Liban đã có ba lần tham dự Cúp bóng đá châu Á (còn được gọi là AFC Asian Cup) cho đến nay. Lần đầu tiên là vào năm 2000 khi họ tham gia với tư cách chủ nhà sau cuộc nội chiến.[1] Lần thứ hai là vào năm 2019, khi số đội tham gia giải đấu được tăng lên thành 24 đội tuyển, và Liban được tham dự sau khi vượt qua vòng loại.[2] Lần gần nhất Liban dự Asian Cup là tại giải đấu năm 2023.[3]
Trong lịch sử, Liban từng được xem là quốc gia yếu nhất trong làng bóng đá vì hiếm khi họ tham gia thi đấu vòng loại các giải đấu lớn, những thành tích kém cỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn[4] cũng như nội chiến đã làm suy yếu sức mạnh bóng đá nước này. Ngoài ra, trước Asian Cup 2019, Liban là một trong hai quốc gia Ả Rập duy nhất, cùng với Yemen, chưa vượt qua bất kỳ vòng loại nào của giải đấu. Tuy nhiên, kể từ sau thất bại tại vòng loại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 (FIFA World Cup 2014), nền bóng đá quốc gia Tây Á này đã bắt đầu "phục hưng": Liban duy trì 15 trận bất bại[a] từ năm 2016 đến năm 2018[5][6] và giành vé tham dự Asian Cup 2019 qua vòng loại thứ ba.[7]
Thành tích chi tiết ở các kỳ Asian Cup
AFC Asian Cup 2000
Năm 2000, Liban đã giành quyền tổ chức giải đấu bất chấp những lo ngại của FIFA về chất lượng các sân vận động.[8] Dưới thời huấn luyện viên người CroatiaJosip Skoblar,[9] chiếc băng đội trưởng được trao cho Jamal Taha,[10] đội tuyển Liban nằm ở bảng A cùng với Iran, Iraq và Thái Lan; chung cuộc Liban nằm ở chót bảng chỉ với hai điểm.[11]
Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên trưởng người MontenegroMiodrag Radulović, đội tuyển Liban đã thua hai trận trước hai đối thủ mạnh hơn là Qatar và Ả Rập Xê Út. Điều đó khiến họ phải cạnh tranh giành một trong bốn suất dành cho các đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất. Dù đã thắng Triều Tiên 4–1, tấm vé đi tiếp của họ đã rơi vào tay Việt Nam do thua hiệu số Fair-Play, bất chấp hai đội có các chỉ số khác ngang nhau.
Liban đã thi đấu trận mở màn với chủ nhà Qatar vào ngày 12 tháng 1 năm 2024, trước sự chứng kiến của 82.490 khán giả tại Sân vận động Lusail Iconic.[12] Đội không thể tạo bất ngờ khi nhận thất bại 0–3 trước đội chủ nhà.[12] Trận hòa không bàn thắng ở lượt trận thứ hai với Trung Quốc khiến Liban cần một chiến thắng trong trận đấu cuối cùng với Tajikistan để giành quyền đi tiếp.[13]Bassel Jradi ghi bàn giúp Liban sớm dẫn trước trong hiệp hai, nhưng tình thế thay đổi khi Kassem El Zein nhận thẻ đỏ ở phút 52, khiến Liban chỉ còn 10 cầu thủ.[14] Tajikistan ghi hai bàn vào thời điểm cuối trận, loại Liban khỏi giải đấu.[13] Đội đứng cuối bảng với chỉ một điểm.[14]
^Trận đấu ngày 9 tháng 9 năm 2018 gặp Oman đã kết thúc với tỷ số hoà 0–0, nhưng không được công nhận là một trận đấu chính thức bởi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).
1 Được coi là một đội tuyển kế thừa của FIFA, hoặc đã thi đấu dưới tên khác. 2 Israel là thành viên của AFC cho đến năm 1974. 3 Được FIFA công nhận là không còn tồn tại.