Hang Thẩm Khuyên

Thẩm Khuyên trên bản đồ Việt Nam
Thẩm Khuyên
Thẩm Khuyên
Thẩm Khuyên (Việt Nam)

Hang Thẩm Khuyên, còn gọi là hang Kéo Lèng, là hang dạng karst trong núi Phia Gà trong vùng đất bản Còn Nưa xã Tân Văn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.[1][2][3][4]

Núi Phia Gà là thành phần của dãy núi đá vôi Điềm He - Bình Gia. Nó tạo ra thung lũng, có Quốc lộ 1B chạy xuyên qua và cách di tích chừng 100 m. Hang cách thị trấn Bình Gia 7 km về hướng đông nam, cách thành phố Lạng Sơn 68 km. Theo tiếng Tày - Nùng thì "thẩm" hay "thẳm" có nghĩa là "hang".[5][6][7][Ghi chú 1]

Di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2015 QĐ/BT ngày 16 tháng 12 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.[5]

Di chỉ tiền sử

Hang đã được người dân biết đến từ lâu.[4]

Năm 1906 nhà khảo cổ PhápHenri Mansuy đã phát hiện đây là các di chỉ của người tiền sử và thực hiện khai quật các hang, lập ra văn hóa Bắc Sơn. Di chỉ này có chứa các hiện vật công cụ đồ đáđồ gốm thuộc hậu kỳ đồ đá mới (late Neolithic). Chừng 15 năm sau ông lại cùng với Madeleine Colani phát hiện ra trong một di chỉ khảo cổ học 27 di vật như vậy mà có thể theo các dấu hiệu nhất định thì là thuộc cùng văn hóa Bắc Sơn. Các di cốt người cũng được tìm thấy ở đây [8][9]. Tuy nhiên có thể vì những lý do tự cường, các tài liệu khoa học đại chúng không nhắc đến các công trình đó, thậm chí còn coi "3 di tích quan trọng... được phát hiện trong những năm 1960".

Năm 1964, Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng với chuyên viên Viện Cổ sinh CHDC Đức (cũ) [Ghi chú 2] đã khai quật di tích, sau đó Viện Khảo cổ tiếp tục khai quật. Kết quả đã thu được một số mẫu hóa thạch xương động vật trong lớp trầm tích, là những chiếc răng rời phần lớn chân răng đã bị hủy hoại do bị gặm nhấm, vài chục chiếc răng hóa thạch của đười ươi, voi, hàng trăm răng khỉ đuôi dài, 9 chiếc răng người vượn, 1 chiếc răng vượn khổng lồ [Ghi chú 3]. Hầu hết răng hóa thạch của người ở đây đều mang đặc tính nguyên thủy [10].

Năm 1993 đoàn cổ sinh học hỗn hợp Mỹ - Úc đã khảo sát và thu lượm một số mẫu trầm tíchhóa thạch. Trên cơ sở nghiên cứu có thể khẳng định di tích Thẩm Khuyên này có niên đại vào khoảng 250 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước), vào trung kỳ thế Pleistocen. Hiện nay các hiện vật hóa thạch được lưu trữ tại Viện Khảo cổ học ở Hà Nội [5].

Dẫu vậy cần lưu ý rằng các tư liệu khảo cổ từ 1964 nói trên có những điểm chưa rõ ràng:

Sự kiện tâm linh, lịch sử

Theo trang "Di tích lịch sử văn hóa" thì người già trong vùng vẫn kể rằng: ngày xưa, khi giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, khi chúng đến vùng đất Bản Hấu, dân làng đã rủ nhau vào trong hang Thẩm Khuyên trốn giặc. Giặc đã chặt cây xuống lấp miệng hang để khô rồi đốt cháy dân làng trong đó. Hầu hết dân làng đã bị chết thiêu, đa số là người già và trẻ em, trừ một số người tìm được ngách hang thông lên trên thì mới thoát nạn. Ngày trước khi vào hang tìm phân dơi còn thấy những lớp vỏ trấu cháy khô do thóc gạo dân làng đem vào hang tránh giặc bị đốt cháy. Hang Thẩm Khuyên vì thế đã trở thành một địa điểm linh thiêng đối với dân làng vì biết bao người con của làng đã đắp chiếu ở đó.[5]

Tiềm năng du lịch

Hang Thẩm Khuyên cùng với hang Thẩm Hai tạo thành chuỗi các điểm du lịch văn hóa, tìm hiểu về di tích khảo cổ học tiền - sơ sử ở Lạng Sơn.

Ghi chú

  1. ^ Giới thiệu chung huyện Bình Gia có nêu "toàn huyện hiện có 3 di tích khảo cổ cấp quốc gia (hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai và hang Kéo Lèng)". Tuy nhiên tìm kiếm Google "hang Kéo Lèng" đều dẫn đến "hang Thẩm Khuyên", và có văn bản thì nêu "hang Thẩm Khuyên còn gọi là Kéo Lèng".
  2. ^ Tại CHDC Đức (cũ) chỉ có 1 viện về khảo cổ họcZentralinstitut für Alte Geschichte und Archäologie der AdW, viết tắt là ZIAGA, Viện Khảo cổ và Cổ sử Trung ương, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đức.
  3. ^ Vượn khổng lồ Gigantopithecus được xác định là có mặt ở bắc Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và bắc phần bán đảo Đông Dương, sống vào hồi từ 5 Ma BP đến 100 Ka BP, và là địch thủ nặng ký của người tiền sử nhưng bị tuyệt chủng không rõ lý do.

Tham khảo

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-57-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 38/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... lập bản đồ tỉnh Lạng Sơn. Bản này ghi tên núi Phia Giàng. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 30/11/2019.
  4. ^ a b Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Lạng Sơn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, 23/04/2018. Truy cập 15/01/2019.
  5. ^ a b c d Hang Thẩm Khuyên Lưu trữ 2019-04-11 tại Wayback Machine. Di tích Lịch sử Văn hóa Online, 2012. Truy cập 15/01/2016.
  6. ^ Hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) – Di chỉ thời đại đồ đá cũ. Cổ vật Vietnam, 11/06/2017. Truy cập 15/01/2016.
  7. ^ Giới thiệu chung huyện Bình Gia. Trang TTĐT huyện, 2015. Truy cập 15/01/2016.
  8. ^ Helmut Hermann Ernst Loofs-Wissowa: Südost Asiens Fundamente, Safari-Verlag, 1964, p. 282, 295.
  9. ^ Madeleine Colani. Bulletin de l'Institut indochinois pour l'étude de l'homme, Hanoi, IDEO, 1944
  10. ^ R Ciochon, V T Long, R Larick, L González, R Grün, J de Vos, C Yonge, L Taylor, H Yoshida, M Reagan. 1996. Dated co-occurrence of Homo erectus and Gigantopithecus from Tham Khuyen Cave, Vietnam. PNAS 93(7): 3016–3020
  11. ^ Early Modern Homo sapiens Lưu trữ 2015-04-30 tại Wayback Machine. anthro.palomar, 2013. Truy cập 15/01/2016.
  12. ^ Antón S. C. (2003). “Natural history of Homo erectus”. Am. J. Phys. Anthropol. 122: 126–170. doi:10.1002/ajpa.10399.

Xem thêm

Liên kết ngoài