Họ Tôm hùm không càng

Họ Tôm hùm không càng
Thời điểm hóa thạch: 110–0 triệu năm trước đây
Một con tôm rồng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Achelata
Họ (familia)Palinuridae
Latreille, 1802

Họ Tôm hùm không càng hay còn gọi họ Tôm hùm gai, hay là họ Tôm rồng (danh pháp khoa học: Palinuridae) là một họ tôm ở biển gồm có hơn 60 loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Tên gọi tôm rồng đôi khi dễ nhầm lẫn với loại tôm hùm đất, cũng được gọi là tôm rồng. Các loài tôm hùm có ở vùng biển Việt Nam thuộc họ này. Đây là loài tôm có giá trị kinh tế cao và được khai thác nhiều cùng với loài họ hàng của nó là tôm hùm càng.

Đặc điểm

Cơ thể

Tôm rồng có kích thước lớn trong các loại tôm hùm. Chúng có chiều dài từ 25 cm đến 40 cm và cân nặng 250g. Tôm rồng có bộ giáp mũ rắn chắc, và có nhiều sắc màu rực rỡ, trong đó có nhiều loài có màu sắc đỏ là chủ đạo, chúng có 10 chân to, khỏe với nhiều gai nhọn trông rất dữ tợn. Đặc biệt là hai cặp râu ở phía trước rất dài

Chúng có cấu tạo khác với các loài tôm thông thường, phần đầu và ngực mập, to, phần bụng nhỏ và ngắn, các chân bơi thoái hóa, chủ yếu là thích nghi với các hoạt động bò dưới biển. Tôm sống trong vùng biển ấm, sống ở vùng đáy biển, ban ngày ẩn náu trong các khe đá, ban đêm ra kiếm mồi. Tôm rồng bơi không được giỏi do cấu tạo cơ thể, chúng khá vụng về.

Cũng như những loài tôm khác, tôm rồng cũng lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tuy nhiên, tôm rồng có chu kỳ lột xác dài hơn, do đó tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn. Tôm rồng nuôi trong lồng sau thời gian từ 18 tháng trở đi mới đạt giá trị thương phẩm, cỡ 1 kg trở lên.

Tập tính

Tôm rồng là loài ăn tạp, trong tự nhiên và cũng như nuôi thương phẩm. Thức ăn chủ yếu là cá, giáp xác và nhuyễn thể. Môi trường sống của chúng thường là những nơi nước sạch, có hang hốc, san hô, chất đáy ở tầng đáy sạch, độ mặn cao (>30‰) và nhiệt độ nước luôn ổn định trong khoảng 22 - 320C.

Các chi

Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm:

Giá trị

Một món mì xào tôm hùm kiểu Quảng Đông

Thịt tôm hùm đã được xem là vua của các loài hải sản, là đặc sản của vùng biển vào mùa đông lúc tôm hùm còn nặng những tảng gạch son. Gạch đóng thành một dọc vàng ươm ở sống lưng con tôm, gạch là một mảng lớn đóng nơi đầu tôm.[1] Tôm hùm là món ăn thường được bán tại các nhà hàng.[1][2] Ở Việt Nam, tôm hùm chủ yếu xuất bán sang Trung Quốc.[3] Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa... Mùa khai thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.

Trong văn hóa

Vua Thiệu Trị trên đường ra Hà Nội nhận phong của nhà Thanh, khi ngang qua tỉnh Quảng Bình có hỏi thăm 2 vị bô lão về chuyện con tôm lạ:[4]

Vua lại hỏi : “Giống tôm ở thôn Động Hải cứu vớt được người, chuyện ấy có thực không ?”. Hai già thưa rằng : “Có câu chuyện ấy”. Vua nói : “Đó cũng là một chuyện lạ! Hoàng Quýnh năm trước làm việc ở đây đã biết việc này, có chép ở tập Văn Kiến tùng thoại. (Năm Minh Mệnh thứ 7, ở thôn Động Hải, thành Quảng Bình, có người đánh cá, bắt được một con tôm to, dài tới vài thước, khắp mình có vết như gấm, râu mọc cứng, dài và lớn bằng thân mà cụt mất 1 cái. Đem tôm ra chợ bán ai cũng lấy làm lạ. Có người nhà Thanh, họ Tạ, kiều cư tại đấy mua về sắp đem làm thịt, một người họ Dương, ở gần nhà, can rằng : không nên ăn, rồi bỏ tiền ra chuộc đem thả xuống sông, con tôm nhảy luôn ra biển. Sau đó, người họ Dương làm nghề buôn bán, đáp thuyền ra biển, bỗng gặp cơn sóng, gió, thuyền đắm, họ Dương sắp bị chìm xuống đáy biển, chợt bíu được một tấm ván, theo sóng trôi giạt, may được vào bờ. Dương nhìn ra thì vật để cho mình bíu chính là con tôm ngày trước mình đã thả, râu cụt y như xưa, có thể nhận rõ. Dương cúi đầu vái tạ, con tôm liền ẩn mình xuống dưới sông, rồi không trông thấy nữa).

Tham khảo

  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “Tôm hùm chết hàng loạt”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Tôm hùm rớt giá bất thường”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (tập 06). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.

Đọc thêm

  • Harold W. Sims Jr. (1965). "Let's call the spiny lobster "spiny lobster"". Crustaceana 8 (1): 109–110. doi:10.1163/156854065X00613. JSTOR 20102626.
  • Ferran Palero, Keith A. Crandall, Pere Abelló, Enrique Macpherson & Marta Pascual (2009). "Phylogenetic relationships between spiny, slipper and coral lobsters (Crustacea, Decapoda, Achelata)" (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution 50: 152–162.
  • R. N. Lipcius & D. B. Eggleston (2000). "Introduction: Eecology and fishery biology of spiny lobsters". In Bruce F. Phillips & J. Kittaka. Spiny Lobsters: Fisheries and Culture (2nd ed.). John Wiley & Sons. pp. 1–42. ISBN 978-0-85238-264-6.
  • Shane T. Ahyong, James K. Lowry, Miguel Alonso, Roger N. Bamber, Geoffrey A. Boxshall, Peter Castro, Sarah Gerken, Gordan S. Karaman, Joseph W. Goy, Diana S. Jones, Kenneth Meland, D. Christopher Rogers & Jörundur Svavarsson (2011). Subphylum Crustacea Brünnich, 1772 (PDF). In Z.-Q. Zhang. "Animal biodiversity: an outline of higher-level classification and survey of taxonomic richness". Zootaxa 3148: 165–191.
  • Michael Türkay (2011). "Palinuridae". World Register of Marine Species. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2012.
  • Victoria Jaggard (ngày 3 tháng 5 năm 2007). "Photo in the news: oldest lobster fossil found in Mexico". National Geographic.
  • Sue Wesson (2005). "Murni Dhungang Jirrar Living in the Illawarra - Aboriginal people and wild resource use" (PDF). Department of Environment, Climate Change and Water. p. 22.
  • John D. Cutnell & Kenneth W. Johnson (2007). Physics (7th ed.). p. 1088. ISBN 978-0-471-66315-7.
  • The Miles Kelly Book of Life. Great Bardfield, Essex: Miles Kelly Publishing. 2006.
  • John Roach (ngày 28 tháng 7 năm 2004). "Decoding spiny lobsters' violin-like screech". National Geographic News.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (tập 06). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.

Liên kết ngoài