Dragunov SVD

Dragunov SVD
Một mẫu súng bắn tỉa bán tự động SVD
LoạiSúng bắn tỉa
Nơi chế tạo Liên Xô
 Nga
 Belarus
 Trung Quốc
 Việt Nam
Lược sử hoạt động
Phục vụ1963 – Nay
Sử dụng bởiCác nước sử dụng
  •  Liên Xô
  •  Nga
  •  Cộng hòa Krym
  •  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  •  Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  •  Việt Nam
  •  Belarus
  •  Trung Quốc
  •  Ba Lan
  •  Ukraina
  •  Lào
  •  Ấn Độ
  •  Campuchia
  •  Kazakhstan
  •  Tajikistan
  •  Kyrgyzstan
  •  Azerbaijan
  •  Afghanistan
  •  Turkmenistan
  •  Uzbekistan
  •  Kurdistan
  •  Kurdistan thuộc Iraq
  •  Iraq
  •  Iran
  •  Syria
  •  Albania
  •  Angola
  •  Algeria
  •  Somalia
  •  Argentina
  •  Venezuela
  •  Colombia
  •  Armenia
  •  Bangladesh
  •  Chechnya
  •  Bolivia
  •  Bulgaria
  •  Burundi
  •  Cộng hòa Séc
  •  Djibouti
  •  Ethiopia
  •  Phần Lan
  •  Gruzia
  •  Cộng hòa Nhân dân Hungary
  •  Hungary
  •  Iran
  •  Iraq
  •  Israel
  •  Libya
  •  Mauritius
  •  Moldova
  •  Mông Cổ
  •  Panama
  •  Romania
  •  Moldova
  •  Indonesia
  •  Philippines
  •  Cuba
  •  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  • Trận
  • Chiến tranh Việt Nam[1]
  • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
  • Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)
  • Chiến tranh Iraq
  • Chiến tranh Nam Tư
  • Chiến tranh Kosovo
  • Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
  • Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
  • Chiến tranh Nam Ossetia 2008
  • Khủng hoảng Marawi
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếYevgeny Dragunov
    Năm thiết kế1958 – 1963
    Nhà sản xuấtIzhmash
    Norinco
    Nhà máy Z111
    Giai đoạn sản xuất1963 – Nay[2]
    Các biến thểCác biến thể
    Thông số
    Khối lượng
  • 4,30 kg (với ống nhắm nhưng không có băng đạn)[2]
  • 4,68 kg (SVDS)
  • 4,40 kg (SVU)
  • 5,02 kg (SWD-M)
  • Chiều dài
  • 1225 mm (SVD)[2]
  • 1135 mm báng súng kéo ra / 815 mm báng súng gấp vào (SVDS)
  • 870 mm (SVU)
  • 1125 mm (SWD-M)
  • Độ dài nòng
  • 610 mm (SVD, SWD-M)[2]
  • 565 mm (SVDS)
  • 520 mm (SVU)

  • Đạn7.62×54mmR
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén, thoi nạp đạn xoay
    Tốc độ bắn30 phát/phút
    Sơ tốc đầu nòng
  • 830 m/s (SVD, SVDS, SWD-M)
  • 830 m/s (SVU)
  • Tầm bắn hiệu quả800 m
    Tầm bắn xa nhất1.300 m với ống ngắm PSO-1
    1.200 m với điểm ruồi
    2.000m ngoài Đường đạn xa nhất
    Chế độ nạpBăng đạn rời 10 viên
    Ngắm bắnỐng nhắm PSO-1 hoặc điểm ruồi và thước ngắm

    Dragunov SVD (Tiếng Nga: Снайперская винтовка Драгунов, Snayperskaya Vintovka Dragunov, Súng bắn tỉa Dragunov) là súng bắn tỉa bán tự động có cỡ nòng 7.62 , sử dụng loại đạn 7.62×54mmR và được thiết kế từ thời Liên Xô.

    Thiết kế của Dragunov SVD được tuyên bố thắng trong cuộc cạnh tranh giữa ba mẫu thiết kế, mẫu đầu tiên được biết đến như SSV-58 (được thiết kế bởi Sergei Gavrilovich Simonov), mẫu thứ hai là mẫu thử nghiệm có tên 2B-W10 (được thiết kế bởi Alexander Konstantinov), mẫu thứ ba có tên SVD-137 (được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov). Sau một loạt các thử nghiệm gắt gao trong các môi trường chiến đấu khác nhau, mẫu SVD-137 của Dragunov đã được lựa chọn đưa vào phục vụ trong quân đội năm 1963. Lô sản xuất hàng loạt thử nghiệm đầu tiên đã làm 200 khẩu để đánh giá chất lượng và trong năm 1965 việc sản xuất hàng loạt loại súng này được đảm nhiệm bởi Izhevsk Mechanical Works.

    Kể từ đó Dragunov SVD đã trở thành vũ khí hỗ trợ tiêu chuẩn cho các nhóm lính tại nhiều quốc gia kể cả các nước thuộc khối Warszawa. Trung Quốc sản xuất bất hợp pháp SVD dưới tên Kiểu 79Kiểu 85Iran sao chép Kiểu 79 của Trung Quốc.

    Lịch sử phát triển và sử dụng

    Được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov, khẩu súng này đã được lên ý tưởng kể từ năm 1958, cho tới năm 1963 thì mới hoàn thiện. Mẫu thiết kế của Yevgeny Dragunov đã đánh bại 2 mẫu thiết kế của Sergei Gavrilovich Simonov, Aleksandr Konstantinov trong cuộc thi chung kết và trở thành súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho quân đội Liên Xô. SVD là viết tắt của cụm từ "Snayperskaya Vintovka Dragunova" (phiên âm tiếng Nga), có nghĩa là súng trường bắn tỉa của Dragunova. Nhờ phát minh này, Dragunov đã được trao Giải thưởng Lenin và một căn hộ ở trung tâm thành phố Izhevsk.

