Kỹ thuật thẩm vấn nâng cao

Ván nước được trình bày tại Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng. Việc trấn nước là một phương pháp tra tấn được sử dụng trong chương trình kỹ thuật thẩm vấn nâng cao của CIA.

Những kỹ thuật thẩm vấn nâng cao hay kỹ thuật thẩm vấn tăng cường (tiếng Anh: enhanced interrogation techniques, viết tắt EIT), còn gọi "những quá trình thay thế" (alternative set of procedures), chỉ đến chương trình tra tấn người tù của chính phủ liên bang Hoa Kỳ vào thời Tổng thống George W. Bush. Chương trình được điều hành bởi Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), và một số đơn vị trong Quân đội Hoa Kỳ tại các khu vực đen ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Bagram, vịnh Guantánamo, và Abu Ghraib, do các viên chức trong chính quyền Bush cho phép.[1][2][3][4] Tuy không rõ bao nhiêu người tù bị thẩm vấn theo kiểu này, CIA đã công nhận đã trấn nước những người bị nghi ngờ có liên quan đến các sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, nhất là Abu Zubaydah, Khalid Shaikh Mohammed, và Mohammed al-Qahtani.[5] Ngoài ra, một ủy ban Thượng viện cho biết rằng CIA cũng trấn nước Abd al-Rahim al-Nashiri, và có hình chụp một ván nước và các thùng nước chung quanh tại một nhà tù CIA trong khi CIA cho rằng không ai bị trấn nước tại nhà tù này.[6][7][8]

Chương trình thẩm vấn nâng cao gây tranh luận về sự thích hợp với các đạo luật chống tra tấn của Mỹ hoặc các luật quốc tế như Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc. Năm 2005, CIA phá các băng video chiếu người tù bị tra tấn; lý lẽ bào chữa nội bộ cho rằng các video ghê khiếp đến độ "tàn phá CIA", và rằng "sự chỉ trích vì tàn phá [các băng] thua sự chỉ trích nếu các băng được để lộ ra phạm vi công cộng."[9][10][11][12] Juan Mendez, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Tra tấn, tuyên bố rằng trấn nước là một cách tra tấn – "trái đạo đức và bất hợp pháp", và năm 2008, 56 đảng viên Dân chủ trong Hạ viện yêu cầu một điều tra độc lập.[13][14][15][16]

Cuộc xem lại các chương trình thẩm vấn và cầm giữ do một ủy ban độc lập và phi đảng phái thực hiện vào những năm sau các sự kiện 11 tháng 9 kết luận rằng "không thể bàn cãi, Hoa Kỳ từng thực hành việc tra tấn" và rằng các viên chức cấp cao nhất của nước Mỹ cuối cùng phải chịu trách nhiệm vì các hành động này.[17] Các viên chức Mỹ và châu Âu, bao gồm cựu giám đốc CIA Leon Panetta, các cựu nhân viên CIA, một công tố viên Guantánamo, và một thẩm phán của tòa án quân sự đã cho rằng "thẩm vấn nâng cao" là một cách gọi trại của tra tấn.[18][19][20][21][22] Năm 2009, Tổng thống Barack Obama và Tổng chưởng lý Eric Holder đều tuyên bố rằng một số kỹ thuật này là tra tấn và phản đối sử dụng chúng.[23][24] Hai ông đều từ chối điều tra các viên chức của CIA, Bộ Quốc phòng, hoặc chính quyền Bush mà cho phép chương trình, trong khi bỏ ngõ cửa triệu tập một "Ủy ban Sự thật" nhằm mục đích điều tra, để "giải thích tiếp".[25]

Tháng 7 năm 2014, Tòa án Nhân quyền châu Âu chính thức quyết định rằng thẩm vấn nâng cao là tra tấn và đòi Ba Lan phải bồi thường những người bị tra tấn tại một khu vực đen của CIA ở nước đó.[26] Ba Lan đang chống án.[27] Tháng 12 năm 2014, Ủy ban Đặc biệt về Tình báo của Thượng viện xuất bản công khai vào khoảng 10% của một bản báo cáo về việc thẩm vấn nâng cao tại CIA vào thời Bush.

Tham khảo

  1. ^ McCoy, Alfred (2007). A Question of Torture: CIA Interrogation, from the Cold War to the War on Terror (bằng tiếng Anh). Henry Holt & Co. tr. 16–17. ISBN 978-0-8050-8248-7.
  2. ^ Baquet, Dean (ngày 7 tháng 8 năm 2014). “The Executive Editor on the Word 'Torture'. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ Siems, Larry (ngày 20 tháng 4 năm 2012). “How America Came to Torture Its Prisoners”. Slate (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ McGreal, Chris (ngày 5 tháng 4 năm 2012). “Former senior Bush official on torture: 'I think what they did was wrong'. The Guardian (bằng tiếng Anh). Guardian Media Group. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ Knickerbocker, Brad (ngày 12 tháng 4 năm 2014). “Senate report: Interrogation methods 'far worse' than CIA acknowledged”. The Christian Science Monitor (bằng tiếng Anh). Hội Xuất bản Khoa học Kitô giáo. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ Mazzeti, Mark (ngày 9 tháng 12 năm 2014). “Senate Torture Report Faults C.I.A. for Brutality and Deceit”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ Mazzeti, Mark; Shane, Scott (ngày 25 tháng 8 năm 2009). “C.I.A. Abuse Cases Detailed in Report on Detainees”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ “Counterterrorism Detention and Interrogation Activities (September 2001 – October 2003” (PDF) (bằng tiếng Anh). Văn phòng Tổng thanh tra Cơ quan Tình báo Trung ương. ngày 7 tháng 5 năm 2004.
  9. ^ Spillius, Alex (ngày 9 tháng 11 năm 2010). “No charges in CIA tape destroying case”. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). Telegraph Media Group. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ Taylor, Peter (ngày 9 tháng 5 năm 2012). “BBC News – 'Vomiting and screaming' in destroyed waterboarding tapes”. BBC News (bằng tiếng Anh). BBC. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  11. ^ Savage, Charlie (ngày 9 tháng 11 năm 2010). “No Criminal Charges Sought Over C.I.A. Tapes”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  12. ^ “No Charges in Case of Destroyed CIA Interrogation Tapes, Justice Official Says”. Fox News (bằng tiếng Anh). Fox Entertainment Group. ngày 9 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  13. ^ “PM – UN special rapporteur says waterboarding is torture”. ABC (bằng tiếng Anh). Australian Broadcasting Corporation. ngày 12 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ Shane, Scott (ngày 11 tháng 6 năm 2008). “Congress presses interrogation issue with administration officials”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times.
  15. ^ Goodenough, Patrick (ngày 18 tháng 11 năm 2010). “U.N. Torture Expert Says U.S. Should Probe Bush-Era Torture Claims With Intention to Prosecute”. Cybercast News Service (bằng tiếng Anh). Trung tâm Nghiên cứu về Báo chí. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  16. ^ Warrick, Joby (ngày 8 tháng 6 năm 2008). “Lawmakers Urge Special Counsel Probe of Harsh Interrogation Tactics” (bằng tiếng Anh). Công ty Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013.
  17. ^ Shane, Scott (ngày 16 tháng 4 năm 2013). “U.S. Practiced Torture After 9/11, Nonpartisan Review Concludes”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  18. ^ Williams, Brian (ngày 3 tháng 5 năm 2011). “Transcript of interview with CIA director Panetta”. MSNBC (Phỏng vấn) (bằng tiếng Anh). Phỏng vấn viên Brian Williams. NBCUniversal. Đã định rõ hơn một tham số trong |subject=|last= (trợ giúp)
  19. ^ McGreal, Chris (ngày 5 tháng 4 năm 2012). “Former senior Bush official on torture: 'I think what they did was wrong'. The Guardian (bằng tiếng Anh). Guardian Media Group.
  20. ^ Moore, Molly (ngày 9 tháng 6 năm 2007). “Council of Europe Report Gives Details on CIA Prisons”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Công ty Washington Post. Washington Post Foreign Service.
  21. ^ Shane, Scott; Savage, Charlie (ngày 3 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden Raid Revives Debate on Value of Torture”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times.
  22. ^ Montgomery, Devaid (ngày 22 tháng 2 năm 2013). “CIA whistleblower Kiriakou gets posh send-off to prison”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Công ty Washington Post. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  23. ^ “Obama names intel picks, vows no torture”. MSNBC (bằng tiếng Anh). NBCUniversal. Associated Press. ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  24. ^ Stout, David (ngày 15 tháng 1 năm 2009). “Holder Tells Senators Waterboarding is Torture”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times.
  25. ^ Schabner, Dean (ngày 21 tháng 4 năm 2009). “President Obama Discusses Possible Prosecution of Bush Administration Officials”. ABC News (bằng tiếng Anh). American Broadcasting Company.
  26. ^ “European court condemns Poland over secret CIA torture prisons”. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). Telegraph Media Group. AFP. ngày 24 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  27. ^ Lyman, Rick (ngày 24 tháng 10 năm 2014). “Poland Appeals European Court of Human Rights Ruling on C.I.A. 'Black Site'. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.

Xem thêm

Đọc thêm

  • Cole, David (2013). The Torture Memos: Rationalizing the unthinkable. The New Press. ISBN 9781595584939.
  • Grey, Stephen (2007) Ghost Plane: The True Story of the CIA Torture Program
  • Jones, Ishmael (2008, 2010) The Human Factor: Inside the CIA's Dysfunctional Intelligence Culture Encounter Books, New York. ISBN 978-1-59403-382-7.
  • Levi, William Ranney (2009) "Interrogation's Law"
  • McCoy, Alfred W. (2006) A Question Of Torture: CIA Interrogation from the Cold War to the War on Terror
  • U.S. Government, Coercive Interrogation: U.S. Views on Torture 1963–2003

Liên kết ngoài