Duma Quốc gia

Duma Quốc gia

Госуда́рственная ду́ма

Gosudarstvennaya duma
Quốc hội Liên bang Nga
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Hạ viện của Quốc hội Liên bang
Lãnh đạo
Chủ tịch Duma Quốc gia
Cơ cấu
Số ghế450
Russia State Duma 2021.svg
Chính đảng
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuPhổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín trực tiếp
Bầu cử vừa qua17–19/9/2021
Trụ sở
Tòa nhà Duma Quốc gia
Quảng trường Manege
Moskva
Trang web
http://www.duma.gov.ru/
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Nga

Duma Quốc gia[1] hay Duma Nhà nước (tiếng Nga: Государственная дума (Gosudarstvennaya duma), là hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga[2][3].

Duma có 450 nghị sĩ, nghị sĩ của Duma được bầu phải là công dân Nga, trên 21 tuổi, và có quyền bầu cử của công dân. Nghị sĩ của Duma không thể cùng đảm nhiệm là nghị sĩ của Hội đồng Liên bang Nga[4].

Kể từ năm 2007 tới 2011, Duma được bầu qua danh sách chung ứng viên của chính đảng, tổng số phiếu trên 7% mới được vào Duma (2016 ngưỡng là 5%). Nhiệm kỳ của Duma trước đây là 4 năm, sau năm 2011 nhiệm kỳ là 5 năm. Duma có tất cả sáu cuộc bầu cử vào các năm 1993, 1995, 1999, 2003, 2007 và 2011[5][6].

Lịch sử

Duma Quốc gia được thành lập đầu tiên năm 1906 dưới triều Sa hoàng Nicholas II và là Quốc hội đầu tiên của Nga. 2 Duma đầu tiên bị giải thể sau vài tháng hoạt động. Sau khi cải cách bầu cử Duma lần thứ 3 được bầu tháng 11/1907 đại biểu đa phần là giới thượng lưu, ảnh hưởng của Duma bị hạn chế. Việc thành lập Duma cũng như cuộc cải cách năm 1905 đã từng bước loại bỏ chế độ chuyên chế của Nga dẫn tới cách mạng tháng 2 và xóa bỏ chế độ chuyên chế của Nga. Duma Đế chế Nga trải qua 4 khóa; khóa 1 (27/4/1906-19/2/1907); khóa 2 (20/2/1907-3/6/1907); khóa 3 (1907-6/1912); khóa 4 (1912-1917)

Sau khủng hoảng Hiến pháp năm 1993, Duma được tái lập trở lại thay cho Hội đồng Cộng hòa (còn được gọi Soviet cộng hòa).

Quyền hạn

Hiến pháp Liên bang Nga (Điều 103) quy định quyền hạn Duma Quốc gia có quyền thực hiện:

  • Chấp thuận việc bổ nhiệm Thủ tướng Nga;
  • Nghe báo cáo hàng năm của Chính phủ Liên bang về kết quả điều hành, bao gồm cả vấn đề của Duma Quốc gia;
  • Quyết định các vấn đề bất tín nhiệm với Chính phủ Liên bang;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng và một nửa kiểm toán viên của Văn phòng Kiểm toán;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm Ủy viên nhân quyền Nga,có trách nhiệm hành động theo luật hiến pháp liên bang;
  • Công bố lệnh ân xá;
  • Đưa cáo buộc chống lại và luận tội Tổng thống Liên bang Nga (yêu cầu 2/3 đồng ý);

Duma Quốc gia thông qua các nghị định liên quan đến thẩm quyền của mình theo Hiến pháp của Liên bang Nga.

Giải tán Duma

Duma có thể bị giải tán bởi sắc lệnh của Tổng thống trong 3 trường hợp:

  • sau 3 lần Duma Quốc gia bác bỏ ứng cử viên chức Thủ tướng Chính phủ do Tổng thống đề nghị;
  • Tổng thống không đồng ý với tuyên bố bất tín nhiệm Chính phủ do Duma Quốc gia đưa ra;
  • Duma Quốc gia từ chối tín nhiệm Chính phủ (vấn đề tín nhiệm do Chính phủ đặt ra trước Duma);

Cấu trúc

Ủy ban

Duma Quốc gia thành lập Ủy ban và Hội đồng. Ủy ban là cơ quan hoạt động chính của Duma. Chủ tịch Ủy ban và đại biểu của Ủy ban được bầu theo đa số phiếu trong Duma.

Ủy ban là đơn vị cấu trúc chính của Duma, các Ủy ban được tổ chức theo chuyên trách thực hiện. Tại Duma khóa V (2007-2011) có 32 Ủy ban, đến khóa VI có 29 Ủy ban. Ủy ban của Duma hoạt động đồng thời với nhiệm kỳ của Duma. Thẩm quyền của Duma bao gồm:

  • Đề xuất kiến ​​nghị chương trình công tác lập pháp của Duma Quốc gia cho phiên hiện tại và xem xét các vấn đề cho phiên họp tiếp theo;
  • Thực hiện xem xét các dự thảo và trình Duma;
  • Chuẩn bị dự thảo nghị quyết của Duma Quốc gia;
  • Đưa ra những ý kiến ​​về dự thảo luật và quy định được xem xét bởi Duma Quốc gia;
  • Đào tạo tùy theo các quyết định của Tòa án Hiến pháp của Liên bang Nga;
  • Đưa ra các quyết định phù hợp với Hội đồng của Duma Quốc gia, Chủ tịch Duma Quốc gia được yêu cầu trong dự thảo Nghị quyết của Duma Quốc gia của sự chỉ đạo của đại diện Hội đồng Nhà nước trong Tòa án Hiến pháp của Liên bang Nga;
  • Tổ chức các phiên điều trần của Quốc hội;
  • Kết luận và đề xuất cho các bộ phận liên quan của dự thảo ngân sách liên bang;

phân tích các thực hành của pháp luật.

29 Ủy ban của Duma trong nhiệm kỳ VI:

  1. Ủy ban Hiến pháp và xây dựng Nhà nước
  2. Ủy ban Dân sự, hình sự, trọng tài và Luật
  3. Ủy ban Lao động, Xã hội và Cựu chiến binh
  4. Uỷ ban Ngân sách và thuế
  5. Ủy ban Thị trường tài chính
  6. Ủy ban Chính sách kinh tế, Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp
  7. Ủy ban Tài sản
  8. Ủy ban Chính sách nhà ở và Tiện ích công cộng
  9. Ủy ban Năng lượng
  10. Ủy ban Giao thông vận tải
  11. Ủy ban Đất đai và xây dựng
  12. Ủy ban Công nghiệp
  13. Ủy ban Khoa học và Công nghệ cao
  14. Ủy ban Giáo dục
  15. Uỷ ban Văn hoá
  16. Ủy ban Thể chất, Thể thao và Thanh niên
  17. Ủy ban Y tế
  18. Ủy ban Phụ nữ, Gia đình và Trẻ em
  19. Ủy ban về Các vấn đề nông nghiệp
  20. Ủy ban Quốc phòng
  21. Ủy ban An ninh và Chống tham nhũng
  22. Ủy ban Đối ngoại
  23. Ủy ban Các vấn đề CIS và quan hệ
  24. Ủy ban Quy tắc và tổ chức của Duma Quốc gia
  25. Ủy ban Chính sách khu vực,phía Bắc và Viễn Đông
  26. Ủy ban Cấu trúc Liên bang và chính quyền địa phương
  27. Ủy ban Tài nguyên, Môi trường và Sinh thái
  28. Ủy ban Các Hiệp hội công cộng và tổ chức tôn giáo
  29. Ủy ban Dân tộc

Hội đồng

Hội đồng Duma Quốc gia được thành lập trong trường hợp quy định của luật pháp. Nhiệm kỳ của Hội đồng không quá nhiệm kỳ của Duma.Duma có 6 Hội đồng:

  • Hội đồng ủy nhiệm các vấn đề và Đạo đức Quốc hội
  • Hội đồng Kiểm toán
  • Hội đồng xem xét ngân sách Liên bang bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia
  • Hội đồng hỗ trợ phòng chống tham nhũng
  • Hội đồng hỗ trợ pháp lý độc quyền, tổng công ty nhà nước, và các doanh nghiệp nhà nước.
  • Hội đồng kiểm soát thu nhập, tài sản.

Chủ tịch Duma

Thứ Chân dung Tên Nhiệm kỳ bắt đầu Nhiệm kỳ kết thúc Đảng chính trị Nhiệm ký
1 không khung Ivan Rybkin 14/1/1994 17/1/1996 Đảng Nông nghiệp Nga 1
2 không khung Gennadiy Seleznyov 17/1/1996 18/1/2000 Đảng Cộng sản Liên bang Nga (trước 4/6/2002)

Phi đảng phái / Độc lập(4/6/2002 - 29/10/2002)

Phi đảng phái / Đảng nước Nga mới(từ 29/10/2002)
2
18/1/2000 29/12/2003 3
3 không khung Boris Gryzlov 29/12/2003 24/12/2007 Nước Nga thống nhất 4
24/12/2007 19/12/2011 5
4 Sergey Naryshkin 20/12/2011 5/10/2016 Nước Nga thống nhất 6
5 không khung Vyacheslav Volodin 5/10/2016 Đương nhiệm Nước Nga thống nhất 7

Phái viên của Tổng thống

  • Alexander Yakovlev (18/2/1994 - 10/2/1996)
  • Alexander Kotenkov (10/2/1996 - 5/4/2004)
  • Alexander Kosopkin (từ 05/4/2004)

Tham khảo

  1. ^ Согласно Конституции Российской Федерации, официальное наименование — Государственная Дума. Однако согласно «Правилам русской орфографии и пунктуации (полный академический справочник РАН, 2009)», слово дума в данном случае пишется с маленькой буквы.
  2. ^ Согласно Конституции Российской Федерации, официальное наименование — Федеральное Собрание.
  3. ^ Статья 95 Конституции Российской Федерации.
  4. ^ Điều 97 Hiến pháp Liên bang Nga.
  5. ^ С 2016 года вводится пятипроцентный барьер на думских выборах Lưu trữ 2014-11-13 tại Wayback Machine 21.10.2011
  6. ^ Закон Российской Федерации о поправке к Конституции Российской Федерации от 30 декабря 2008 года № 6-ФКЗ «Об изменении срока полномочий президента Российской Федерации и Государственной думы» // Российская газета от 31 декабря 2008 года.

Liên kết ngoài