Ngụy trang là phương pháp được sinh vật hoặc quân đội sử dụng sao cho đối tượng trở nên lẫn vào môi trường xung quanh, không bị chú ý tới khi quan sát từ bên ngoài. Ví dụ thường gặp nhất của ngụy trang là các họa tiết gây nhiễu có độ tương phản cao thường thấy trên quân phục. Bất kỳ thứ gì làm chậm quá trình nhận dạng đều có thể được sử dụng để ngụy trang. Ngụy trang liên quan đến sự đánh lừa các giác quan (thường là thị giác). Mặc dù người quan sát vẫn có thể thấy đối tượng một cách rõ ràng, tuy vậy khó nhận ra do đối tượng đã hòa lẫn với nền xung quanh hoặc đối tượng biến thành một thứ gì đó khác.[1][2] Bài viết này liệt kê các phương pháp ngụy trang được sử dụng bởi động vật và quân đội.
Quy ước trong bảng
Dưới đây là bảng liệt kê và so sánh các phương pháp ngụy trang khác nhau do động vật trên cạn, trên không và dưới nước cũng như trong quân sự sử dụng. Một số phương pháp thường được kết hợp với nhau, ví dụ như loài linh dương bụi rậm vừa sử dụng phương pháp tô màu phòng vệ (countershading) trên toàn bộ cơ thể của nó, vừa có màu sắc gây nhiễu với những đốm nhỏ nhạt màu. Cho đến khi phương pháp ngụy trang tô màu phòng vệ được mô tả vào những năm 1890, màu sắc tự vệ chủ yếu được cho là màu giống với màu của môi trường,[3] và cũng có một loạt các phương pháp khác được sử dụng để ngụy trang hiệu quả.[1][2]
Khi một mục được đánh dấu Phổ biến, phương pháp đó được sử dụng rộng rãi trong môi trường tương ứng, trong hầu hết các trường hợp. Ví dụ, phương pháp tô màu phòng vệ rất phổ biến đối với các loài động vật trên cạn, nhưng không thường được sử dụng để ngụy trang trong quân sự. Các phương pháp ngụy trang chủ đạo trên đất liền là tô màu phòng vệ và màu sắc gây nhiễu, được hỗ trợ bởi các phương pháp khác ít gặp hơn.[4] Các phương pháp ngụy trang chủ đạo trong đại dương là ngụy trang trong suốt,[5] phản chiếu và đối quang.[6] Phương pháp ngụy trang trong suốt và ngụy trang phản chiếu chiếm ưu thế trong độ sâu 100 mét (330 ft) đầu tiên của đại dương; phương pháp ngụy trang đối quang chiếm ưu thế từ khoảng độ sâu 100 mét (330 ft) đến 1.000 mét (3.300 ft).[6] Hầu hết các loài động vật ở biển khơi sử dụng một hoặc nhiều phương pháp này.[6] Ngụy trang quân sự chủ yếu dựa vào việc sử dụng màu sắc gây nhiễu,[7] mặc dù các phương pháp khác như phá vỡ đường viền (đường viền bất thường) cũng được sử dụng và một số khác thì đang được thử nghiệm.
Năm 1890, nhà động vật học người Anh Edward Bagnall Poulton đã phân loại màu sắc động vật theo cách sử dụng của chúng,[8] bao gồm cả ngụy trang và bắt chước.[9] Các danh mục của Poulton phần lớn được giữ lại bởi Hugh Cott sau đó vào năm 1940.[4] Các phân loại Poulton có liên quan được liệt kê trong bảng. Trong trường hợp định nghĩa của Poulton có bao gồm phương pháp ngụy trang được nhắc đến nhưng không đặt tên cụ thể cho nó, cụm từ "một trong số các kiểu" sẽ được đặt bên cạnh tên chính trong cột "Phân loại của Poulton".
Tổng hợp các phương pháp ngụy trang
Ví dụ về các phương pháp ngụy trang được sử dụng ở động vật và trong quân đội
Tô màu phòng vệ ở hai bên hay tô màu phòng vệ Thayer: Có tông màu chuyển dần từ tối ở phía trên sang sáng ở phía dưới (ở mỗi bên thân cơ thể) nhằm loại bỏ hiệu ứng đổ bóng rõ ràng trên cơ thể khi được nhìn từ hai bên
Tô màu phòng vệ trên/dưới: Có màu sắc hoặc hoa văn khác nhau ở trên và dưới để ngụy trang mặt trên cho người quan sát từ trên xuống và mặt dưới cho người quan sát từ dưới lên
—
Mòng biển (bụng màu trắng để hợp với nền trời, tăng khả năng săn mồi thành công)[29]
Ngụy trang đối quang: Tạo ra ánh sáng nhằm tăng độ sáng của vật thể cho phù hợp với nền sáng của môi trường, như mặt dưới của động vật biển so với mặt biển
^Bester, Cathleen. “Striated Frogfish”. Florida Museum of Natural History. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2013.
^Barlow, G. W. (1972). “The attitude of fish eye-lines in relation to body shape and to stripes and bars”. Copeia. 1972 (1): 4–12. doi:10.2307/1442777. JSTOR1442777.
^Middle East AFV Technical Letter. The Tank Museum, UK; originally G(Cam) Eighth Army. 26 tháng 1 năm 1945.
^Bush, Vannevar; Conant, James; Harrison, George; và đồng nghiệp (1946). Camouflage of Sea-Search Aircraft(PDF). Visibility Studies and Some Applications in the Field of Camouflage. Office of Scientific Research and Development, National Defence Research Committee. tr. 225–240. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2013.
^Stephenson, Hubert Kirk. (1948) Applied Physics, pp. 200, 258. Science in World War II; Office of Scientific Research and Development. Volume 6 of Science in World War II (Atlantic Monthly Press Book). Editors: Chauncey Guy Suits and George Russell Harrison. Little, Brown.
Danh mục tham khảo
Barkas, Geoffrey (1952). The Camouflage Story (from Aintree to Alamein). Cassell.