Quy tắc giao thông bên phải và giao thông bên trái là các quy tắc lưu thông cơ bản, trong đó xe cộ lưu thông nửa trái hoặc nửa phải của đường.[1] Điều này góp phần giảm bớt lưu lượng giao thông, tránh bị va chạm. Ban đầu, hầu hết các quốc gia đều lưu thông bên trái, ngày nay, có khoảng 66,1% dân số thế giới sống ở các nước lưu thông bên phải và 33,9% ở các nước lưu thông bên trái. Khoảng 72% tuyến đường trên thế giới lưu thông bên phải, 28% lưu thông bên trái.
Giao thông
Tính đồng nhất
Quy tắc giao thông bên trái
Giao thông phải giữ hướng là bên trái, trừ khi vượt thì chuyển sang bên phải.
Xe cộ đi theo hướng ngược lại được nhìn thấy từ bên phải.
Giao thông trên đảo an toàn (vòng xuyến hay vòng tránh) theo chiều kim đồng hồ.
Người đi bộ băng qua đường hai chiều phải chú ý từ bên phải trước tiên.
Các làn đường được thiết kế cho xe có tốc độ bình thường và làn xe rẽ trái là bên trái.
Trên đường 1 chiều, xe thô sơ đi trên làn bên trái, xe cơ giới đi trên làn bên phải.
Hầu hết các đường nhập làn và lối rẽ từ đường cao tốc đều ra ở phía bên trái.
Cửa lên xuống của ô tô buýt thường nằm ở bên trái xe.
Các loại xe đều phải vượt về bên phải, trừ một số trường hợp thì được phép vượt bên trái.
Hầu hết các loại ô tô có chỗ ngồi của lái xe (và vô lăng) ở phía bên phải. Tuy nhiên, một số nơi như quần đảo Virgin (Mỹ) tuy lái xe bên trái nhưng các phương tiện vận chuyển được trang bị vô lăng bên trái vì chúng hầu hết xuất xứ từ Mỹ và Brazil (hai quốc gia này lái xe bên phải và sử dụng ô tô có vô lăng bên trái).
Đèn đỏ có thể được phép rẽ trái.
Trên đường không có lối dành riêng cho người đi bộ, được khuyến khích là đi bộ ở bên trái.
Quy tắc giao thông bên phải
Giao thông phải giữ hướng là bên phải, trừ khi vượt thì chuyển sang bên trái.
Xe cộ đi ngược chiều được nhìn thấy từ bên trái.
Phải cắt qua dòng xe đi ngược chiều khi rẽ trái.
Hầu hết các biển báo giao thông được đặt ở bên phải đường.
Giao thông trên đảo an toàn (vòng xuyến hay vòng tránh) ngược chiều kim đồng hồ.
Người đi bộ băng qua đường hai chiều phải chú ý từ bên trái trước tiên.
Các làn đường được thiết kế cho xe có tốc độ bình thường và làn xe rẽ phải là bên phải.
Hầu hết các làn đường kép (tách ra từ đường cao tốc) đều ra ở phía bên phải.
Các loại xe đều phải vượt về bên trái, trừ một số trường hợp thì được phép vượt bên phải.
Hầu hết các loại ô tô có chỗ ngồi của lái xe ở phía bên trái.
Đèn đỏ có thể được phép rẽ phải.
Trên đường không có lối dành riêng cho người đi bộ, được khuyến khích là đi bộ ở bên phải. Tuy nhiên, tại một số nước quy định khi đi bộ thì đi lề bên trái. Khi đó, người đi bộ sẽ quan sát được xe dễ gây nguy hiểm là xe ngược chiều. Nếu quy định đi bộ bên phải, xe gây nguy hiềm thường là xe đi cùng chiều ở phía sau nên người đi bộ không biết để né tránh trong tình huống nguy hiểm.
Quốc gia lưu thông bên trái
Danh sách quốc gia lưu thông bên trái
Chú thích: In nghiêng là năm mà giao thông chuyển sang bên trái.
Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì thuyền bè đi lại trên sông, nhất là những nơi tụ tập đông đúc thì từ cuối thế kỷ XVIII đã có lệ phải phải ép bên phải. Đó là theo lệnh của quan điều khiển tên là Nghi Biểu ở Gia Định vốn thấy ghe thuyền đi lại đông đúc, khi va chạm nhau làm hư hại thì kêu quan kiện cáo. Thấy vậy quan mới ra lệnh ép bên phải để dễ phân xử:[4]
“
Phàm thuyền đi không kể là chiều gió dòng nước thuận hay nghịch, hãy đến gần nhau đều cùng hô lên "bát" (phải), thì thuyền của ta đi sang bên hữu, thuyền của người kia cũng đi về bên hữu, theo thuận mà lái, chèo để cho dễ đi mà tránh nhau...
”
Thuyền chỉ hô "cậy" (tức ép bên trái) nếu bị mắc cạn hoặc khi rẽ vào bến.[4] Như vậy thì lệ giao thông bên phải cho tàu thuyền ở Việt Nam đã có từ trước thời Pháp thuộc.
Tham khảo
^
Draper, Geoff (1993). “Harmonised Headlamp Design for Worldwide Application”. Motor Vehicle Lighting. Society of Automotive Engineers. tr. 23–36.