Hình lưỡi liềm

Một Mặt Trăng lưỡi liềm đầu tháng (được chiếu sáng 23%) thể hiện màu đỏ ở thấp trên đường chân trời phía tây, được thấy ở Berlin vào tháng 10 2018, chụp lúc sau hoàng hôn thiên văn (và vài phút trước khi trăng lặn).
Hình trăng lưỡi liềm cách điệu này được vẽ bằng cách xóa đi phần giao của một hình tròn nhỏ từ một hình tròn lớn.
Với thiết kế chính xác này của hình trăng lưỡi liềm, các đầu mút đối diện nhau qua đường kính trên cung tròn của mặt trăng.

Hình lưỡi liềm (tiếng Anh: crescent, /ˈkrɛsənt/, UK: /ˈkrɛzənt/)[1] là một biểu tượng hoặc hình tượng trưng (emblem) dùng để mô tả một pha Mặt Trăng khuyết trong phần tư đầu tiên hoặc phần tư cuối cùng của một tháng âm lịch, hoặc nó cũng có thể được sử dụng khái quát hơn, là biểu tượng cho chính Mặt Trăng.

Trong Hindu giáo, thần Shiva thường được thể hiện với hình trăng lưỡi liềm cài trên đầu, là biểu tượng rằng vị thần là bất diệt và chế ngự thời gian.

Hình lưỡi liềm cũng là ký hiệu của Mặt Trăng trong chiêm tinh,[2] và do đó cũng là ký hiệu của bạc trong giả kim thuật.[3] Nó cũng là hình tượng trưng của nữ thần Diana/Artemis, và do đó cũng tượng trưng cho sự trinh tiết. Trong Kitô giáo, nó gắn liền với Đức Trinh nữ Maria.

Bởi biểu tượng này được sử dụng làm hình chạm đầu mái của các nhà thờ Hồi giáo thời Ottoman, nó cũng đã trở thành một biểu tượng chung của Hồi giáo, và hình lưỡi liềm đã bắt đầu được sử dụng trong huy hiệu dành cho các tuyên úy theo Hồi giáo trong quân đội Hoa Kỳ vào năm 1993.[4]

Hình lưỡi liềm được mô tả trong hình dạng của một biển hiệu đèn sáng.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ từ tiếng tiếng Anh Trung cổ cressaunt 'vật trang trí hình lưỡi liềm'; từ tiếng Pháp cổ creissant 'hình liềm'; từ Latinh crēscēns 'non, đang mọc'. Xem các ví dụ sau:
    • “crescent”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
    • “crescent”. CollinsDictionary.com. HarperCollins.
    • “crescent”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
  2. ^ Neugebauer, Otto; Van Hoesen, H. B. (1987). Greek Horoscopes. pp. 1, 159, 163.
  3. ^ Alchemy and Symbols, By M. E. Glidewell, Epsilon.
  4. ^ On ngày 14 tháng 12 năm 1992, the Army Chief of Chaplains requested that an insignia be created for future Muslim chaplains, and the design (a crescent) was completed ngày 8 tháng 1 năm 1993. Emerson, William K., Encyclopedia of United States Army Insignia and Uniforms (1996), p. 269f. Prior to its association with Islam, a crescent badge had already been used in the US military for the rank of commissary sergeant (Emerson 1996:261f).