Danh sách quân chủ Scotland

Quân chủ của Scotland
Chân dung lý tưởng hóa bằng tượng của Robert the Bruce
Chi tiết
Quân chủ đầu tiênKenneth I MacAlpin
Thành lập843
Cây gia phả quân chủ Scotland cùng với những người tiếm ngôi. Những người tiếm ngôi trong cây được in nghiêng.

Dưới đây là danh sách quân chủ Scotland, tức nguyên thủ nhà nước của vương quốc Scotland. Theo truyền thống, vị vua Scotland đầu tiên là Kenneth I MacAlpin (Cináed mac Ailpín), người sáng lập ra nhà nước Scotland năm 828. Trong lịch sử, vương quốc Scotland kế thừa phát triển từ "Vương quốc người Picts" (và sau là vương quốc Strathclyde, vương quốc bị người Scotland chinh phục và sau đó sát nhập vào tân vương quốc Scotland vào khoảng thế kỷ 11) mặc dù trên thực tế thì sự tồn tại này là sản phẩm của các câu chuyện thần thoại thời trung cổ và sự nhầm lẫn trong khi phiên dịch tiếng Latin, cụ thể là cụm từ Rex Pictorum (Vua của người Picts) bị trờ thành Rí Alban (Vua Alba) dưới thời Donald II khi dịch cuốn biên niên sử từ tiếng Latin sang tiếng bản địa vào khoảng thế kỷ thứ 9, lúc này cụm từ Alba trong tiếng Gael Scotland được hiểu theo nghĩa là "Vương quốc của người Picts" hơn là theo nghĩa Britain (Đảo quốc Anh - nghĩa cũ của cụm từ này).[1]

Vương quốc của người Picts biết đến với tên gọi là Vương quốc Alba trong tiếng Gael Scotland, tên gọi mà về sau này được biết đến trong tiếng Scots và tiếng Anh là Scotland; cách gọi trong cả hai ngôn ngữ nhày đều không đổi cho đến ngày nay. Cho đến tận cuối thế kỷ 11, các vị vua Scotland mới sử dụng cụm từ rex Scottorum, hay vua của người Scots để chỉ tước hiệu của mình theo ngôn ngữ Latin. Vương quốc Scotland sau này sát nhập với vương quốc Anh năm 1707 nhằm tạo thành Vương quốc Đại Anh. Do đó, nữ vương Anne trở thành vị quân chủ cuối cùng của các vương quốc Scotland và Anh cũ, cũng như là vị quân chủ đầu tiên của nhà nước Đại Anh mới, mặc dù cả hai vương quốc Scotland và Anh đều đã nằm dưới sự trị vì của một vị quân chủ duy nhất kể từ sau năm 1603 (xem Liên minh Vương thất). Chú của Anne là Charles II đã người cuối cùng làm lễ gia miện ở Scotland năm 1651 tại Scone. Ông có một lễ gia miện lần thứ hai ở London sau đó 10 năm.

Huy hiệu

Danh sách quân chủ Scotland

Nhà Alpin (848 – 1034)

Sự cai trị của Kenneth MacAlpin là sự khỏi đầu cai trị cho gia tộc thường được gọi với cái tên Alpin, theo các quan điểm sử học hiện đại. Hậu duệ của Kenneth MacAlpin chia ra làm hai nhánh, ngai vàng thì luân phiên chuyển giao giữa hai nhánh này, cái chết của các vị vua của một nhánh cai trị bất kỳ thường rất sớm do sự đẩy nhanh việc chuyển giao bởi các nguyên nhân như chiến tranh, ám sát hoặc do những kẻ tiếm ngôi gây nên. Malcolm II là người cai trị cuối cùng thuộc gia tộc Alpin, ông thành công trong việc loại bỏ những đối thủ tiếm vị của mình nhưng lại chết không có con cái; do đó ngai vàng được chuyển giao cho cháu trai theo đằng ngoại của ông là Duncan I, người khai sinh ra dòng tộc Dunkeld.

Tên
(Tiếng Gaelic hiện đại)
(Tiếng Gaelic trung cổ)
Biệt hiệu Chân dung Danh xưng Sinh

mất
Thời gian trị vì
Kenneth I MacAlin[2]
(Coinneach mac Ailpein)
(Cináed mac Ailpín / Ciniod m. Ailpin)[3]
An Ferbasach
"Nhà chinh phục"[4]
không khung Rex Pictorum
("Vua của người Picts")
810

13 tháng 2 năm 858
843/848

13 tháng 2 năm 858
Donald I[5]
(Dòmhnall mac Solein)
(Domnall mac Ailpín)
không khung 812

13 tháng 4 năm 862
13 tháng 2 năm 858

13 tháng 4 năm 862
Constantine I[6]
(Còiseam mac Choinnich)
(Causantín mac Cináeda)
An Finn-Shoichleach
"Giả phong túc"[7][8]
không khung ?

