Lữ đoàn Dù 1 (Nhật Bản)

Lữ đoàn Dù 1
Phù hiệu vai áo của Lữ đoàn Dù 1
Hoạt động25 tháng 6 năm 1958 – nay
Quốc gia Nhật Bản
Quân chủng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản
Phân loạiLực lượng dù
Chức năngTrực thăng vận
Lực lượng dù
Hành động trực tiếp
Trinh sát
Chiến tranh không theo quy ước
Quy mô1.900 quân nhân
Bộ phận củaTổng đội Mặt đất (陸上総隊)
Bộ chỉ huyDoanh trại Narashino, Funabashi, Chiba
Tên khácLữ Đoàn Dù Narashino, 1AB
Khẩu hiệuTinh Nhuệ Vô Tỷ (精鋭無比?)
Tham chiếnChiến tranh Iraq
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện tại
Thiếu tướng Jyunya Wakamatu
Chỉ huy
nổi tiếng
Kinugasa Hayao
Hibako Yoshifumi
Satoshi Mizuno
Yosihiko Doi
Kenichi Kinomura
Shizuo Sekine

Lữ đoàn Dù 1 (tiếng Nhật: 第1空挺団 (Đệ Nhất Không đĩnh Đoàn) Dai-Ichi Kūtei Dan?), còn được gọi là Không Đĩnh Đoàn Nagashino (tiếng Nhật: 習志野空挺団 (Tập Chí Dã Không đĩnh Đoàn)?),[1] đóng tại Doanh trại Narashino của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) ở Funabashi, tỉnh Chiba.[2][3]

Lữ đoàn đóng vai trò là đơn vị lính dù tinh nhuệ của Nhật Bản nhằm chống lại quân du kích hoặc lực lượng đặc nhiệm của đối phương.[4][5] Kể từ năm 1999, Lữ đoàn có Dụ Đạo Đội (tiếng Nhật: 誘導隊?), đóng vai trò là đơn vị NEO (Hoạt động Di tản Phi chiến đấu).[2] Hiện tại, Lữ đoàn đang gắn bó với các hoạt động bảo vệ quê hương và chiến đấu quốc tế thuộc Lục thượng Tổng đội của JGSDF tiếng Nhật: 陸上総隊 (trước đây thuộc Tập đoàn Tức ưng Trung ương).[6]

Lịch sử

Lính dù của Lữ đoàn 1 trong khuôn viên Doanh trại Narashino.

Năm 1958, trung đội đầu tiên của Lữ đoàn thành lập, sau khi ông Kinugasa Hayao được chỉ định làm chỉ huy đầu tiên của đơn vị.[7] Lực lượng tiếp tục tăng số lượng khi đơn vị bổ sung các khóa huấn luyện cảnh binh và nhảy dù tự do trong những năm 1962 ~ 1969. Một đơn vị vận tải vũ trang bổ sung thêm cũng được thành lập năm 1973.[7]

Năm 1985, Lữ đoàn Dù 1 đã tham gia vào hoạt động cứu hộ Chuyến bay 123 của Japan Airlines bị rơi ở sườn núi Takamagahara thuộc tỉnh Gunma, sau khi lực lượng cứu hỏa tình nguyện địa phương tìm thấy một số người sống sót,[8] vụ việc này đánh dấu lần đầu tiên Lữ đoàn xuất hiện trước quần chúng. Sau đó, Lữ đoàn cũng tổ chức triển khai ở tỉnh Yamanashi cho các hoạt động dân sự[7] và nhất là sau trận đại động đất Hanshin-Awaji năm 1995.[8]

Dụ Đạo Đội được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1999, có trụ sở tại Funabashi, Chiba. Năm 2000, Lữ đoàn tiến hành chuẩn bị lập thêm một đơn vị lực lượng đặc biệt mới.[7] Năm 2003, khuôn khổ của Nhóm Tác chiến Đặc biệt được thành lập, như một đơn vị chống du kích/khủng bố, nằm trong tổ chức của Lữ đoàn,[7] nhưng rồi tách khỏi Lữ đoàn trong năm 2004 và đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan Quốc phòng thông qua JGSDF, giống như hầu hết các đơn vị lực lượng đặc biệt khác của JSDF.[7]

Những người lính của Lữ đoàn đã tham gia vào chiến sự tại Iraq, khi mà đơn vị luân chuyển nhân sự mặt đất như một phần trong cam kết của chính phủ Nhật Bản đối với Iraq. Họ được rút đi cùng với phần lớn Nhóm Hỗ trợ Tái thiết Iraq của Nhật Bản vào giữa năm 2006. Lữ đoàn được bổ sung vào Tập đoàn Tức ưng Trung ương vào ngày 28 tháng 3 năm 2007.[9]

