Việc phát triển chiếc máy bay được bắt đầu từ năm 1937 theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Tối cao Nhật Bản. Kawasaki nhận được hợp đồng phát triển một kiểu máy bay ném bom tốc độ cao đạt được tốc độ 480 km/h ở độ cao 3.000 m (300 mph ở 10.000 ft), và có khả năng lên cao 5.000 m (16.400 ft) trong vòng mười phút. Nó chịu ảnh hưởng bởi chiếc máy bay ném bom Xô Viết Tupolev SB-2.
Kawasaki có ưu thế về kinh nghiệm khi từng thiết kế chiếc máy bay tiêm kích hạng nặng hai động cơ Ki-45. Đa số các vấn đề về kỹ thuật được giải quyết, tuy nhiên chiếc máy bay vẫn có những khuyết điểm. Nó chỉ mang được tải trọng bom 800 kg (1.764 lb), ít hơn cả chiếc máy bay tiêm kích-ném bomTyphoon một động cơ, và chỉ trang bị ba súng máy nên rất yếu kém trước máy bay tiêm kích đối phương. Đặc tính bay của chiếc Ki-48 cũng còn nhiều điểm cần được cải thiện. Nó bay chậm, và cho dù vỏ giáp yếu lại tương đối nặng và khó cơ động. Kiểu máy bay này không nhất thiết là một thất bại, nhưng là một nỗ lực không thành công để tạo ra một máy bay ném bom hiệu quả đủ tạo ra sự thách thức trước đối phương.[1]
Lịch sử hoạt động
Chiếc máy bay bắt đầu phục vụ tại Trung Hoa từ năm 1940, và được sử dụng rộng rãi cho đến hết chiến tranh, khi mà nhiều chiếc được chuyển đổi thành máy bay tấn công cảm tử Kamikaze trang bị một bom 800 kg (1.764 lb).
Các phiên bản
Ki-48
Bốn chiếc nguyên mẫu và năm chiếc tiền sản xuất.
Ki-48-Ia
Sản xuất từ năm 1940, 557 chiếc được chế tạo.
Ki-48Ib
Ki-48II
Ba chiếc nguyên mẫu.
Ki-48-IIa
Sản xuất từ tháng 4 năm 1942.
Ki-48IIb
Ki-48-IIc
Sản xuất từ năm 1943.
Ki-81
Phiên bản được đề nghị cải tiến từ Ki-48. Không được chế tạo.
Ki-174
Phiên bản tấn công đặc biệt một chỗ ngồi. Không được chế tạo.
^Jackson, Robert, The Encyclopedia of Military Aircraft, Parragon, 2002. ISBN 0-75258-130-9
Bueschel, Richard M. Kawasaki Ki.48-I/II Sokei in Japanese Army Air Force-CNAF & IPSF Service, Aircam No.32. Canterbury, Kent: Osprey Publishing Ltd., 1972. ISBN 0-85045-133-7.
Francillon, René J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam and Company, 1970 (2nd edition 1979). ISBN 0-370-30251-6.