Giải Grammy cho album R&B đương đại xuất sắc nhất

Giải Grammy cho Album R&B đương đại xuất sắc nhất
Quốc giaHoa Kỳ
Được trao bởiViện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia
Lần đầu tiên2003
Lần gần nhất2011
Trang chủgrammy.com

Giải Grammy cho Album R&B đương đại xuất sắc nhất là một hạng mục được trao tại giải Grammy, một buổi lễ được thành lập vào năm 1958 và ban đầu có tên là giải Gramophone,[1] dành cho các nghệ sĩ thu âm có tác phẩm album chất lượng thuộc thể loại nhạc R&B đương đại. Giải thưởng do Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia trao tặng tại buổi lễ thường niên nhằm "tôn vinh thành tựu nghệ thuật, trình độ kỹ thuật và xuất sắc chung trong ngành thu âm, không tính đến doanh thu album hay vị trí trên bảng xếp hạng".[2]

Giải cho Album R&B đương đại xuất sắc nhất (nhằm công nhận những album R&B với phong cách thể hiện đương đại hơn) được trao lần đầu cho Ashanti tại giải Grammy lần thứ 45 vào năm 2003 nhờ album đầu tay cùng tên cô. Trước khi lập ra hạng mục này, các album R&B đương đại đủ điều kiện tranh giải ở hạng mục chung hơn là Album R&B xuất sắc nhất.[3] Theo hướng dẫn mô tả hạng mục ở giải Grammy lần thứ 52, giải thưởng dành cho những album "chứa ít nhất 51% thời lượng các bản nhạc hát R&B đương đại mới thu âm", cũng có thể "kết hợp những yếu tố sản xuất có trong nhạc rap".[4] Những người nhận giải bao gồm các nhà sản xuất, kỹ sư, và/hoặc người trộn âm liên quan đến tác phẩm đề cử bên cạnh nghệ sĩ thu âm.

Beyoncé nắm giữ kỷ lục nhiều chiến thắng nhất với ba giải (cả ba album solo đầu tiên đều mang giải về cho cô). Usher là nghệ sĩ duy nhất khác giành giải nhiều hơn một lần. Giải thưởng đã được trao cho các nghệ sĩ đến từ Hoa Kỳ hàng năm cho đến nay. Beyoncé và Ne-Yo đồng giữ kỷ lục nhiều đề cử nhất (mỗi người sở hữu ba đề cử). Ngoài ra, Beyoncé còn được đề cử với tư cách là thành viên của nhóm Destiny's Child cho album Destiny Fulfills. Brandy, Chris Brown, Janet JacksonR. Kelly đồng nắm kỷ lục nhiều đề cử nhất mà chưa thắng lần nào nào (mỗi người có hai đề cử).

Từ năm 2012, hạng mục này đã ngừng trao do một cuộc đại tu lớn các hạng mục của giải Grammy. Những bản thu âm trong hạng mục này đã được chuyển trở lại hạng mục Album R&B xuất sắc nhất.[5]

Danh sách thắng cử

A woman wearing a red and white-patterned dress; peoples' faces can be seen in the background.
Chủ nhân giải đầu tiên Ashanti tại buổi trình diễn thời trang Red Dress Collection vào năm 2008
Năm[I] Nghệ sĩ biểu diễn Tác phẩm thắng cử Các đề cử Chú thích
2003 Ashanti Ashanti [6]
2004 Beyoncé Dangerously in Love [7]
[8]
2005 Usher Confessions [9]
2006 Mariah Carey The Emancipation of Mimi [10]
2007 Beyoncé B'Day [11]
2008 Ne-Yo Because of You [12]
2009 Mary J. Blige Growing Pains [13]
2010 Beyoncé I Am... Sasha Fierce [14]
2011 Usher Raymond v. Raymond [15]

^[I] Từng năm được liên kết với bài viết giải Grammy tổ chức năm ấy.

Xem thêm

Chú thích

Chung
  • “Grammy Award Winners”. Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2019. Lưu ý: Người dùng phải chọn hạng mục "R&B" ở dưới thanh tìm kiếm.
  • “Grammy Awards: Best Contemporary R&B Album”. Rock on the Net. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2011.
Riêng
  1. ^ “Grammy Awards at a Glance” [Liếc nhanh qua giải Grammy]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ “Overview” [Tổng quan] (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Cinquemani, Sal (21 tháng 1 năm 2003). “The 45th Annual Grammy Awards: Winner Predictions” [Giải Grammy thường niên lần thứ 45: Dự đoán người chiến thắng]. Slant Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ “52nd OEP Category Description Guide” [Hướng dẫn miêu tả hạng mục OEP lần thứ 52] (PDF) (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Full Category List” [Danh sách hạng mục chi tiết] (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Complete list of Grammy nominees; ceremony set for Feb. 23” [Danh sách chi tiết các đề cử Grammy; lễ trao giải dự kiến vào ngày 23 tháng 2]. San Francisco Chronicle (bằng tiếng Anh). 8 tháng 1 năm 2003. tr. 3. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ “46th Annual GRAMMY Award – Best Contemporary R&B Album” [Giải Grammy thường niên lần thứ 46 – Album r&b đương đại xuất sắc nhất] (video) (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  8. ^ “Grammy nominations” [Các đề cử Grammy]. St. Petersburg Times (bằng tiếng Anh). 8 tháng 2 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ “Grammy Award nominees in top categories” [Các đề cử giải Grammy ở những hạng mục quan trọng]. USA Today (bằng tiếng Anh). Gannett Company. 7 tháng 12 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ “Complete list of Grammy Award nominations” [Danh sách chi tiết các đề cử giải Grammy]. USA Today (bằng tiếng Anh). Gannett Company. 8 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2019.
  11. ^ “49th Annual Grammy Awards Winners List” [Danh sách người thắng cử ở giải Grammy thường niên lần thứ 49] (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2019.
  12. ^ “2008 Grammy Award Winners and Nominees” [Các đề cử và người chiến thắng ở giải Grammy 2008]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 9 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  13. ^ “Grammy 2009 Winners List” [Danh sách người chiến thắng ở Grammy 2009] (bằng tiếng Anh). MTV. 8 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  14. ^ Bruno, Mike (31 tháng 1 năm 2010). “Grammy Awards 2010: The winners list” [Giải Grammy 2010: Danh sách người chiến thắng]. Entertainment Weekly (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2019.
  15. ^ “Grammy Nominees 2011” [Các đề cử Grammy 2011] (bằng tiếng Anh). AOL Music. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.

Liên kết ngoài