872
13 tháng 4 năm 862

872
Áed[9]
(Aodh mac Choinnich)
(Áed mac Cináeda)
không khung ?

878
872

878
Giric[10]
(Griogair mac Dhunghail)
(Giric mac Dúngail)
Mac Rath
"Đứa con của Thần may mắn"[11]
không khung c. 878

889
878

889
Eochaid
()
(Eochaid mac Run)[a]
?

889
878

889 (?)
Donald II[12]
(Dòmhnall mac Chòiseim)
(Domnall mac Causantín)
Dásachtach
"Người điên"[13]
không khung Rí Alban
("Vua Scotland")
Rì nan Albannaich
("Vua của người Scots")
?

900
889

900
Constantine II[14]
(Còiseam mac Aoidh)
(Causantín mac Áeda)
An Midhaise
"Người trung niên"[15]
không khung không trễ hơn năm 879

952
900

943
Malcolm I[16]
(Maol Chaluim mac Dhòmhnaill)
(Máel Coluim mac Domnall)
An Bodhbhdercc
"Hồng quỵ hại"[17][18]
không khung 5 tháng 10 năm 987

3 tháng 12 năm 954
943

3 tháng 12 năm 954
Indulf[19][20]
()
(Ildulb mac Causantín)
An Ionsaighthigh
"Kẻ hung hăng"[21]
không khung ?

962
3 tháng 12 năm 954

962
Dub/Dubh or Duff[22]
(Dub mac Maíl Choluim)
(Dubh mac Mhaoil Chaluim)
Dén
"Kẻ mãnh liệt"[23]
không khung c. 928

967
962

967
Cuilén[24]
(Cailean)
(Cuilén mac Ilduilb)
An Fionn
"Vua tóc trắng"[25]
không khung ?

971
967

971
Amlaíb
(Amhlaigh)
(Amlaíb mac Ilduilb)
?

977
967/971

977
Kenneth II[26]
(Coinneach mac Mhaoil Chaluim)
(Cináed mac Maíl Choluim)
An Fionnghalach
"Kẻ giết anh trai"[27]
không khung ?

995
977

995
Constantine III[28]
(Còiseam mac Chailein)
(Causantín mac Cuiléin)
Constantinus Calvus
"Constantine Hói"
không khung c. 970

997
995

997
Kenneth III[29]
(Coinneach mac Dhuibh)
(Cináed mac Duib)
An Donn
"Thủ lĩnh/Tóc rối"[30]
không khung c. 966

25 tháng 3 năm 1005
997

25 tháng 3 năm 1005
Malcolm II[31]
(Maol Chaluim mac Choinnich)
(Máel Coluim mac Cináeda)[b]
Forranach
"Kẻ hủy diệt"[32]
không khung c. 954

25 tháng 11 năm 1034
c. 25 tháng 3 năm 1005

25 tháng 11 năm 1034
  1. ^ Eochiad là con của Run, Vua xứ Strathclyde nhưng mẹ của ông là con gái của Kenneth I. Thời kỳ cai trị của của ông không có tài liệu xác thực rõ ràng. Có thể là ông không bao giờ trở thành vua, hoặc nếu có thì cũng là đồng vương với Giric.
  2. ^ Amlaíb chỉ được biết đến thông qua việc một số nguồn nhắc đến cái chết của ông vào năm 977, các nguồn này nói rằng ông là vua của xứ Alba; tuy nhiên kể từ khi Kenneth II được ghi nhận là vua trong những năm 972 – 973, Amlaíb phải nắm quyền trong khoảng những năm 973 – 979.

Nhà Dunkeld (1034 – 1286)

