Danh sách kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế

Một đường tròn giao nhau với một hình số tám nằm ngang (đường lemniscat). Đường tròn có nửa màu vàng và nửa màu xanh lá, đường lemniscat có một phần ba màu đỏ, một phần ba màu xanh dương và một phần ba màu đen. Các hình được thể hiện trên một nền màu trắng.
Logo Olympic Toán học Quốc tế

Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMOs - viết tắt của International Mathematical Olympiads) lần đầu tiên được tổ chức tại România vào năm 1959. Kể từ đó, với tư cách là kì thi thuộc Olympic Khoa học Quốc tế lâu đời nhất, IMO đã được tổ chức hàng năm, trừ năm 1980. Năm đó, cuộc thi ban đầu dự định tổ chức tại Mông Cổ, tuy nhiên đã bị hủy bỏ do Liên Xô xâm lược Afghanistan.[1] Do ban đầu cuộc thi được lập ra bởi các nước Đông Âu tham gia khối Warszawa, dưới ảnh hưởng của khối phương Đông,[2] các kỳ thi trước đó chỉ được tổ chức ở các nước Đông Âu và dần dần lan sang các quốc gia khác.[3] Các nguồn thông tin có sự khác nhau về thành phố đăng cai và ngày chính xác tổ chức một số IMO đầu tiên.[4]

IMO lần đầu tiên được tổ chức tại România vào năm 1959, với bảy quốc gia tham dự bao gồm Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan, România và Liên Xô, trong đó quốc gia chủ nhà dẫn đầu.[5] Kể từ đó, số lượng quốc gia tham dự đã tăng lên: từ 14 quốc gia vào năm 1969, 50 quốc gia vào năm 1989 tới 104 quốc gia vào năm 2009.[6]

Triều Tiên là quốc gia duy nhất bị phát giác gian lận, dẫn đến việc bị loại tại IMO lần thứ 32 năm 1991 và lần thứ 51 năm 2010.[7][8] Tháng 1 năm 2011, Google đã tài trợ 1 triệu euro cho ban tổ chức IMO để hỗ trợ chi phí cho các cuộc thi từ năm 2011 đến 2015.[9]

