Hang Hươu

Hang Hươu
Gua Rusa
Lối vào hang Hươu
Vị tríVườn quốc gia Gunung Mulu, Sarawak[1]
Tọa độ4°7′55″B 114°55′8″Đ / 4,13194°B 114,91889°Đ / 4.13194; 114.91889
Chiều dài2,160 m[1]
Biến đổi chiều cao196.64m[1]
Khám phá1961[1]
Lối vào1
Hang trưng bày mở1985[2]
Đặc trưngHang động lớn thứ 2 thế giới[1]
Trang mạngTrang chính

Hang Hươu (tiếng Mã Lai: Gua Rusa) là một hang ở Borneo, Malaysia, trong Vườn quốc gia Gunung Mulu, một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Hang Hươu có chiều cao 196.64 m, rộng 90 m, dài 2 km, từng được xem là hang lớn nhất thế giới cho đến thời điểm năm 2009 khi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố hang Sơn Đoòng trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ BàngQuảng Bình, Việt Nam, là hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất gần 9 km là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.[3][4]

Miêu tả và lịch sử khảo sát

Hang động đã được lập bản đồ chuyên sâu bởi một đoàn thám kiểm của Hiệp hội Địa Lý Hoàng gia Anh vào năm 1978. Các phép đo cho thấy hang có chiều rộng 174 mét, cao 122 mét ở một đoạn xuyên núi với độ dài khoảng 1 km . Cuộc khảo sát tiếp theo vào năm 2009 đã tăng chiều dài hang lên 4,1 km và kết nối với hang Lang, một hang động khác trong khu vực. Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi viện Hoffman tại Đại học Western Kentucky cho thấy diện tích mặt cắt ngang tối đa ở lối đi phía Nam rộng hơn.

Hang Deer ăn c*t

Tham khảo

  1. ^ a b c d e “Deer Cave”. The Mulu Caves Project. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ Yi Chuan, Shi (2010). “Gunung Mulu National Park”. World Heritage Datasheet. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ “World's largest grotto unveiled in Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Britons claim to find world's largest cave, Daily Telegraph, 1-5-2009

Liên kết ngoài