    Để đơn giản việc cung ứng hậu cần, súng sử dụng chung cỡ đạn 7,62x54mmR như các loại súng phổ biến khác của Liên Xô như súng trường Mosin-Nagant, đại liên SG-43 Goryunov, trung liên PK... Đây là khẩu súng bắn tỉa bán tự động, có nghĩa là người lính có thể bắn liên tục sau mỗi lần bóp cò mà không cần lên lại lại bằng tay.

    Dragunov được thiết kế như một loại súng trường thiện xạ, tức là nó không dùng để cung cấp cho một số ít các xạ thủ bắn tỉa giỏi và được đào tạo chuyên sâu, mà nó được sản xuất đại trà cho mọi binh lính bình thường đều có thể sử dụng. Trong mỗi trung đội hoặc đại đội của các nước thuộc khối Warszawa đều có ít nhất một xạ thủ bắn tỉa hoặc lính thiện xạ được trang bị SVD Dragunov. Chỉ riêng tại Cộng hòa Dân chủ Đức đã được cung cấp đến 2.000 khẩu Dragunov.[3]

    Sau khi giới thiệu súng trường bắn tỉa SVD Dragunov vào năm 1963, quân đội Liên Xô đã triển khai các tay súng bắn tỉa tới cấp trung đội, trở thành quân đội đầu tiên sử dụng lính bắn tỉa ở mức rộng như vậy. Những tay súng bắn tỉa này thường được chọn từ những binh sỹ có khả năng ngắm bắn tốt nhất trong trung đội. Những tay súng bắn tỉa như vậy được ước tính có xác suất 50% bắn trúng mục tiêu đứng cỡ người ở 800 m và xác suất 80% bắn trúng mục tiêu đứng cỡ người ở 500 m. Đối với khoảng cách không quá 200 mét, xác suất được ước tính là trên 90%. Trong chiến tranh Afghanistan vào năm 1985, xạ thủ Vladimir Ilyin đã dùng súng SVD Dragunov bắn hạ mục tiêu ở cự ly 1.350 mét. Các loại súng trường bắn tỉa hạng trung dùng cỡ đạn 7,62mm như SVD Dragunov có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 mét (mục tiêu xa hơn thì cần súng bắn tỉa cỡ lớn với đạn cỡ 8,5 - 12,7mm), vì vậy việc đạt cự ly tiêu diệt 1.350 mét với SVD đã thể hiện trình độ rất cao của xạ thủ.

    SVD Dragunov đáp ứng được yêu cầu của các xạ thủ là 1 khẩu súng bắn tỉa phải nhẹ nhưng có được độ cân bằng cao, giúp nó trở nên cơ động và hiệu quả trên một chiến trường lớn. Dragunov cũng là một loại súng bán tự động, một tính năng rất hiếm đối với các loại súng có độ chính xác cao vào những năm 1960, cho phép nó bắn liên tiếp vào nhiều mục tiêu khác nhau. Để có thể bắn được các loại đạn xuyên giáp thì loại súng này đã chấp nhận giảm đi một chút độ chính xác khi làm rãnh xoắn trong nòng ngắn đi, một ưu tiên đặc biệt cho một loại súng chuyên bắn tỉa và không dùng cho mục đích khác. Độ chính xác của loại súng này tốt nhưng không phải vượt bậc cũng vì nó có một nòng súng khá nhẹ, dễ bị lệch khi phản lực bắn mạnh, đặc biệt là khi xạ thủ chưa có kinh nghiệm. Giống như một khẩu súng trường tấn công, nó cũng có bộ phận để gắn lưỡi lê ở đầu nòng súng. Nó cũng giống như AKM khi nòng súng có thể dùng để cắt dây cước. Càng về sau các vật liệu được chọn để làm loại súng này càng rẻ nhưng chất lượng tương đương để có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn (như việc thay gỗ bằng nhựa tổng hợp cao phân tử để làm các bộ phận nhằm tăng độ bền và giảm trọng lượng cho súng).

    Trong quân đội các nước hiệp ước Warszawa thì các đơn vị bắn tỉa được phân phối tới từng trung đội nên các xạ thủ sử dụng Dragunov trở nên khá nhiều và phổ biến, ngay cả trong một đơn vị bộ binh bình thường. Ông Mikhail Degtyarev, tổng biên tập tạp chí "Kalashnikov" giải thích trong cuộc phỏng vấn với Sputnik[4]:

    "Khi đó, đây là loại súng trường bán tự động độ chính xác cao duy nhất trên thế giới được trang bị cho quân đội. Với loại đạn mạnh mẽ, độ chính xác cao, thiết bị bán tự động và độ bắn xa lớn hơn, súng trường SVD đã tạo lợi thế cho các đơn vị quân đội được trang bị vũ khí này. Tính trung bình, cứ 8 lính bộ binh cơ giới Liên Xô thì có một khẩu súng trường SVD. Khi đó quân đội các nước khác chưa có tỷ lệ trang bị bắn tỉa cao như vậy".

    Trong quân đội các nước phương Tây, vị trí này được gọi là lính thiện xạ (designated marksman) nhằm lấp đầy khoảng cách giao tranh giữa súng trường tấn công tiêu chuẩn và súng trường bắn tỉa chuyên dụng, vào khoảng 300–600 mét (330–660 yd). Các loại súng bán tự động được sử dụng phổ biến cho nhiệm vụ bắn tỉa ở Mỹ trước kia là M14[5] và sau này là Mark 12 Mod 0/1 SPR, một biến thể của M16. Kể từ tháng 3 năm 2020 các binh sĩ thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh Hoa Kỳ đã trở thành những binh sĩ chiến đấu đầu tiên nhận được súng trường bắn tỉa M110A1 mới của quân đội. Lục quân đã chọn khẩu M110A1 vào năm 2016 làm súng bắn tỉa bán tự động mới của mình.[6] Mỗi trung đội lính Mỹ có 3 lính thiện xạ. [7]

    Những tính năng và ưu điểm do xạ thủ tìm ra của loại súng này được tận dụng tối đa với các học thuyết quân sự chuyên dùng cho các xạ thủ bắn tỉa dùng SVD Dragunov như: luôn luôn ở phía sau chiến tuyến đầu tiên và bắn tỉa những mục tiêu quan trọng với tầm bắn đặc biệt xa hay bắn áp đảo kẻ thù trên chiến trường kể cả khi cận chiến kẻ thù lúc đối đầu với chế độ bán tự động và lưỡi lê. Chỉ cần một số lượng nhỏ xạ thủ bắn tỉa chuyên nghiệp có thể hỗ trợ cho cả một đạo quân khi chiến đấu hay quấy rối làm thiệt hại các mục tiêu có giá trị cao bằng những phát đạn chính xác như: bắn tỉa chỉ huy, hạ sĩ quan địch, bắn gãy các ăng ten và lính radio cắt thông tin liên lạc, dọn ổ súng máy hay các xạ thủ bắn tỉa của địch, tìm diệt chỉ huy xe tăng cùng trận địa chống tăng,...[8]

    Trong nhiều thập kỷ, quân đội Nga đã dựa vào súng trường Dragunov SVD cho các nhiệm vụ bắn tỉa và thiện xạ để hỗ trợ AK-47[9] Kể từ khi ra đời tới nay, khẩu súng bắn tỉa Dragunov SVD đã phục vụ trong quân đội của hàng chục quốc gia, rất nhiều lực lượng vũ trang phi chính quy và có mặt trong phần lớn các cuộc xung đột trên khắp thế giới kể từ những năm 1970 tới nay[10].

    Ilya Davydov, người đứng đầu Trung tâm TsNIItochmash giải thích những ưu điểm chính của SVD là: thiết kế đơn giản và độ tin cậy, dễ đào tạo cho người được tuyển dụng. "Nó có thể được trao cho một người lính hoàn toàn chưa qua đào tạo, và anh ta sẽ không thể phá vỡ thứ gì đó trong vũ khí này. Vì vậy, SVD là bước đầu tiên trong quá trình đào tạo bắn tỉa của bất kỳ chuyên gia nào".[11]

    Thông số thiết kế

    Cơ chế hoạt động

    Dragunov SVD là súng bắn tỉa bán tự động với một hệ thống trích khí ngắn, khoang chứa đạn sử dụng khóa nòng xoay (xoay về bên trái) sử dụng ba móc khóa viên đạn cố định vào vị trí khớp với nòng súng tránh bị lệch do phản lực khi bắn. Khẩu SVD có thể điều chỉnh bằng tay hai chế độ trích khí.

    Sau khi sử dụng viên đạn cuối cùng trong hộp đạn, khoang chứa đạn và thoi nạp đạn sẽ được giữ ở vị trí kéo về phía sau và được giữ bởi một con ốc có thể đưa nó trở lại vị trí cũ bằng cách đẩy cò súng lên phía trước. Khẩu này có cơ chế sử dụng búa điểm hỏa và có thể chỉnh chế độ an toàn. Độ chính xác của loại súng này được tăng cường do các rãnh xoán trong nòng được gia công. Dragunov có khá nhiều điểm tương đồng với khẩu AK như có một bộ phận chống bám bụi cỡ lớn, điểm ruồi và các chế độ an toàn nhưng các điểm tương đồng này là hết sức tự nhiên về mặt thẩm mỹ.

    Các sản phẩm tương tự SVD ở phương Tây là súng M110 SASS bán tự động, súng bắn tỉa L129A1 và G28.[12]

    Tính năng

    Các loại đạn 7.62×54mmR mà SVD sử dụng
    Một viên 7.62x54mmR xuyên lớp giáp thép dày 15mm

    Loại súng này sử dụng hộp đạn rời 10 viên và thường được cột chung hai băng với nhau khi tác chiến.

    Nòng súng của Dragunov có thể gắn bộ phận che lửa đầu nòng. Nòng súng được mạ một lớp crôm[13] để tăng khả năng chống bị ăn mòn và có bốn đường rãnh 320 mm (1:12,6 in) xoắn về phía tay phải. Nòng súng dài 547 mm (21,5 in). Sau này chiều dài rãnh xoắn bị giảm còn khoảng 240 mm (1:9,4 in) làm độ chính xác của viên đạn cũng như sơ tốc giảm đi một chút, chỉ còn 810 m/s (2.657,5 ft/s). Việc này được thực hiện để có thể sử dụng thêm các loại đạn lửa và đạn xuyên giáp. Các loại đạn đặc biệt yêu cầu chiều dài rãnh xoắn phải ngắn hơn khi sử dụng đạn thông thường để có thể giữ được độ ổn định[14].

    Đối với những phát đạn cần độ chính xác cao, một loại đạn riêng dùng để bắn tỉa đã được thiết kế bởi V. M. Sabelnikov, P. P. Sazonov và V. M. Dvorianinov. Loại đạn 7N1 này được giữ độc quyền, với lõi đạn ngoài bằng thép và lõi đạn trong bằng chì làm tăng khả năng xuyên thủng lên tối đa khi trúng mục tiêu, đạn có các khe dẫn khí cố định để đường đạn ổn định hơn. Loại đạn 7N1 đã được thay thế bằng loại đạn 7N14 vào năm 1999. Loại đạn 7N14 được thiết kế riêng cho SVD. Nó có 151 hạt thuốc súng và có thể di chuyển với vận tốc 830 m/s, nhưng nó có một lõi đạn đặc hoàn toàn bằng thép cứng. SVD cũng thể bắn các loại đạn thường như 7.62x54mmR hay đạn lửa và đạn xuyên giáp.[cần dẫn nguồn]

    Quân đội Nga đã thiết lập ra các tiêu chuẩn về độ chính xác cho SVD và các loại đạn tương ứng của nó phải đáp ứng. Các nhà sản xuất phải bắn thử nghiệm để kiểm tra độ chính xác của khẩu súng hay lô đạn để xem có đạt được tiêu chuẩn này không. Để có thể theo tiêu chuẩn của SVD, loại đạn 7N1 đã phải đáp ứng tiêu chuẩn độ lệch không quá 1,24 MOA (mỗi MOA là 1/60 độ cho 100m) khi nòng súng có hai rãnh xoắn dài 240 mm và tăng lên 1,04 MOA ở 300 mét khi hai rãnh xoắn của nòng súng dài 340 mm. Khi sử dụng loại đạn tiêu chuẩn 57-N-323S thì độ chính xác giảm xuống 2,21 MOA ở 300 mét.[cần dẫn nguồn] Độ lệch của viên đạn được xác định khi SVD bắn năm viên trong khoảng cách 300 m. Độ chính xác của SVD khi sử dụng loại đạn chuyên bắn tỉa còn cao hơn súng bắn tỉa M24 của Hoa Kỳ khi sử dụng loại đạn M118 (với độ lệch là 1,18 MOA ở 274 mét) [cần dẫn nguồn] hay khẩu súng bắn tỉa bán tự động M110 khi sử dụng loại đạn M118LR (với độ lệch là 1,27 MOA ở 91 mét)[15].

    Ở khoảng cách 100 mét, các viên đạn SVD nằm gọn trong một vòng tròn có đường kính 10 cm.[16]

    SVD có thể tháo ra làm nhiều phần: hai bộ phận gỗ là tay cầm cò súng và bọc hệ thống trích khí, bộ khung báng súng bằng gỗ cũng có thể tháo ra để dễ ngắm khi sử dụng điểm ruồi và thước ngắm. Các mẫu sau này đã thay thế các bộ phận bằng gỗ và một số bộ phận khác bằng nhựa đen, cũng như báng súng có hình dáng khác [cần dẫn nguồn]

    Ngắm bắn

    Nhìn qua ống nhắm PSO-1 với chế độ bình thường.
    Nhìn qua ống nhắm PSO-1 với chế độ bắt sáng trong đêm.

    SVD có hệ thống điểm ruồi và thước ngắm dự phòng khi không có ống ngắm (có thể ngắm bắn trong cự ly 1.200 mét). Điểm ruồi có thể được sử dụng khi có hay không có ống ngắm, điều này là có thể vì ống ngắm được lắp ở vị trí không cản trở tầm nhìn từ thước ngắm đến điểm ruồi.[cần dẫn nguồn]

    Các khẩu Dragunov được thiết kế để có thể tháo lắp nhanh chóng loại ống nhắm PSO-1[17]. Ống nhắm PSO-1 dài khoảng 375 mm, có bộ phận che ánh sáng mặt trời, có thể phóng đại hình ảnh lên 4X và hình ảnh ngắm lồi lên khoảng 6°) được gắn vào thanh răng trên thân súng ở vị trí không cản trở tầm nhìn từ thước ngắm đến điểm ruồi. Ống nhắm PSO-1 có rất nhiều tính năng như khả năng tính đường cong của đường đạn, một nút điều khiển chiều cao, một hệ thống tính khoảng cách đến mục tiêu cũng như chế độ nhìn trong đêm với ánh sáng yếu dùng để tìm mục tiêu. PSO-1 có tầm nhắm hiệu quả trong khoảng cách 1.300m, tầm ngắm hiệu quả nhất trong khoảng từ 600m - 1.300m tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như chất lượng của viên đạn và tài nghệ của xạ thủ.[18][19] Tính năng ấn tượng nhất của nó là có một bộ lọc hồng ngoại [cần dẫn nguồn], được thiết kế để chống lại các thiết bị nhìn đêm thế hệ đầu tiên như M3 Carbine sử dụng đèn chiếu tia hồng ngoại. Việc kích hoạt bộ lọc hồng ngoại trên PSO-1 cho phép người bắn tỉa phát hiện ánh sáng hồng ngoại này trong bóng tối để có thể tiêu diệt xạ thủ đối phương.[cần dẫn nguồn]

    Vài mẫu khác của ống nhắm PSO có nhiều mức phóng đại hình ảnh khác nhau và hệ thống nhắm khác nhau[17]. Khẩu SVDN được thiết kế để gắn các ống ngắm nhìn trong đêm như NSP-3, NSPU, PGN-1, NSPUM hay ống nhắm của Ba Lan là PCS-6 vì đây là loại súng chuyên bắn tỉa trong đêm.

    Phụ kiện

    Có rất nhiều phụ kiện được chế tạo cho SVD như lưỡi lê hình dao (thường gắn trên AKM), một khung gắn bốn băng đạn với nhau thành hình vuông để thuận tiện khi tác chiến, dây đeo bằng vải hay nhựa, bao chứa đạn, dụng cụ làm sạch và bảo trì súng cũng như ống ngắm...

    Nâng cấp và thay thế

    Súng bắn tỉa Dragunov kết hợp với ống ngắm PSO-1 có lẽ là hệ thống bắn tỉa tiên tiến nhất trên thế giới khi nó được đưa vào trang bị vào năm 1963. Nhưng trong 40 năm kể từ đó, thiết kế này dần trở nên lỗi thời so với các thế hệ súng bắn tỉa mới ra đời sau nó. Các loại súng như Accuracy International Arctic Warfare và M24 SWS ra đời vào những năm 1980 ở phương Tây vượt hơn SVD Dragunov về độ chính xác. Dragunov có độ chính xác khoảng trên 1 MOA với loại đạn thích hợp, trong khi M24 SWS có khả năng đạt khoảng 0,6 MOA với loại đạn bắn tỉa chuyên dùng trong quân sự. M24 cũng được trang bị ống ngắm mạnh hơn nhiều (10x đối với M24 SWS so với 4x của Dragunov) để nâng cao khả năng quan sát của lính bắn tỉa.[20] Khẩu ORSIS T-5000 do Nga chế tạo cũng đạt tới độ chính xác khoảng 0,3 - 0,5 MOA cùng với kính ngắm 10x. Trong khi đó, Dragunov chỉ được nâng cấp nhẹ vào những năm 1970 với độ xoắn nòng thay đổi cho một loại đạn mới. Một ống ngắm kiểu mới có độ phóng đại tới 3-9x được gọi là PSP-1 (1P21) được chế tạo vào năm 1989, nhưng chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế.

    Để cạnh tranh với các mẫu súng mới, Kalashnikov Concern đã đưa ra rất nhiều biến thể nâng cấp của SVD kèm theo các phụ kiện mới (như báng điều chỉnh độ dài, loại nòng mới, kính ngắm kiểu mới). Tuy nhiên, quân đội Nga vẫn không có ý định hiện đại hóa khẩu SVD Dragunov. Bởi theo học thuyết quân sự của Nga, lính bắn tỉa sử dụng SVD được đào tạo đại trà tới hàng chục nghìn người để phân phối tới từng trung đội bộ binh, họ có nhiệm vụ theo sát các trung đội, giúp hạ gục các mục tiêu chiến thuật và mở rộng phạm vi hỏa lực của một trung đội bộ binh lên mức 800 mét. Với nhiệm vụ này, SVD cần phải bền, dễ sử dụng chứ không cần phải có độ chính xác quá cao. Học thuyết này ngược lại với các tay súng bắn tỉa phương Tây được đào tạo với số lượng ít, có xu hướng hoạt động độc lập, họ tập trung vào trinh sát và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng chứ ít khi đi theo yểm trợ cho các đơn vị bộ binh[21]

    Súng trường SVD, mặc dù tốt theo tiêu chuẩn của đầu những năm 1960, nhưng đã dần lỗi thời so với tiêu chuẩn ngày nay nếu không được nâng cấp[22] Trong các nhiệm vụ đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm của Nga không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà còn phải vượt trội về kỹ thuật, nhưng thiết kế của Dragunov lại hoạt động song song với kính ngắm PSO-1, thứ đã dần lạc hậu qua nửa thế kỷ, trong khi nó lại không cung cấp giá đỡ ổn định cho các ống ngắm vượt quá trọng lượng đáng kể. Vào năm 2015, Lực lượng Dù thậm chí đã tuyên bố sẽ ngừng sử dụng SVD. Tuy nhiên rất khó để thay thế hoàn toàn SVD trong tương lai gần do dự trữ trong kho còn rất nhiều, nên súng trường Dragunov sẽ vẫn là vật chủ lực của lính bắn tỉa bộ binh trong một thời gian dài sắp tới. Mặt khác, một số xạ thủ Nga có kiến thức kỹ thuật đã phát triển các thiết bị nâng cấp trang bị ray Picatinny và KeyMod - để gắn nhiều loại phụ kiện, từ ống ngắm quang học đến thiết bị laze, máy đo khoảng cách và đèn pin, nhằm biến SVD thành một tổ hợp bắn tỉa kiểu mới (năm 2008, người Mỹ đã hiện đại hóa súng trường M-14 theo cách tương tự)[23]

    Tuy vậy, quân đội Nga vẫn không có ý định hiện đại hóa SVD Dragunov. Khẩu súng này được thiết kế để trang bị đại trà cho toàn quân đội chứ không phải cho số ít lính đặc nhiệm, vì vậy ưu tiên của nó là sử dụng đơn giản và bền bỉ hơn các loại súng trường phương Tây, và thậm chí nó có thể gắn một lưỡi lê để sử dụng trong cận chiến. Trong vai trò như vậy, một ống ngắm phóng đại 4x cố định chắc chắn sẽ thích hợp hơn một ống ngắm phóng đại 10x nhưng sử dụng phức tạp. Sự đơn giản, chắc chắn của SVD Dragunov giúp nó có thể tồn tại trên các chiến trường trên thế giới lâu hơn nữa, ngay cả khi các lực lượng đặc nhiệm Nga chuyển sang sử dụng súng bắn tỉa kiểu mới cho các vai trò đòi hỏi độ chính xác cao hơn.[24] Những lính đặc nhiệm Nga cũng khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng SVD Dragunov trong nhiệm vụ tác chiến hỗ trợ hỏa lực: khả năng bắn bán tự động của SVD phù hợp cho mục đích này hơn là các loại súng bắn tỉa kiểu mới của Nga như SV-98 hoặc ORSIS T-5000 (đây là các loại súng trường nạp đạn thủ công, tuy chính xác hơn nhưng tốc độ bắn chậm hơn)[25]

    Năm 2020, Hãng Kalashnikov Concern thông báo sẽ sản xuất một loại súng bắn tỉa hạng trung mới, gọn nhẹ và có độ chính xác cao hơn so với SVD Dragunov, đó là khẩu SVCh Chukavin. Loại súng này cũng sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR, và có khả năng sẽ thay thế súng trường SVD Dragunov trong tương lai. Nhà vô địch bắn súng thế giới Andrey Kirisenko, người tham gia phát triển sản phẩm, nói rằng ông rất yêu thích khẩu súng này. Theo Tổng biên tập tạp chí Kalashnikov là ông Mikhail Degtyarev thì bên cạnh việc áp dụng các công nghệ mới để tăng độ chính xác, việc sử dụng lại cấu trúc khóa nòng của SVD Dragunov cũng là một ưu điểm của súng SVCh, vì đây được coi là một giải pháp kỹ thuật gần như hoàn hảo và không cần phải thay đổi. Nhà sản xuất công bố các đặc tính chính xác và độ chụm của súng SVCh cao hơn đáng kể so với khẩu SVD tiền nhiệm: từ khoảng cách 100 mét, các viên đạn bắn ra đều nằm trong vòng tròn đường kính 3 cm, trong khi loại súng tiền nhiệm SVD chỉ đạt 10 cm[26]

    Các biến thể

    Khẩu SVDS
    Phần thân của SVDS

    Vào những năm 1990 một phiên bản nhỏ hơn của SVD được thiết kế cho lính dù đã được giới thiệu, được biết đến là SVDS (viết tắt của Snayperskaya Vintovka Dragunova Skladnaya, súng trường Dragunov với báng súng gấp), khung báng súng kim loại hình ống có thể gấp sang bên phải (có thể gắn đuôi báng súng bằng nhựa để tựa vào vai khi bắn và khóa cố định báng súng để tránh bị lệch), cò súng làm bằng vật liệu nhân tạo. Nòng súng được làm nặng hơn giúp tránh bị lệch khi bắn và lực bắn của viên đạn mạnh hơn, hệ thống xy lanh trích khí được cải tiến và hệ thống chống chớp sáng hình nón được thêm vào.

    Mẫu SVDS sử dụng về đêm cũng có biến thể là khẩu SVDSN.

    Vào năm 1994 công ty TsKIB SOO của Nga (hiện nay là Trung tâm thiết kế công cụ KBP) đã thiết kế xong khẩu SVU (viết tắt của Snayperskaya Vintovka Ukorochennaya, súng bắn tỉa ngắn) cho các đơn vị đặc nhiệm trong bộ nội vụ Nga.

    So sánh giữa khẩu SVU và SVD thì khẩu SVU có chiều dài tổng thể ngắn hơn với thiết kế bullpup và nòng súng ngắn hơn. Bộ phận chống giật hình tam giác ở đầu nòng súng hấp thụ 40% phản lực bắn. SVU cũng sử dụng hệ thống điểm ruồi và thước ngắm cùng ống nhắm PSO-1.

    Một mẫu tự động của SVUSVU-A (A – Avtomaticheskaya) có thể chọn chế độ bắn cùng hộp đạn rời 20 viên.

    Một phiên bản dùng đạn 9,3x64mm là SVDK, nó dùng đạn cỡ lớn hơn để có thể bắn xuyên áo giáp chống đạn dù ở cự ly xa.

    Năm 1998 Ba Lan đã giới thiệu về một mẫu cải tiến hiện đại của SVD có tên SWD-M sử dụng nòng nặng, chân chống và ống ngắm LD-6 (6x42).

    Các biến thể dành cho thương mại

    Hai khẩu Tigr-9

    Các khẩu Dragunov cũng được sử dụng như một loại súng săn. Vào năm 1962 nhà máy sản xuất vũ khí tại Izhevsk đã phát triển khẩu "Medved" (Gấu) với khoang chứa dạn sử dụng loại đạn 9x53mm, mẫu sau này sử dụng loại đạn 7.62x51mm NATO dành cho xuất khẩu. Vào đầu những năm 1970 nhà máy sản xuất vũ khí tại Izhevsk cũng đã giới thiệu khẩu "Tigr" (Cọp) với khe trên tay cầm được gắn cố định chứ không phải khi sử dụng mới gắn vào, khoang chứa đạn của loại súng này sử dụng loại đạn 7.62x54mmR, 7.62x51mm NATO9.3x64mm Brenneke. Chúng ban đầu được sản xuất riêng lẻ theo đặt hàng nhưng sau này được sản xuất hàng loạt theo từng lô.

    Một biến thể khác của SVD là khẩu súng bắn tỉa 7,62 mm Al-Kadesih của Iraq. Dù Al-Kadesih có vẻ ngoài giống như SVD nhưng cũng có vài khác biệt chính. Khẩu Al-Kadesih có một miếng kim loại ép dài hơn SVD cho dù tổng thể của Al-Kadesih không dài hơn SVD. Nó sử dụng các ống nhắm PSO-1 từ thời Liên Xô. Nòng súng của Al-Kadesih được gắn vào súng theo chốt chứ không có đường vặn ốc, dù vậy nó vẫn dài bằng khẩu SVD. Đầu nòng súng có 4 khe để gắn linh kiện phụ trợ thay vì 6 khe như SVD. Và điểm dễ nhận thấy nhất là hộp đạn rời của Al-Kadesih có in khắc hình một cây cọ.

    Các nước sử dụng

    Binh lính Hungary với khẩu SVD.
    Binh lính Kazakhstan đang diễn tập.
    Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ với khẩu SVD. Thủy quân lục chiến đang tham gia bài tập huấn luyện Bọ cạp sa mạc (Desert Scorpion) năm 2009 và đang làm quen với các loại vũ khí tịch thu được ở IraqAfghanistan.

    Các quốc từng sử dụng Dragunov SVD

    Các phiến quân khủng bố sử dụng Dragunov SVD

    •  ISIL: SVD và Type 79

    Chú thích

    1. ^ http://findarticles.com/p/articles/mi_m0IAV/is_4_95/ai_n16884011
    2. ^ a b c d Hogg, Ian (2002). Jane's Guns Recognition Guide. Jane's Information Group. ISBN 0-00-712760-X.
    3. ^ List of DDR weapons
    4. ^ https://vn.sputniknews.com/opinion/201805015326931-tai-sao-quan-doi-khong-the-tu-bo-sung-truong-dragunov/
    5. ^ “USMC - M14 Designated Marksman Rifle (DMR)”.
    6. ^ “First Army Unit Gets New Squad Designated Marksman Rifle”.
    7. ^ “1-24 IN conducts Squad Designated Marksman training”.
    8. ^ Po, Enrico: Dragunov, RID Magazine tháng 6 năm 1997 trang 49-52
    9. ^ “Meet the Chukavin, Russia's New Sniper Rifle”.
    10. ^ https://danviet.vn/nhung-dieu-chua-biet-ve-khau-sung-ban-tia-dang-so-nhat-cua-viet-nam-7777952694.htm
    11. ^ “В Ростехе оценили снайперскую винтовку Драгунова”.
    12. ^ “Súng bắn tỉa Chukavin có thể lặp lại thành công của súng trường Dragunov?”.
    13. ^ “Chrome lined gun barrels”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.
    14. ^ “Evgeniy Dragunov: Creator of Firepower (abstracts from a forthcoming book)”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.
    15. ^ “(in Russian)”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
    16. ^ “Старая "плетка". Почему армия не может отказаться от винтовки Драгунова”.
    17. ^ a b “PSO-1 Manual” (PDF). AR15.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
    18. ^ “snipersparadise.com Nhận xét của các xạ thủ về độ chính xác của SVD”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
    19. ^ Liên Hợp Quốc lên án các xạ thủ bắn tỉa trong chiến tranh Yugoslav vì họ quá hiệu quả
    20. ^ Charlie Gao. “Meet Russia's Dragunov Sniper Rifle: Still Deadly or Obsolete?”.
    21. ^ “Meet Russia's Dragunov Sniper Rifle: Still Deadly or Obsolete?”.
    22. ^ “Meet the Chukavin, Russia's New Sniper Rifle”.
    23. ^ Sivashenkov, Alexey. “Обновленная СВД: как изменили легендарную снайперскую винтовку”.
    24. ^ Charlie Gao. “Meet Russia's Dragunov Sniper Rifle: Still Deadly or Obsolete?”.
    25. ^ https://vn.sputniknews.com/military/201911158248818-cac-luc-luong-dac-nhiem-cua-Fsin-da-noi-ve-sung-truong-ban-tia-orsis/
    26. ^ https://baoquocte.vn/sung-ban-tia-chukavin-co-the-lap-lai-thanh-cong-cua-sung-truong-dragunov-107286.html
    27. ^ The World Defence Almanac 2006, page. 95, Mönch Publishing Group, Bonn 2006
    28. ^ a b c d e f g h i j k Jones, Richard D. Jane's Infantry Weapons 2009/2010. Jane's Information Group; 35 edition (27 tháng 1 năm 2009). ISBN 978-0710628695.
    29. ^ a b Type 79/85 Sniper Rifle. Truy cập 21 tháng 9 năm 2008.
    30. ^ a b 7,62 mm SNIPPING RIFLE. Lưu trữ 2009-01-06 tại Wayback Machine Truy cập 29 tháng 9 năm 2008.
    31. ^ NDM-86. Truy cập 21 tháng 9 năm 2008.
    32. ^ NDM86. Lưu trữ 2009-01-06 tại Wayback Machine Truy cập 29 tháng 9 năm 2008.
    33. ^ “The Finnish Defence Forces 7,62 TKIV Dragunov”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
    34. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
    35. ^ Singh, Lieutenant General R.K. Jasbir. Indian Defence Yearbook. India: Natraj Publishers. tr. 388–391. ISBN 978-8186857113.
    36. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
    37. ^ Walter, John (2006). Rifles of the World. Krause Publications. tr. 100–101. ISBN 0896892417.
    38. ^ Jones, Richard (2009). Jane's Infantry Weapons 2009-2010. Jane's Information Group. tr. 897. ISBN 0710628692.
    39. ^ Iraqi Al Kadesiah. Lưu trữ 2008-10-04 tại Wayback Machine Truy cập 26 tháng 8 năm 2008.
    40. ^ Small Arms (Infantry Weapons) used by the Anti-Coalition Insurgency. Lưu trữ 2008-12-09 tại Wayback Machine Truy cập 26 tháng 8 năm 2008.
    41. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
    42. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
    43. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên miller2001
    44. ^ http://www.army.cz/assets/files/9334/zbrane_definit.pdf

    Liên kết ngoài

    Read other articles:

    Adam Rahayaan,Adam sebagai Wali Kota Tual 2018–2023 Wali Kota Tual Ke-2Masa jabatan23 Mei 2016 – 31 Oktober 2023(Pelaksana tugas: 4 April–23 Mei 2016)PresidenJoko WidodoGubernurSaid AssagaffMurad IsmailWakilAbdul Hamid Rahayaan (2017–18)Usman Tamnge (2018–) PendahuluM.M. TamherPenggantiPetahanaWakil Wali Kota Tual 1Masa jabatan2008–2016PresidenS.B. YudhoyonoJoko WidodoGubernurKarel Albert RalahaluSaid AssagaffWali KotaM.M. Tamher Informasi pribadiLahirAdam Rahayaa...

     

     

    2015 2028 Élections départementales de 2021 dans l'Aude 38 sièges au sein du Conseil départemental de l'Aude les 20 et 27 juin 2021 Type d’élection Élections départementales Campagne Du 31 mai 2021 au 18 juin 2021 Du 21 juin 2021 au 25 juin 2021 Corps électoral et résultats Population 377 719[1] Inscrits au 1er tour 274 094 Votants au 1er tour 108 903   39,73 %  17,7 Votes exprimés au 1er tour 102 055 Votes blancs au 1er tour 3 9...

     

     

    SpaceShipTwo (SS2) spaceplane Enterprise (Virgin Galactic) redirects here. For the enterprise named Virgin Galactic, see Virgin Galactic. Not to be confused with USS Enterprise. VSS Enterprise (N339SS) VSS Enterprise, the first SpaceShipTwo spaceplane, attached to its carrier aircraft WhiteKnightTwo VMS Eve Type Scaled Composites Model 339 SpaceShipTwo Manufacturer Scaled Composites Construction number 1 Registration N339SS First flight 10 October 2010 (crewed gliding flight) 29 April 2013 (p...

    Kebun anggur di Bratislava Anggur Slovakia diproduksi di bagian selatan Slowakia, yang dibagi menjadi 6 daerah penghasil anggur.[1] Meskipun anggur Slovakia kecuali Tokaj tidak terkenal secara internasional, tetapi pada kenyataanya anggur slovakia sangat populer baik di dalam negeri ataupun di negara-negara tetangga slovakia. Sejarah Banyak penulis selama berabad-abad, terutama dari Austria dan Hungaria, melaporkan penghargaan atas produksi lokal Slovakia atas kualitas anggurnya dan a...

     

     

    هذه المقالة تحتاج للمزيد من الوصلات للمقالات الأخرى للمساعدة في ترابط مقالات الموسوعة. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة وصلات إلى المقالات المتعلقة بها الموجودة في النص الحالي. (يونيو 2020) وحدة تشكيل مستعمرة القاعدية (اختصارًا CFU-Baso أو CFU-Bas[1]) هي وحدة تشكيل مستعمرة....

     

     

    Residential in Las Vegas, NevadaAllure Las VegasAllure during constructionGeneral informationStatusCompletedTypeResidentialArchitectural styleModernismLocation200 West Sahara Avenue Las Vegas, NevadaCoordinates36°08′39″N 115°09′33″W / 36.14417°N 115.15917°W / 36.14417; -115.15917GroundbreakingSeptember 28, 2005Completed2007OpeningDecember 2007 (December 2007)HeightRoof466 ft (142 m)Technical detailsFloor count41Design and constructionArchitec...

    Final Fantasy VII RemakeDéveloppeur Square Enix Business Division 1Éditeur Square EnixRéalisateur Tetsuya Nomura (directeur, character designer, concept design, histoire originale) Naoki Hamaguchi (co-directeur, game designer, programmeur) Motomu Toriyama (co-directeur, designer du scénario) [1]Scénariste Kazushige NojimaCompositeur Nobuo UematsuMasashi HamauzuMitsuto SuzukiShotaro ShimaProducteur Yoshinori KitaseDébut du projet 2014[2][source insuffisante]Date de sortie PlayStatio...