Danh sách kỳ thi

Trắc Quần (Alex) Tống, người có thành tích tốt nhất tại IMO với năm huy chương vàng và một huy chương bạc.
Bốn người đàn ông mặc com lê đen với áo sơ mi xanh nhạt và cà vạt sặc sỡ đứng trước một bức tường làm từ các ván gỗ.
Bốn thí sinh đạt điểm tuyệt đối tại IMO 2001. Từ trái sang phải: Gabriel Carroll, Reid Barton, Chương Chí Cường và Tiểu Lương.
Đội tuyển Bangladesh tại IMO 2009
Đội tuyển Serbia tham dự IMO 2010
Lễ bế mạc IMO 2015
Đội tuyển Đức tại IMO 2016
Đội tuyển Armenia tại IMO 2018
#[6] Địa điểm Năm Ngày[6] Quốc gia dẫn đầu[10] Chú thích
România BrașovBucharest 1959 23 tháng 6 – 31 tháng 7  România [11]
România Sinaia 1960 18 tháng 7 – 25 tháng 7  Tiệp Khắc
Hungary Veszprém 1961 6 tháng 7 – 16 tháng 7  Hungary
Tiệp Khắc České Budějovice 1962 7 tháng 7 – 15 tháng 7  Hungary
Ba Lan WarszawaWrocław 1963 5 tháng 7 – 13 tháng 7  Liên Xô
Liên Xô Moskva 1964 30 tháng 6 – 10 tháng 7  Liên Xô
Cộng hòa Dân chủ Đức Đông Berlin 1965 13 tháng 6 – 13 tháng 7  Liên Xô
Bulgaria Sofia 1966 3 tháng 7 – 13 tháng 7  Liên Xô
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Cetinje 1967 7 tháng 7 – 13 tháng 7  Liên Xô
10  Liên Xô Moskva 1968 5 tháng 7 – 18 tháng 7  Đông Đức
11  România Bucharest 1969 5 tháng 7 – 20 tháng 7  Hungary
12  Hungary Keszthely 1970 8 tháng 7 – 22 tháng 7  Hungary
13  Tiệp Khắc Žilina 1971 10 tháng 7 – 21 tháng 7  Hungary
14  Ba Lan Toruń 1972 5 tháng 7 – 17 tháng 7  Liên Xô
15  Liên Xô Moskva 1973 5 tháng 7 – 16 tháng 7  Liên Xô
16  Cộng hòa Dân chủ Đức ErfurtĐông Berlin 1974 4 tháng 7 – 17 tháng 7  Liên Xô
17  Bulgaria BurgasSofia 1975 3 tháng 7 – 16 tháng 7  Hungary
18  Áo Lienz 1976 2 tháng 7 – 21 tháng 7  Liên Xô
19  Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Belgrade 1977 1 tháng 7 – 13 tháng 7  Hoa Kỳ
20  România Bucharest 1978 3 tháng 7 – 10 tháng 7  România
21  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1979 30 tháng 6 – 9 tháng 7  Liên Xô
-  IMO 1980 được dự định tổ chức ở Mông Cổ nhưng bị hủy và tách thành hai sự kiện không chính thức ở châu Âu.[1]
22  Hoa Kỳ Washington, D.C. 1981 8 tháng 7 – 20 tháng 7  Hoa Kỳ [11]
23  Hungary Budapest 1982 5 tháng 7 – 14 tháng 7  Tây Đức
24  Pháp Paris 1983 3 tháng 7 – 12 tháng 7  Tây Đức
25  Tiệp Khắc Prague 1984 29 tháng 6 – 10 tháng 7  Liên Xô
26  Phần Lan Joutsa 1985 29 tháng 6 – 11 tháng 7  România
27  Ba Lan Warszawa 1986 4 tháng 7 – 15 tháng 7  Liên Xô
 Hoa Kỳ
28  Cuba La Habana 1987 5 tháng 7 – 16 tháng 7  România
29  Úc SydneyCanberra 1988 9 tháng 7 – 21 tháng 7  Liên Xô
30  Tây Đức Braunschweig 1989 13 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc
31  Trung Quốc Bắc Kinh 1990 8 tháng 7 – 19 tháng 7  Trung Quốc
32  Thụy Điển Sigtuna 1991 12 tháng 7 – 23 tháng 7  Liên Xô [11][gc 1]
33  Nga Moskva 1992 10 tháng 7 – 21 tháng 7  Trung Quốc [11]
34  Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul 1993 13 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc
35  Hồng Kông Hồng Kông[gc 2] 1994 8 tháng 7 – 20 tháng 7  Hoa Kỳ
36  Canada Toronto 1995 13 tháng 7 – 25 tháng 7  Trung Quốc [12]
37  Ấn Độ Mumbai 1996 5 tháng 7 – 17 tháng 7  România [13]
38  Argentina Mar del Plata 1997 18 tháng 7 – 31 tháng 7  Trung Quốc [14]
39  Đài Loan Đài Bắc 1998 10 tháng 7 – 21 tháng 7  Iran [15]
40  România Bucharest 1999 10 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc
 Nga
[16]
41  Hàn Quốc Daejeon 2000 13 tháng 7 – 25 tháng 7  Trung Quốc [17]
42  Hoa Kỳ Washington, D.C. 2001 1 tháng 7 – 14 tháng 7  Trung Quốc [18]
43  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Glasgow 2002 19 tháng 7 – 30 tháng 7  Trung Quốc [19]
44  Nhật Bản Tokyo 2003 7 tháng 7 – 19 tháng 7  Bulgaria [20]
45  Hy Lạp Athens 2004 6 tháng 7 – 18 tháng 7  Trung Quốc [21]
46  México Mérida 2005 8 tháng 7 – 19 tháng 7  Trung Quốc [22]
47  Slovenia Ljubljana 2006 6 tháng 7 – 18 tháng 7  Trung Quốc [23]
48  Việt Nam Hà Nội 2007 19 tháng 7 – 31 tháng 7  Nga [24]
49  Tây Ban Nha Madrid 2008 10 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc [25]
50  Đức Bremen 2009 10 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc [26]
51  Kazakhstan Astana 2010 2 tháng 7 – 14 tháng 7  Trung Quốc [27]
52  Hà Lan Amsterdam 2011 13 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc [28]
53  Argentina Mar del Plata 2012 4 tháng 7 – 16 tháng 7  Hàn Quốc [29]
54  Colombia Santa Marta 2013 18 tháng 7 – 28 tháng 7  Trung Quốc [30]
55  Cộng hòa Nam Phi Cape Town 2014 3 tháng 7 – 13 tháng 7  Trung Quốc [31]
56  Thái Lan Chiang Mai 2015 4 tháng 7 – 16 tháng 7  Hoa Kỳ [32]
57  Hồng Kông Hồng Kông 2016 6 tháng 7 – 16 tháng 7  Hoa Kỳ [33]
58  Brasil Rio de Janeiro 2017 12 tháng 7 – 23 tháng 7  Hàn Quốc [34]
59  România Cluj-Napoca 2018 3 tháng 7 – 14 tháng 7  Hoa Kỳ [35]
60  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Bath 2019 11 tháng 7 – 22 tháng 7  Trung Quốc
 Hoa Kỳ
[36]
61  Nga Sankt-Peterburg (trực tuyến)[gc 3] 2020 16 tháng 9 – 26 tháng 9  Trung Quốc [38][39]
62  Nga Sankt-Peterburg (trực tuyến)[gc 4] 2021 14 tháng 7 – 24 tháng 7  Trung Quốc [41]
63  Na Uy Oslo

