Lutjanus lutjanus

Lutjanus lutjanus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. lutjanus
Danh pháp hai phần
Lutjanus lutjanus
Bloch, 1790
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Lutjanus blochii Lacépède, 1802
    • Mesoprion caroui Cuvier, 1828
    • Serranus nouleny Valenciennes, 1828
    • Diacope lineolata Rüppell, 1829
    • Mesoprion erythrognathus Valenciennes, 1831
    • Mesoprion xanthopterygius Bleeker, 1849
    • Rhomboplitoides megalops Fowler, 1918

Lutjanus lutjanus, một số tài liệu tiếng Việt ghi là cá hồng trùng,[2][3][4] một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790.

Từ nguyên

Từ định danh bắt nguồn từ Lutjang, tên thường gọi chung cho các loài cá hồng ở Indonesia, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập.[5]

Phân bố và môi trường sống

L. lutjanus có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến Samoa thuộc MỹTonga,[1] ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Nam PhiÚc.[6] Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, kể cả vùng cửa sông,[7] bao gồm quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[8][9]

L. lutjanus sống gần các rạn san hô, độ sâu đến ít nhất là 96 m.[10]

Mô tả

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. lutjanus là 35 cm.[10] Nhìn chung thì loài này có màu xám bạc, trừ vùng lưng màu nâu vàng. Hai bên lườn có một sọc dày màu vàng đến hơi nâu từ mắt thẳng đến gốc vây đuôi, phía dưới là các sọc mảnh hơn (dày bằng chiều rộng một hàng vảy cá) cùng màu, các vạch tương tự ở phía trên đường bên nhưng nằm xiên. Các vây màu vàng nhạt đến trắng.

Số gai ở vây lưng: 10–12; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.[11]

L. lutjanus nằm trong nhóm phức hợp cá hồng sọc vàng với 6 loài khác, là Lutjanus adetii, Lutjanus madras, Lutjanus mizenkoi, Lutjanus ophuysenii, Lutjanus vittaLutjanus xanthopinnis.[12]

Sinh thái

Thức ăn của L. lutjanus bao gồm cá nhỏ hơn và động vật giáp xác, và thường hợp thành đàn lên đến vài trăm cá thể,[11] có khi bắt gặp chúng trong đàn của những loài Lutjanus khác.[10]

vịnh Aden và ngoài khơi Đông Phi, L. lutjanus sinh sản lần lượt vào tháng 3 và tháng 11, trong khi ở vịnh Suez, loài này sinh sản từ tháng 1 đến tháng 6.[11]

Độ tuổi lớn nhất mà L. lutjanus ước tính có thể đạt được là 11 năm.[11]

Giá trị

L. lutjanus không phải loài được nhắm mục tiêu, chủ yếu được đánh bắt ngẫu nhiên, được bán dưới dạng tươi sống trên thị trường địa phương.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b c Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. (2016). Lutjanus lutjanus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194335A2314087. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194335A2314087.en. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  3. ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Kiều; Đỗ Khánh Vân (2016). “Thành phần loài cá biển thu ở cảng cá tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 9 (87): 93–112.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lutjanus lutjanus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Phú; Nguyễn Phi Uy Vũ; Bùi Đức Lĩnh (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang” (PDF). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2: 97–111. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  9. ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus lutjanus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  11. ^ a b c d William D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2882. ISBN 92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Iwatsuki, Yukio; Tanaka, Fumiya; Allen, Gerald R. (2015). Lutjanus xanthopinnis, a new species of snapper (Pisces: Lutjanidae) from the Indo-west Pacific, with a redescription of Lutjanus madras (Valenciennes 1831)” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 17: 22–42. doi:10.5281/zenodo.1051774.