Lâu đài Spiš

Lâu đài Spiš
Spišský hrad
Spišská Nová Ves, Spiš, Slovakia
Lâu đài Spiš
Lâu đài Spiš trên bản đồ Slovakia
Lâu đài Spiš
Lâu đài Spiš
Tọa độ49°00′2″B 20°46′6″Đ / 49,00056°B 20,76833°Đ / 49.00056; 20.76833
LoạiCastle
Diện tích41.426 mét vuông
Lịch sử địa điểm
Xây dựngThế kỷ 12
Vật liệuKhối xây đá
Tên chính thứcLevoča, Lâu đài Spiš và các di tích văn hóa liên quan
Tiêu chuẩnVăn hóa: (iv)
Tham khảo620bis
Công nhận1993 (Kỳ họp 17)
Mở rộng2009
Diện tích1.351,2252 hecta

Lâu đài Spiš (tiếng Slovak: Spišský hrad, pronunciation; tiếng Hungary: Szepesi vár; tiếng Ba Lan: Zamek Spiski; tiếng Đức: Zipser Burg) là một tàn tích lâu đài nằm ở Spišská Nová Ves, Spiš, phía đông Slovakia. Đây là một trong những quần thể lâu đài lớn nhất ở Trung Âu với diện tích 41.426 mét vuông. Nó nằm phía bên trên thị trấn Spišské Podhradie và làng Žehra,trong vùng được gọi là Spiš (tiếng Hungary: Szepes, tiếng Đức: Zips, tiếng Ba Lan: Spisz, tiếng Latinh: Scepusium). Lâu đài được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993 cùng với các địa điểm lân cận là Spišská KapitulaŽehra. Nó được quản lý bởi Bảo tàng Spiš tại Levoča, một đơn vị thuộc Bảo tàng Quốc gia Slovakia.

Lịch sử

Ảnh chụp lâu đài trên không
Lâu đài Spiš - phần trung tâm

Nguồn gốc

Lâu đài Spiš được xây dựng vào thế kỷ 12 trên địa điểm của một lâu đài cổ trước đó. l Đây là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa của hạt Szepes thuộc Vương quốc Hungary.[1] Trước năm 1464, nó thuộc sở hữu của các vị vua Hungary. Sau đó, nó lần lượt là tài sản các gia tộc Zápolya cho đến năm 1528, Thurzó từ năm 1531–1635, Csáky từ 1638–1945. Từ năm 1945, nó trở thành tài sản của nhà nước Tiệp KhắcSlovakia sau này.

Ban đầu nó là một lâu đài đá mang kiến trúc Romanesque bao gồm các công sự, một cung điện hai tầng Romanesque và một vương cung thánh đường Romanesque-Gothic ba gian được xây dựng vào nửa sau của thế kỷ 13. Đến thế kỉ 14, cùng với việc xây dựng khu vực định cư ngoại thành thứ hai, diện tích của lâu đài cũng được tăng lên gấp đôi. Nó được xây dựng lại hoàn toàn vào thế kỷ 15 với việc các bức tường được nâng cao, và một khu định cư ngoại thành thứ ba. Cho đến năm 1470, dưới sự cai trị của gia tộc Zápolya, những bước chuyển đổi sang kiến trúc Gothic dần bắt đầu cùng với việc xây dựng một nhà nguyện mang kiến trúc Gothic muộn, khiến lâu đài trên cao trở thành dinh thự gia tộc đầy đủ, điển hình cho những dinh thự cuối thời Phục Hưng của thế kỷ 16, 17.

Suy tàn và tái thiết

Những người chủ cuối cùng của Lâu đài Spiš là gia tộc Csáky đã từ bỏ lâu đài vào đầu thế kỷ 18 vì cho rằng nó rất bất tiện cho cuộc sống. Họ chuyển đến công trình xây dựng mới không xa làng lâu đài/cung điện ở Hodkovce, gần ŽehraSpišský Hrhov.

Năm 1780, lâu đài bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn. Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được biết đến, nhưng có một số giả thuyết. Một là, gia tộc Csáky cố tình đốt nó để giảm tiền thuế vì vào thời điểm đó, các loại thuế bổ sung được áp dụng cho các tòa nhà có mái. Giả thuyết thứ hai là nó bị sét đánh, khiến đám cháy lan ra. Thứ ba là một số binh lính trong lâu đài đang nấu rượu lậu và trong quá trình đó đã vô tình gây ra hỏa hoạn. Dù thế nào đi nữa, sau trận hỏa hoạn, lâu đài không còn người ở và bắt đầu hoang tàn.

Lâu đài đã được tái thiết một phần vào nửa sau thế kỷ 20 và các nghiên cứu khảo cổ học đã được thực hiện tại khu vực này. Các phần được xây dựng lại là nơi trưng bày của Bảo tàng Spiš, nơi chịu trách nhiệm quản lý lâu đài[2] và trưng bày các hiện vật như là thiết bị tra tấn từng sử dụng trong lâu đài.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Kenneth Meyer Setton, The Papacy and the Levant, 1204–1571, American Philosophical Society, 1984, p. 315 [1]
  2. ^ “Spišské múzeum -Poslanie a história múzea (Spiš Museum - mission and history of the museum)”. Slovak National Museum (bằng tiếng Slovak). Slovak National Museum. 30 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoài