Họ Cá mặt trăng

Họ Cá mặt trăng
Khoảng thời gian tồn tại: Upper Eocene–nay[1]
Lỗi biểu thức: Dư toán tử <

Lỗi biểu thức: Dư toán tử <

Mola mola
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Phân bộ: Tetraodontoidei
Họ: Molidae
Bonaparte, 1832
Các chi[2]

Họ Cá mặt trăng (danh pháp khoa học: Molidae) là một họ thuộc bộ Cá nóc (Tetraodontiformes).[3] Loài điển hình của họ này là cá mặt trăng (Mola mola).

Từ nguyên

Mola là từ trong tiếng Latinh nghĩa là thớt cối xay, để nói tới hình dạng gần như tròn của các loài cá trong họ này.[3]

Phân bố

Các loài trong họ này phân bố rộng khắp trong các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên thế giới.[3]

Đặc điểm

Là các loài cá to lớn, với chiều dài tổng cộng trong khoảng 100–337 xentimét (3,28–11,06 ft).[4][5] Miệng nhỏ xíu. Răng hợp nhất và giống như mỏ. Hàm với 2 răng hợp nhất. Mỗi bên đầu có 2 lỗ mũi nhỏ. Vây lưng và vây hậu môn không tia gai nhưng cung cấp sức mạnh để chuyển động. Không cuống đuôi. Vây đuôi (khi có mặt) thực tế là một loại vây giả đuôi, được hình thành từ sự di chuyển của các tia vây lưng và vây hậu môn về phía sau. Không đường bên. Không bong bóng. Đốt sống 16-18. Không vây bụng. Lớp da giống như da thú và dày. Các khe mang nhỏ, ở phía trước vây ngực. Phần lưng màu xám, hai bên thân màu nâu xám bạc, màu nhạt hơn hoặc xỉn màu về phía bụng. Hai loài có thể phát triển tới chiều dài khoảng 3 m, nặng nhất tới 1.500 kg. Khả năng sinh sản có thể tới khoảng 300 triệu trứng ở Mola mola. Cá non có gai và khác biệt rõ rệt so với cá trưởng thành. Bơi chậm, ăn sinh vật phiêu sinh ở tầng mặt biển khơi; một số loài ăn sứa nhưng cũng ăn cả tảo, động vật giáp xác và cá.[3]

Các chi và loài

Còn sinh tồn

Họ này chỉ có 5 loài còn sinh tồn trong 3 chi:[3]

Hóa thạch

Các hóa thạch đã biết của họ này có niên đại tới thế Eocen với chi Eomola chứa loài E. bimaxillaria Tyler & Bannikov, 1992 được biết đến từ Thượng Eocen ở Bắc Kavkaz. Chi hóa thạch thứ hai là Austromola cũng chứa 1 loài là Austromola angerhoferi Gregorova, Schultz, Harzhauser & Kroh, 2009, được biến đến từ thành hệ Ebelsberg Hạ Miocen gần Pucking, Áo. Loài này là cá sinh sống trong biển Paratethys và ước tính dài tới 320 cm (130 in). Ít nhất một loài hóa thạch của chi MolaMola pileata (van Beneden, 1881) được biết đến từ Thượng và Trung Miocen ở châu Âu với có thể là loài hóa thạch thứ hai của chi này tìm thấy trong địa tầng Hạ Miocen ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Chi Ranzania có 5 loài hóa thạch là R. grahami Weems, 1985R. tenneyorum Weems, 1985, cả hai đều từ thành hệ Calvert Trung Miocen ở Virginia, Hoa Kỳ; R. zappai Carnevale, 2007 từ Trung Miocen ở Italia; R. ogaii Uyeno & Sakamoto, 1994 từ Trung Miocen ở Nhật Bản; và một loài chưa dược đặt tên từ Thượng Miocen ở Algérie.[6]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Tyler, James C.; Bannikov, Alexandre F. (1992). “New genus of primitive ocean sunfish with separate premaxillae from the Eocene of Southwest Russia (Molidae, Tetraodontiformes)”. Copeia. Copeia, Vol. 1992, No. 4. 1992 (4): 1014–1023. doi:10.2307/1446631. JSTOR 1446631.
  2. ^ Matsuura, K. (2014): Taxonomy and systematics of tetraodontiform fish: a review focusing primarily on progress in the period from 1980 to 2014. Ichthyological Research, 62 (1): 72-113.
  3. ^ a b c d e Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Molidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Ranzania laevis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Masturus lanceolatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Ruzena G., Schultz O., Harzhauser M., Kroh A. & Ćorić S., 2009. A Giant Early Miocene Sunfish from the North Alpine Foreland Basin (Austria) and its Implication for Molid Phylogeny. Journal of Vertebrate Paleontology 29(2): 359–371.


Tham khảo