: "Xe ca" hay "Xe chữa cháy" đều tốt!”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ U22 Việt Nam đoạt Cúp Merdeka sau loạt luân lưu, VnExpress, ngày 25 tháng 10 năm 2008
  4. ^ “hlv Mai Đức Chung dẫn dắt Bình Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  5. ^ Khoa Nguyễn. “hlv Mai Đức Chung muốn nghỉ ngơi sau khi mất việc”. VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.[liên kết hỏng]
  6. ^ “hlv Mai Đức Chung chính thức chèo lái Navibank.SG”. Báo điện tử Dân trí. 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập 11 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ hlv Mai Đức Chung dẫn dắt U.19 Lưu trữ 2012-02-05 tại Wayback Machine, Báo Thanh Niên, ngày 30 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ hlv Mai Đức Chung dẫn dắt Thanh Hóa Lưu trữ 2013-02-05 tại Wayback Machine , Báo Thanh Niên, ngày 3 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ “HLV Mai Đức Chung:"Tôi không đánh CĐV Long An". Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ “HLV Mai Đức Chung xin từ chức ở Thanh Hóa”. Báo Thanh Niên. 21 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ 'Gã thợ hàn' Mai Đức Chung”. thethaovanhoa.vn. 9 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ a b News, V. T. C. (11 tháng 2 năm 2022). “HLV Mai Đức Chung: 71 tuổi vẫn chạy xe máy, nâng tạ 50 kg”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ “Ông Chung xe ca không phải họ... May”. ZingNews.vn. 29 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ “Tuyển nữ Việt Nam ở ASIAD 2014: 2 tháng cho một kỳ tích”. VOV.VN. 30 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ “HLV Mai Đức Chung - người thắp lửa cho nữ Việt Nam - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  16. ^ “HLV Mai Đức Chung: Một đời tận hiến cho bóng đá Việt Nam”. Tuổi Trẻ Online. 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ “World Cup first for jubilant Vietnam”. www.fifa.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.[liên kết hỏng]
  18. ^ An Nguyên (7 tháng 2 năm 2022). “Hai điều ước của ông Chung "xe ca". Lao Động. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ “HLV Mai Đức Chung xin thôi làm HLV trưởng tuyển nữ Việt Nam”. thethaovanhoa.vn. 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  20. ^ “Kết quả bóng đá nữ SEA Games Việt Nam vs Thái Lan: Việt Nam đoạt HC vàng thứ ba liên tiếp - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  21. ^ “HLV Mai Đức Chung - huyền thoại sống của bóng đá nữ Việt Nam”. VOV.VN. 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  22. ^ VTV, BAO DIEN TU (15 tháng 5 năm 2023). “ĐT nữ Việt Nam lập kỳ tích 4 lần liên tiếp vô địch SEA Games”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ Trí, Dân. “Ông Mai Đức Chung làm HLV tạm quyền của đội tuyển Việt Nam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  24. ^ “ĐT Việt Nam 5-0 Campuchia: Lời chia tay hoàn hảo của HLV Mai Đức Chung”. VOV.VN. 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ “HLV Park Hang Seo chính thức nắm quyền dẫn dắt ĐTQG, U23 và Olympic QG”. VFF. 11 tháng 10 năm 2017.
  26. ^ “HLV Mai Đức Chung và chuyện tình với tiểu thư Hà thành”. Bóng đá +. 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.
  27. ^ danviet.vn. “Con trai HLV Mai Đức Chung kể kỷ niệm "chân trái" với thầy Alfred Riedl”. danviet.vn. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ News, VietNamNet. “Người vợ tào khang kín tiếng đứng sau thành công của HLV Mai Đức Chung”. VietNamNet. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  29. ^ “Nguyễn Hữu Việt - VĐV tiêu biểu nhất VN 2005”. Tuổi Trẻ Online. 29 tháng 12 năm 2005.
  30. ^ “Nguyễn Hữu Việt là VĐV tiêu biểu nhất năm 2005”. VnExpress. 29 tháng 12 năm 2005.
  31. ^ Tuấn Đoàn (10 tháng 2 năm 2022). “Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, chúc mừng các Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam”. Đài Truyền hình Việt Nam.

Liên kết ngoài