(trực tuyến kết hợp trực tiếp)

2022 6 tháng 7 – 16 tháng 7 Trung Quốc Trung Quốc [42]
64  Nhật Bản Chiba 2023 2 tháng 7 – 13 tháng 7 CTB [43]
65  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Bath 2024 CTB CTB [44]
66  Úc Melbourne 2025 CTB CTB [45]

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Năm 1991 đánh dấu lần cuối cùng Liên Xô tham gia. Từ năm 1992, các nước thuộc Liên Xô – bao gồm Nga – tham gia riêng biệt.[10]
  2. ^ Vào thời điểm diễn ra kỳ thi Olympic, Hồng Kông không phải là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  3. ^ Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, IMO năm 2020 được hoãn xuống tháng Bảy tới tháng Chín với hi vọng có thể tổ chức cuộc thi trực tiếp, tuy nhiên sau này phải chuyển thành tổ chức trực tuyến.[37]
  4. ^ IMO năm 2021 ban đầu được lên kế hoạch tổ chức ở Washington, D.C. Tuy nhiên, Hoa Kỳ từ chối đăng cai kì thi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.[40][37]

Tham khảo

  1. ^ a b Những sự kiện không chính thức đã được tổ chức ở Phần Lan và Luxembourg vào năm 1980. “UK IMO register”. IMO. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ “More IMO Facts”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “Singapore International Mathematical Olympiad (SIMO) Home Page”. Singapore Mathematical Society. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ “Norwegian Students in International Mathematical Olympiad”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ “1st IMO 1959”. IMO. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ a b c “Timeline”. IMO. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ Caesar, Ed (19 tháng 4 năm 2021). “The Incredible Rise of North Korea's Hacking Army”. The New Yorker (xuất bản 26 tháng 4 năm 2021). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ “International Mathematical Olympiad: Democratic People's Republic of Korea”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ Google Europe Blog: Giving young mathematicians the chance to shine. Googlepolicyeurope.blogspot.com (2011-01-21). Truy cập 2013-10-29.
  10. ^ a b “Ranking of countries”. IMO. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2011.
  11. ^ a b c d “US teams at the IMO”. Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2011.
  12. ^ “IMO 1995”. Hiệp hội Toán học Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  13. ^ “IMO 1996”. Hiệp hội Toán học Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  14. ^ “IMO 1997” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Argentina. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  15. ^ “IMO 1998”. Republic of China. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 1998.
  16. ^ “IMO 1999”. Hiệp hội Toán học Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  17. ^ “IMO 2000”. Wolfram. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  18. ^ “IMO 2001”. Hiệp hội Toán học Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  19. ^ Andreescu, Titu (2004). USA & International Mathematical Olympiads 2002. Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ. ISBN 978-0-88385-815-8.
  20. ^ “IMO 2003”. Nhật Bản. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  21. ^ “IMO 2004”. Hi Lạp. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2004.
  22. ^ “IMO 2005”. México. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2005.
  23. ^ “IMO 2006”. Slovenia. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  24. ^ “IMO 2007”. Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  25. ^ “IMO 2008”. Tây Ban Nha. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  26. ^ “IMO 2009” (bằng tiếng Đức). Đức. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  27. ^ “51st IMO 2010”. IMO. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  28. ^ “52nd IMO 2011”. IMO. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  29. ^ “53rd IMO 2012”. IMO. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  30. ^ “54th International Mathematical Olympiad”. Universidad Antonio Nariño. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  31. ^ “55th IMO 2014”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  32. ^ “56th IMO 2015”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  33. ^ “57th IMO 2016”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  34. ^ “58th IMO 2017”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  35. ^ “59th IMO 2018”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  36. ^ “60th IMO 2019”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2016.
  37. ^ a b “Virtual IMO 2020 – Russia”. International Mathematical Olympiad Foundation. 11 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2022.
  38. ^ “61st IMO 2020”. IMO. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  39. ^ “Annual Regulations for IMO 2020” (PDF).
  40. ^ “Original IMO 2021 site”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  41. ^ “62nd IMO 2021”. IMO. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2016.
  42. ^ “63rd IMO 2022”. IMO. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2017.
  43. ^ “64th IMO 2023”. IMO. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2018.
  44. ^ “65th IMO 2024”. IMO. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  45. ^ “66th IMO 2025”. IMO. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.

Thư mục

Liên kết ngoài