Ngày 9 tháng 10 năm 2006, các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Oregon đã hỗ trợ binh sĩ Lữ đoàn Dù 1 thành lập trường bắn tỉa, nhằm đào tạo thế hệ lính bắn tỉa có kĩ năng cao đầu tiên của đơn vị trong thời kì Orient Shield '07 (các cuộc tập trận thường niên giữa JGSDF và Lục quân Hoa Kỳ).[10]

Vào tháng 3 năm 2018, lữ đoàn được hợp nhất vào Lục thượng Tổng đội sau khi Tập đoàn Tức ưng Trung ương bị giải thể.[5]

Ngày 4 tháng 3 năm 2020, lữ đoàn tuyển Trung sĩ Hashiba Reina, nữ lính dù đầu tiên thành công vượt qua quá trình tuyển quân.[11]

Do đợt bùng phát COVID-19 đang diễn ra ở Nhật Bản, lữ đoàn đã tiến hành các biện pháp bảo vệ, bằng cách cho lính dù của mình đeo khẩu trang và hạn chế khán giả trong cuộc tập trận đầu tiên vào ngày 13 tháng 1 năm 2021.[12]

Bê bối

Xử lí súng đạn

Năm 1994, Đại tá Hideshima Yasunobu bị cảnh sát quân sự JGSDF bắt do vi phạm Luật Lực lượng Phòng vệ và Luật Kiểm soát Súng gươm khi thực hiện hành vi cho phép ba người bạn của mình sử dụng súng JGSDF mà không được phép trước.[13] Trung tá Amano Yoshiharu và Suzuki Michihiko đã bị đình chỉ công tác trong 20 ngày do tội bỏ bê nhiệm vụ.[14]

Chiến tranh Iraq

Một vụ bê bối khác xuất hiện trong nội bộ đơn vị, khi một lính dù 38 tuổi của Lữ đoàn Dù số 1 bị bắt tại Inzai, tỉnh Chiba vì tội ăn cắp. Anh thừa nhận với các sĩ quan rằng mình làm điều đó để chứng tỏ rằng anh ta nghiêm túc trong nỗ lực tránh bị triển khai đến Iraq.[15] Khi các quan chức JGSDF nghe về điều này, họ nói với báo chí rằng phải cần có sự đồng ý của tất cả các quân nhân cũng như người thân. Nếu không thì đơn vị cũng sẽ không được triển khai. Việc triển khai quân tại Iraq này đã gây ra tranh cãi trên cả nước Nhật, và một tinh thần đồng thuận công khai mới là cần thiết để quân đội có thể phát triển vai trò, cấu trúc hiện đại.[15]

Tấn công

Một lính dù của lữ đoàn đã bị kỉ luật vì mang bật lửa vào kí túc xá ở Doanh trại Narashino, khi vật này đã dùng để đốt cháy chân hai người đàn em khác của anh ta.

Yêu cầu

Trước khi gia nhập Lữ đoàn Dù 1, tất cả các ứng viên tiềm năng phải có khả năng vượt qua các yêu cầu sau:

  • Tham gia Lữ đoàn trên hoặc dưới 28 tuổi nếu là tân binh; nếu không thì Hạ sĩ quan (thường là Trung sĩ) phải tham gia trên hoặc dưới 36 tuổi.
  • Có cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn là 49 kg và 161 cm, với số đo vòng ngực cần là 78,5 cm.
  • Dung tích phổi tối thiểu 3.200 cm3 trở lên.
  • Không có tiền án tiền sự.
  • Có những điểm sau từ thời gian phục vụ trong JGSDF:
    • Học vấn từ 5 lớp trở lên, phương pháp thứ nhất trên mắt khác nhau tối thiểu 45 điểm.
    • Hệ thống máy bay đã được trên mỗi tối thiểu 60 điểm của 5 mục như hệ thống treo dừng nhảy từ máy bay.
  • Phải có khả năng nâng vật nặng 30 kg trở xuống trong 50 giây.
  • Huyết áp phải ở mức 140mmHg ~ 100mmHg và 90mmHg đối với ứng viên từ 34 tuổi trở xuống.

Trình độ cảnh binh

Lính dù 1AB nhận được chứng chỉ cảnh binh trong một phần đào tạo của họ. Huy hiệu Cảnh binh rất được các người lính Lực lượng Phòng vệ tại ngũ săn lùng.