Duncan kế nhiệm ngội vua với tư cách là cháu ngoại của Malcolm II, do đó thì gia tộc Dunkeld có mối quan hệ gần gũi với gia tộc Alpin. Ông sau đó bị giết trong chiến trận bởi Macbeth, người có một triều đại cai trị lâu dài và thành công sau đó nữa. Trong một loại những trận chiến xảy ra trong khoảng những năm 1057 đến 1058, con trai của Duncan là Malcolm III đã đánh bại và giết chết Macbeth cùng đứa con trai riêng (cũng là người kế vị ngai vàng) của ông là Lulach, giành lấy ngôi vương Scotland. Quan hệ thù địch trong vương triều tuy vậy là không kết thúc; khi Malcolm chết trên chiến trường, người anh em ruột của ông là Donald III (biệt hiệu "Bán") chiếm lấy ngai vàng xứ Scotland cùng với việc trục xuất các con của Malcolm III ra khỏi Scotland. Sau này, một cuộc nội chiến khác lại khởi phát, lần này hai bên đối thủ là Donald III và một trong những đứa con bị trục xuất của Malcolm III là Edmund, đối đấu với họ là những người con lưu vong của Malcolm III trở về từ Anh, trước là Dulcan II và sau là Edgar. Edgar sau đó chiến thắng, trục xuất chú và anh trai của mình đến sống ở tu viện. Sau thời kỳ cai trị của David I, một trong những đứa con cuối cùng của Malcolm IIiI cai trị Scotland, ngai vàng vương quốc được trao theo kiểu cha truyền con nối, nếu vua không có con thì truyền lại cho anh em cai trị.

Tên
(Tiếng Gaelic hiện đại)
(Tiếng Gaelic trung cổ)
Sinh – mất
Biệt hiệu Chân dung Danh xưng Thời gian trị vì Hôn nhân
Duncan I[33]
(Donnchadh mac Crìonain)
(Donnchad mac Crínáin)
c. 1001 – 14 tháng 8 năm 1040
An t-Ilgarach
(Kẻ bệnh tật/Ốm yếu)[34]
không khung Rí Alban 25 tháng 11 năm 1034

14 tháng 8 năm 1040
Suthen
Ít nhất 2 người con
Macbeth[35]
(MacBheatha mac Fhionnlaigh)
(Mac Bethad mac Findlaích)
c. 1005 – 15 tháng 8 năm 1057
Rí Deircc
(Vị vua đỏ)[34]
không khung 14 tháng 8 năm 1040

15 tháng 8 năm 1057
Gruoch
Không có con
Lulach[36]
(Lughlagh mac Gille Chomghain)
(Lulach mac Gille Comgaín)
Trước 1033 – 17 tháng 3 năm 1058
Tairbith
(Kẻ không may mắn)[37]

Fatuus
(Kẻ ngốc ngếch)[38]
không khung 15 tháng 8 năm 1057

17 tháng 3 năm 1058
Không kết hôn
Malcolm III[39]
(Maol Chaluim mac Dhonnchaidh)
(Máel Coluim mac Donnchada)
? – 13 tháng 11 năm 1093
Canmore
(Đại thủ lĩnh)[40]
không khung Rí Alban / Scottorum basileus 17 tháng 3 năm 1058

13 tháng 11 năm 1093
Ingebjørg Finnsdatter
3 người con
không khung
Margaret xứ Wessex
1070
8 người con
Donald III[41]
(Maol Chaluim mac Dhonnchaidh)
(Máel Coluim mac Donnchada)
c. 1032 – 1099
Bán
(Công bằng)
không khung Rí Alban 13 tháng 11 năm 1093

Tháng 5 năm 1094
Không rõ danh tính
Ít nhất 1 người con
Duncan II[42]
(Donnchadh mac Mhaoil Chaluim)
(Donnchad mac Maíl Choluim)
c. 1060 – 12 tháng 11 năm 1094
không khung Rí Alban / Rex Scottorum Tháng 5 năm 1094

12 tháng 11 năm 1094
Ethelreda xứ Northumbria
1 người con
Donald III[41]
(Maol Chaluim mac Dhonnchaidh)
(Máel Coluim mac Donnchada)
c. 1032 – 1099
Bán
(Công bằng)
không khung Rí Alban 12 tháng 11 năm 1094

1097
Không rõ danh tính
Ít nhất 1 người con
Edgar[43]
(Eagar mac Mhaoil Chaluim)
(Étgar mac Maíl Choluim)
c. 1074 – 8 tháng 1 năm 1107
Probus
(Dũng cảm)[44]
không khung Rí Alban / Rex Scottorum 1097

8 tháng 1 năm 1107
Không kết hôn
Alexander I[45]
(Alasdair mac Mhaoil Chaluim)
(Alaxandair mac Maíl Choluim)
c. 1078 – 23 tháng 4 năm 1124
"Tàn nhẫn"[46] không khung 8 tháng 1 năm 1107

23 tháng 4 năm 1124
Sybille xứ Normandie
c. 1107
Không có con
David I[47]
(Dàibhidh mac Mhaoil Chaluim)
(Dabíd mac Maíl Choluim)
c. 1084 – 24 tháng 5 năm 1153
"Thánh"[48] không khung 23 tháng 4 năm 1124

