Kali chromat |
---|
|
|
Danh pháp IUPAC | Potassium chromate |
---|
Tên khác | Chromic acid, (K2CrO4), dipotassium salt |
---|
|
Nhận dạng |
---|
Số CAS | 7789-00-6 |
---|
PubChem | 24597 |
---|
Số EINECS | 232-140-5 |
---|
ChEBI | 75249 |
---|
Số RTECS | GB2940000 |
---|
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
---|
SMILES |
[O-][Cr](=O)(=O)[O-].[K+].[K+]
|
---|
InChI | |
---|
Thuộc tính |
---|
Công thức phân tử | K2CrO4 |
---|
Khối lượng mol | 194,1922 g/mol |
---|
Bề ngoài | bột vàng |
---|
Mùi | không mùi |
---|
Khối lượng riêng | 2,732 g/cm³ |
---|
Điểm nóng chảy | 968 °C (1.241 K; 1.774 °F) |
---|
Điểm sôi | 1.000 °C (1.270 K; 1.830 °F) |
---|
Độ hòa tan trong nước | 62,9 g/100 mL (20°C) 75,1 g/100 mL (80°C) 79,2 g/100 mL (100°C) |
---|
Độ hòa tan | không hòa tan trong alcohol |
---|
MagSus | −3,9·10−6 cm³/mol |
---|
Chiết suất (nD) | 1,74 |
---|
Cấu trúc |
---|
Cấu trúc tinh thể | rhombic |
---|
Các nguy hiểm |
---|
Phân loại của EU | Carc. Cat. 2 Muta. Cat. 2 Toxic (T) Irritant (Xi) Nguy hiểm cho môi trường (N) |
---|
NFPA 704 |
|
---|
Chỉ dẫn R | R49, R46, R36/37/38, R43, R50/53 |
---|
Chỉ dẫn S | S53, S45, S60, S61 |
---|
Các hợp chất liên quan |
---|
Anion khác | Kali dichromat Kali molybdat Kali tungstat |
---|
Cation khác | Natri chromat Calci chromat Bari chromat |
---|
|
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
|
Kali Chromiat là hợp chất vô cơ với công thức hóa học K2CrO4. Chất rắn màu vàng này là muối kali của anion chromat. Đây là một hóa chất thông thường trong phòng thí nghiệm, trong khi đó natri chromat là một hợp chất quan trọng trong công nghiệp. Kali chromat là tác nhân gây ung thư nhóm 2 vì nó chứa chromi hóa trị 6.[1]
Cấu trúc
Kali chromat có hai dạng cấu trúc tinh thể được biết đến, cả hai đều tương tự với cấu trúc tinh thể của kali sunfat. Cấu trúc hình hộp chữ nhật của β-K2CrO4 là dạng phổ thông, nhưng nó chuyển thành cấu trúc dạng α ở nhiệt độ trên 66 °C.[2] Những cấu trúc này rất phức tạp, mặc dù muối sunfat có cấu trúc hình học tứ diện điển hình.[3]
Sản xuất và các phản ứng
Chất này được điều chế bằng phản ứng giữa kali dichromat với kali hydroxide.
Trong dung dịch, hoạt tính của kali và natri chromat tương tự nhau. Khi phản ứng với chì(II) nitrat, nó cho kết tủa màu vàng và hợp chất chì(II) chromat.
Ứng dụng
Không giống như muối natri chromat ít tốn kém hơn, muối kali chủ yếu được sử dụng cho công việc trong phòng thí nghiệm trong trường hợp đòi hỏi phải có muối khan. Nó là một chất oxy hóa trong tổng hợp hữu cơ. Nó được sử dụng như trong phân tích vô cơ định tính, ví dụ: như là một phép kiểm tra dùng màu cho các ion bạc. Nó cũng được sử dụng như là một chỉ thị cho phương pháp chuẩn độ kết tủa với bạc nitrat và natri chloride (chúng có thể được sử dụng như là tiêu chuẩn cũng như dung dịch chuẩn cho nhau) khi kali chromat chuyển sang màu đỏ nâu với sự hiện diện của ion bạc dư thừa.
Xuất hiện trong tự nhiên
Tarapacaite là dạng khoáng chất tự nhiên của kali chromat. Nó rất hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên và đến nay chỉ được biết đến tại một vài nơi trên sa mạc Atacama.[cần dẫn nguồn]
An toàn
Kali chromat là một tác nhân gây ung thư và là một chất oxy hóa mạnh.
Tham khảo
- ^ Potassium chromate information URL last accessed ngày 15 tháng 3 năm 2007
- ^ Gerd Anger, Jost Halstenberg, Klaus Hochgeschwender, Christoph Scherhag, Ulrich Korallus, Herbert Knopf, Peter Schmidt, Manfred Ohlinger, "Chromium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2005. doi:10.1002/14356007.a07_067
- ^ Gaultier, M.; Pannetier, G. "Structure cristalline de la forme 'basse temperature' du sulfate de potassium K2SO4-beta" (Crystal structure of the "low temperature" β-form of potassium sulfate) Bulletin de la Societe Chimique de France 1968, vol. 1, pp. 105-12.