Tổ chức

Tổ chức Lữ đoàn Dù 1 của JGSDF

Cơ cấu của lữ đoàn như sau:[16]

  • Trụ sở Lữ đoàn, ở Funabashi
  • Đại đội Trụ sở
  • Đại đội Tín hiệu
  • Tiểu đoàn Bộ binh dù 1
  • Tiểu đoàn Bộ binh dù 2
  • Tiểu đoàn Bộ binh dù 3
  • Tiểu đoàn Pháo binh dù (3 khẩu đội với súng cối F1 120 li)
  • Tiểu đoàn Hỗ trợ hậu cần trên không
  • Đại đội Kĩ thuật
  • Trường Nhảy dù

Vũ khí

Cờ tiểu đoàn của Lữ đoàn Dù 1 JGSDF.

Vũ khí của lữ đoàn là những loại tiêu chuẩn của JGSDF, bao gồm:

Binh sĩ Lữ đoàn Dù 1 tham gia cuộc tập trận Cobra Gold (2012)

Triển khai

Địa phương

Lính dù của Lữ đoàn Dù 1 chỉ được nhìn thấy hoạt động thông qua các cuộc triển lãm năm mới hàng năm của JSDF ở Narashino.

Hải ngoại

170 lính dù đã được gửi đến Samawah, Iraq như một phần trong cam kết của JGSDF đối với nỗ lực quốc tế.[17][5] Công tác huấn luyện được tiến hành trong thời gian ngắn, trong cuộc tập trận chung với các binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 2 Vệ binh Quốc gia Oregon, Trung đoàn Bộ binh 162.[18] Tất cả đều đã rút lui sau khi cam kết của Nhật Bản tại Iraq kết thúc.

Lữ đoàn Dù 1 đu dây xuống từ trực thăng Kawasaki CH-47, trong cuộc triển lãm công khai tại Doanh trại Narashino.

Quân nhân nổi tiếng

Tham khảo

  1. ^ Herbert Holeman (2000). “The First Airborne Brigade”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b "Guide unit" established in GSDF to transport and escort Japanese nationals overseas in times of emergency”. United States of America Embassy in Japan. 25 tháng 10 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Japan Ground Self-Defense Force / Central Readiness Force Organization. Lưu trữ tháng 1 24, 2013 tại Wayback Machine
  4. ^ “CRF Mission”. www.mod.go.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ a b c “Paratrooper Focus ~ Japan Ground Self-Defence Force | Joint Forces News”. 2 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ 陸自の中央即応集団が廃止 座間駐屯地に5年 Lưu trữ 2022-07-11 tại Wayback Machine Retrieved 18 June 2018 (bằng tiếng Nhật)
  7. ^ a b c d e f Unofficial Japanese Special Forces Page. – Internet Archive Link. Retrieved on December 12, 2007. (bằng tiếng Nhật)
  8. ^ a b Nao Simoyachi (29 tháng 6 năm 2004). “SDF profile upgraded as anniversary approaches”. The Japan Times. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ “Central Readiness Force”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2008.
  10. ^ Staff Sergeant Russel Bassett (19 tháng 10 năm 2006). “Japanese sniper school” (PDF). The Observation Post. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  11. ^ “女性初の空挺団員誕生 陸自精鋭、習志野で修了式 - 読んで見フォト - 産経フォト”.
  12. ^ 陸上自衛隊 パラシュート降下訓練はじめ 防衛相も視察 | 自衛隊 | NHKニュース
  13. ^ “GSDF crime coverup alleged”. The Japan Times. 17 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  14. ^ “Colonel fired in gun misuse coverup”. The Japan Times. 17 tháng 4 năm 2000. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  15. ^ a b “GSDF sergeant shoplifts to avoid Iraq mission?”. The Japan Times. 22 tháng 2 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  16. ^ “Biographies - Major General Kimihito Iwamura”. www.mod.go.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ “GSDF sergeant shoplifts to avoid Iraq mission?”. The Japan Times. 22 tháng 2 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  18. ^ Oregon Guard Soldiers Train Japanese Troops for Deployment to Iraq. Retrieved on December 12, 2007. Lưu trữ tháng 4 19, 2013 tại Wayback Machine
  19. ^ “Japanese hostage confirmed dead”. British Broadcasting Corporation. 28 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  20. ^ “Baki's Itagaki to Draw New 1st Airborne Brigade Manga”. Anime News Network. 15 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  21. ^ “GSDF crime coverup alleged”. The Japan Times. 17 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.