Nghị quyết số 85/2014/QH13, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được ban hành[1].
Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6 năm 2013 đến lần gần đây nhất vào tháng 10 năm 2023, Quốc hội đã 4 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó:
Quốc hội khóa XIII đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 6 năm 2013) và tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 11 năm 2014).
Quốc hội khóa XIV đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2018).
Quốc hội khóa XV đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023)[2].
Mục đích và nguyên tắc
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ[1].
Về nguyên tắc, cần đảm bảo:
1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ[1].
Quy trình
Bốn căn cứ để đánh giá tín nhiệm, gồm: Báo cáo tự đánh giá của các vị được lấy phiếu; Kết quả hoạt động của QH thông qua chức năng nhiệm vụ của mình để nghe, xem xét, quyết định qua tổ chức tiếp xúc cử tri, giám sát, chất vấn, báo cáo giải trình; Đánh giá của bản thân mỗi Đại biểu Quốc hội; và căn cứ quan trọng thứ tư là tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại[3].
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm dựa trên 4 bước, trước hết là biểu quyết thông qua danh sách các vị lấy phiếu; tiến hành thảo luận ở các đoàn; Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải trình báo cáo thảo luận này; bước cuối cùng là bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu.
Phiếu đánh giá tín nhiệm được chia làm 10 loại theo chức vụ, nhóm chức vụ trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, in màu giấy khác nhau, ghi rõ họ tên, chức vụ từng người, kèm theo các ô tương ứng với 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp[4].
Các phiếu đều có đóng dấu của Quốc hội. Các trường hợp phiếu không hợp lệ bao gồm: phiếu không theo mẫu, không có dấu; phiếu đánh dấu 2 trở lên hoặc không đánh dấu cho mỗi chức danh; phiếu có viết thêm các nội dung khác hoặc ghi thêm tên ngoài danh sách.
Theo quy trình, kết quả kiểm phiếu sẽ được công khai và Quốc hội dự kiến sẽ thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Một trong những mục đích của việc đánh giá tín nhiệm này là để loại bỏ những vị trí chưa làm tròn chức trách, nhưng để làm được điều này không phải dễ mà phải trải qua nhiều công đoạn.
Sau vòng lấy phiếu tín nhiệm, phải cần đến 2/3 đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hoặc bị hơn một nửa Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hai năm liên tục, một vị trí nào đó mới đứng trước nguy cơ mất chức.
Tuy nhiên, vị bị tín nhiệm thấp này không mất chức ngay mà còn phải trải qua thêm một vòng nữa là ‘bỏ phiếu tín nhiệm’, nhưng không phải tại kỳ họp đang diễn ra của Quốc hội mà phải đến kỳ họp sau, trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu có trách nhiệm trình quốc hội xem xét, quyết định cách chức đại biểu đó.
Ngày 15 tháng 11 năm 2014, sau khi có đề xuất dừng lấy phiếu trong năm 2014 tín nhiệm hồi tháng 2[10], Quốc hội vẫn quyết định lấy phiếu tín nhiệm trong năm này. Lần này, 50 chức danh đều được lấy phiếu tín nhiệm[11][12].
Khối
Loại phiếu
Họ và tên
Chức danh
Số phiếu tín nhiệm cao
Số phiếu tín nhiệm
Số phiếu tín nhiệm thấp
Khối Nhà nước
Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước
380
84
20
Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan
Phó Chủ tịch nước
302
168
15
Khối Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội
340
93
52
Các Phó Chủ tịch Quốc hội
Uông Chu Lưu
Phó Chủ tịch Quốc hội
344
124
14
Nguyễn Thị Kim Ngân
390
86
9
Tòng Thị Phóng
325
127
31
Huỳnh Ngọc Sơn
295
159
28
Các Ủy viên Thường vụ Quốc hội
Nguyễn Kim Khoa
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
290
174
19
Ksor Phước
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
302
164
16
Phan Trung Lý
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
311
145
27
Trương Thị Mai
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội
365
104
13
Đào Trọng Thi
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng
224
220
39
Phan Xuân Dũng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Sáng ngày 25 tháng 10 năm 2023, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44/50 chức danh do Quốc hội bầu[16], phê chuẩn. Chiều cùng ngày, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm[17].