Năm 1604, chúa Nguyễn Hoàng nâng huyện Điện Bàn thành phủ, nhập vào trấn Quảng Nam với 5 huyện Tân Phúc, An Nông, Hòa Vinh, Diên Khánh, Phú Chân. Hòa Vinh là tên cũ của huyện Hòa Vang.
Năm 1887, tách 5 xã Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây thuộc tổng Bình Thái hạ để giao cho thực dân Pháp thành lập nhượng địa Tourane.
Năm Thành Thái thứ 11 (1899-1900), tách phần phía Tây các huyện Hòa Vang, Diên Khánh, Duy Xuyên của phủ Điện Bàn để thành lập huyện Đại Lộc, dời huyện lỵ từ xã Ái Nghĩa về xã Bình Thuận
Năm 1901, lấy thêm 8 xã Xuân Đán, Bình Thuận, Đông Hà Khê, Thạc Gián, Thanh Khê, Yên Khê, Liên Trì, Xuân Hoà của huyện Hòa Vang và 6 xã An Hải, Tân Thái, Nại Hiên Đông, Mân Quang, Vĩnh Yên của huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn nhập thành thị xã nhượng địa Đà Nẵng.
Sau năm 1945, tất cả phủ và huyện đều được thống nhất gọi là huyện, đặt dưới quyền trực tiếp của tỉnh. Huyện Hòa Vang lúc này có 158 làng xã phường thôn vạn.[2]
Năm 1946, Quảng Nam hợp xã lần thứ nhất, 158 xã của huyện Hoà Vang hợp thành 28 xã mới: An Định, An Bắc, An Đông, An Sơn, An Tây, Bắc Sơn, Bình Hoà, Diêu Đài, Đa Hoà, Hoà Bắc, Liên An, Liên Minh, Nam An, Phước Hiệp, Phú Thọ, Quang Hiệp, Sơn Nam, Thạch Thất, Thanh Lương, Thanh Tân, Thanh Sơn, Tân Hiệp, Thái Sơn, Thuận Thành, Thanh Xuân, Trung An, Thanh Phong, Thanh Thái.[2]
Năm 1947, Hòa Vang hợp xã lần thứ hai, còn 15 xã: Hoà Ngọc, Hoà Thái, Hoà Phước, Hoà Phong, Hoà Châu, Hoà Bình, Hoà An, Hoà Thắng, Hoà Hiệp, Hoà Hải, Hoà Xuân, Hoà Thanh, Hoà Tân, Hoà Minh, Hoà Khánh
Năm 1950, huyện Hòa Vang hợp xã lần thứ ba, còn 8 xã Hoà Liên[3], Hoà Khương, Hoà Nhơn, Hoà Ninh, Hoà Tiến, Hoà Mỹ, Hoà Thắng, Hoà Quý
Ngày 12 tháng 6, 1954, tách xã Hòa Liên thành 4 xã Hoà Thái, Hoà Đình, Hoà Vân, Hoà Trung[2][4]
Việt Nam Cộng hòa
Huyện Hòa Vang cũ chia thành 2 quận, quận Hòa Vang và quận Hòa Tân, cùng thuộc tỉnh Quảng Nam
Ngày 13 tháng 7 năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa trước thuộc tỉnh Thừa Thiên thành xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang, đặt dưới quyền một phái viên hành chánh[8]
Sau năm 1975, huyện Hòa Vang trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ban đầu bao gồm 16 xã: Hòa Châu, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Minh, Hòa Nhơn, Hòa Phát, Hòa Phong, Hòa Phước, Hòa Quý, Hòa Sơn, Hòa Thọ, Hòa Tiến và Hòa Xuân.
Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 79-HĐBT.[9] về việc:
Chia xã Hòa Liên thành 2 xã: Hòa Bắc và Hòa Liên
Chia xã Hòa Sơn thành 2 xã: Hòa Sơn và Hòa Ninh.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 194-HĐBT về việc thành lập huyện Hoàng Sa bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây.[10]
Ngày 11 tháng 1 năm 1986, chia xã Hòa Phong thành 2 xã: Hòa Phong và Hòa Phú.[11]
Ngày 6 tháng 12 năm 1996, kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa IX ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.[12] Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, huyện Hòa Vang trực thuộc thành phố Đà Nẵng, bao gồm 19 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Minh, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phát, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Quý, Hòa Sơn, Hòa Thọ, Hòa Tiến và Hòa Xuân.
Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP.[13] Theo đó:
Tách 2 xã: Hòa Quý và Hòa Hải để thành lập quận Ngũ Hành Sơn
Tách 3 xã: Hòa Hiệp, Hòa Khánh và Hòa Minh để thành lập quận Liên Chiểu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Hòa Vang còn lại 73.749 ha diện tích tự nhiên và 132.042 người, gồm 14 xã: Hòa Tiến, Hòa Sơn, Hòa Phát, Hòa Thọ (huyện lỵ), Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Xuân, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú.
Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2005/NĐ-CP.[14] Theo đó, tách 3 xã: Hòa Phát, Hòa Thọ và Hòa Xuân để thành lập quận Cẩm Lệ.
Huyện Hòa Vang còn lại 70.733 ha diện tích tự nhiên và 106.746 người với 11 xã trực thuộc, bao gồm: Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Bắc. Huyện lỵ dời về xã Hòa Phong.
Kinh tế huyện Hòa Vang phát triển đa dạng với đủ loại ngành nghề. Phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dệt lụa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, một bộ phận nhỏ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch...
Hòa Vang có các trường trung học phổ thông Phạm Phú Thứ ở Hòa Sơn, Ông Ích Khiêm ở Hòa Phong, Phan Thành Tài ở Hòa Châu. Một trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp tại Hòa Phong. Mỗi xã đều có 1 trường THCS (cấp 2) và ít nhất có 1 trường tiểu học.
Truyền thống
Hòa Vang là địa danh nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
^ abcNguyễn, Quang Ân (1997). Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính : 1945-1997. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
^sách Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính chép nhầm thành Hòa Vân
^Quyết định số 328-QĐ/TOC của Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Quảng Nam
^sách Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính chép nhầm thành Hòa Phương, Thống kê của Phủ Thủ-tướng Việt Nam Cộng hòa năm 1965 chép là Hòa Thượng