     

     

    Pour les articles ayant des titres homophones, voir Holoferne, Holofernes et Holopherne. Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Cet article ne cite pas suffisamment ses sources (février 2019). Si vous disposez d'ouvrages ou d'articles de référence ou si vous connaissez des sites web de qualité traitant du thème abordé ici, merci de compléter l'article en donnant les références utiles à sa vérifiabilité et en les liant à la section «...

     

     

    This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Films and Publications Act, 1996 – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2011) (Learn how and when to remove this message) Films and Publications Act, 1996Parliament of South Africa Long title Act to provide for the classification of certain films and publications;...

    Protective device in ritual magic For other uses, see Magic circle (disambiguation). The Magic Circle by John William Waterhouse (1886) A Solomonic circle with a triangle of conjuration in the East A magic circle is a circle of space marked out by practitioners of some branches of ritual magic, which they generally believe will contain energy and form a sacred space, or will provide them a form of magical protection, or both. It may be marked physically, drawn in a material like salt, flour, ...

     

     

    American baseball player (born 1986) Baseball player Brandon AllenAllen with the Arizona DiamondbacksSt. Louis Cardinals – No. 87First baseman / Assistant hitting coachBorn: (1986-02-12) February 12, 1986 (age 38)Conroe, Texas, U.S.Batted: LeftThrew: RightProfessional debutMLB: August 22, 2009, for the Arizona DiamondbacksNPB: August 12, 2012, for the Fukuoka SoftBank HawksLast appearanceMLB: May 9, 2012, for the Tampa Bay RaysNPB: August 25...

     

     

    此條目可能包含不适用或被曲解的引用资料,部分内容的准确性无法被证實。 (2023年1月5日)请协助校核其中的错误以改善这篇条目。详情请参见条目的讨论页。 各国相关 主題列表 索引 国内生产总值 石油储量 国防预算 武装部队(军事) 官方语言 人口統計 人口密度 生育率 出生率 死亡率 自杀率 谋杀率 失业率 储蓄率 识字率 出口额 进口额 煤产量 发电量 监禁率 死刑 国债 ...

    ヨハネス12世 第130代 ローマ教皇 教皇就任 955年12月16日教皇離任 964年5月14日先代 アガペトゥス2世次代 レオ8世個人情報出生 937年スポレート公国(中部イタリア)スポレート死去 964年5月14日 教皇領、ローマ原国籍 スポレート公国親 父アルベリーコ2世(スポレート公)、母アルダその他のヨハネステンプレートを表示 ヨハネス12世(Ioannes XII、937年 - 964年5月14日)は、ロ...

     

     

    Mary S. Young ParkTypePublic, cityLocationWest Linn, Clackamas County, OregonCoordinates45°22′22″N 122°37′05″W / 45.3728982°N 122.6181477°W / 45.3728982; -122.6181477[1]Operated byWest Linn Parks and Recreation The entrance reflects the park's established roots. The sports field is large enough for several soccer fields. This picnic shelter may be reserved. Other picnic tables are scattered among the trees. Mary S. Young Park is a city park in ...

     

     

    The Cold War in Asia was a major dimension of the worldwide Cold War that shaped diplomacy and warfare from the mid-1940s to 1991. The main countries involved were the United States, the Soviet Union, China, North Korea, South Korea, North Vietnam, South Vietnam, Cambodia, Afghanistan, Iran, Iraq, India, Bangladesh, Pakistan, Indonesia, and Taiwan (Republic of China). In the late 1950s, divisions between China and the Soviet Union deepened, culminating in the Sino-Soviet split, and the two t...

    Naval service component of the U.S. Space Command Not to be confused with Naval Space Command. Navy Space CommandActiveApril 2019 – presentCountry United StatesBranch United States NavyPart of U.S. Space CommandGarrison/HQFort Meade, MarylandMotto(s)Tridens Ad Astra (Latin)CommandersCommanderVice Admiral Craig ClappertonMilitary unit The Navy Space Command (abbreviated NAVSPACECOM) is a command that is tasked with developing space capability to provide the United States Navy ...

     

     

    Questa voce sull'argomento personaggi immaginari è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Edward Wolfgang MunsterButch Patrick nei panni di Eddie Munster nel 1965 UniversoThe Munsters Lingua orig.inglese AutoriAllan Burns (creatore) Chris Hayward (creatore) Norm Liebmann (sviluppatore) Ed Haas (sviluppatore) StudioCBS 1ª app.24 settembre 1964 1ª app. inMunster Masquerade, ep. di I mostri Ultima app. inMockingbird Lane 1ª app...

     

     

    Scottish Cup 2020-2021William Hill Scottish Cup 2020-2021 Competizione Scottish Cup Sport Calcio Edizione 136ª Date dal 28 novembre 2020al 22 maggio 2021 Luogo  Scozia Partecipanti 100 Risultati Vincitore  St. Johnstone(2º titolo) Secondo  Hibernian Semi-finalisti  Dundee Utd St. Mirren Statistiche Incontri disputati 99 Gol segnati 365 (3,69 per incontro) Cronologia della competizione 2019-20 2021-22 Manuale La Scottish Cup 2020-2021 è stata la 136ª ...

    Pour l’article homonyme, voir Antignano (Livourne). Cet article est une ébauche concernant une localité italienne et le Piémont. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Antignano Armoiries Nom piémontais Antignan Administration Pays Italie Région Piémont  Province Asti  Code postal 14010 Code ISTAT 005003 Code cadastral A312 Préfixe tel. 0141 Démographie Gentilé antignanesi Populatio...

     

     

    The Special Honours Lists for Australia are announced by the Sovereign and Governor-General at any time. Some honours are awarded by other countries where Queen Elizabeth II (until 8 September 2022) and King Charles III (from 8 September 2022) is the Head of State and Australians receiving those honours are listed here with the relevant reference. This list also incorporates the Mid Winters Day honours list and the Bravery honours lists. Life Peer Main article: Life Peer Sir Michael Hintze, A...