24 tháng 5 năm 1153
Maud xứ Huntingdon
c. 1107
Không có con
Malcolm IV[49]
(Maol Chaluim mac Eanraig)
(Máel Coluim mac Eanric)
Trước 24 tháng 5 năm 1141 – 9 tháng 12 năm 1165
Virgo
(Con gái)

Canmore
(Đại thủ lĩnh)[40]
không khung 24 tháng 5 năm 1153

9 tháng 12 năm 1165
Không kết hôn
William I
(Uilleam mac Eanraig)
(Uilliam mac Eanric)
c. 1142 – 4 tháng 12 năm 1214
"Sư kỳ"

Garbh
(Cộc cằn)
[50]
không khung 9 tháng 12 năm 1165

4 tháng 12 năm 1214
Ermengarde xứ Beaumont
5 tháng 9 năm 1186
3 người con
Alexander II[51]
(Alasdair mac Uilleim)
(Alaxandair mac Uilliam)
24 tháng 8 năm 1198 – 6 tháng 7 năm 1249
không khung 4 tháng 12 năm 1214

6 tháng 7 năm 1249
không khung
Joan của Anh
21 tháng 6 năm 1221
Không có con
Marie xứ Coucy
15 tháng 5 năm 1239
1 người con
Alexander III[52]
(Alasdair mac Alasdair)
(Alaxandair mac Alaxandair)
4 tháng 9 năm 1241 – 19 tháng 3 năm 1286
không khung 6 tháng 7 năm 1249

19 tháng 3 năm 1286
không khung
Margaret của Anh
26 tháng 12 năm 1251
3 người con
không khung
Yolande xứ Dreux
15 tháng 10 năm 1285
Không có con

Nhà Sverre (1286 – 1290)

Vai trò ngôi vương của Margaret, Thiếu nữ Na Uy vẫn còn gây tranh cãi trong giới sử gia. Một trong số những người viết tiểu sử cho bà là Archie Duncan cho rằng do bà "không làm lễ đăng quang nên bà không trở thành nữ vương của người Scot". Một sử gia khác là Norman H. Reid cho rằng Margaret "được chấp nhận làm nữ vương" bởi những người ủng hộ đương thời, và có lẽ do không làm lễ đăng quang nên "[bà] không thể khởi đầu việc trị vì của mình được".

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian trị vì
Magaret[53]
Thiếu nữ Na Uy
không khung Tháng 3/4 năm 1283 – Tháng 9 năm 1290 19 tháng 3 năm 1286 – Tháng 9 năm 1290

Thời kỳ không ngai thứ nhất (1290 – 1292)

Nhà Balliol (1292 – 1296; khôi phục nền quân chủ Scotland)

Cái chết của Magaret của Na Uy bắt đầu hai năm trống ngôi cho vương quốc Scotland do vấn đề kế vị. Với cái chết của cô, nhánh kế vị của William I tuyệt tự và cũng không có người kế vị rõ ràng. 13 ứng cử viên có thể kế vị ngai vàng xuất hiện, với ứng cử viên sáng giá nhất là John Balliol, chắt nội của em trai của William I là David xứ Huddington và Robert de Brus, Lãnh chúa thứ 5 xứ Annandale, cháu trai của David xứ Huddington. Các đại thần Scotland mời Edward I của Anh đến phân xử người kế vị. Ông này chấp thuận lời đề nghị nhưng buộc người Scotland phải thề trung thành với ông. Cuối cùng, các đại thần quyết định rằng John Balliol lên làm vua Scotland, nhưng ông này tỏ ra là người cai trị yếu kém. Hai năm sau đó thì John Balliol bị buộc phải thoái vị nhằm phục vụ mưu đồ sát nhập Scotland vào vương quốc Anh của Edward I.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian trị vì Hôn nhân
John Balliol[54]
Toom Tabard
(Kẻ khoác áo choàng rỗng)
(Iain Balliol)
không khung c. 1249 – c. 25 tháng 11 năm 1314 17 tháng 11 năm 1292 – 10 tháng 7 năm 1296 không khung
Isabella de Warenne
c. 9 tháng 2 năm 1291
Ít nhất 1 người con

Thời kỳ không ngai thứ hai (1292 – 1306)

Nhà Bruce (1306 – 1371; lần hai khôi phục quân chủ Scotland)

Trong 10 năm, đất Scotland không hề có vua. Tuy vậy, người Scotland vẫn không khoanh tay đứng nhìn việc người Anh cai trị vùng đất quê hương mình. Từ William Wallace, John Comyn và cuối cùng là Robert Bruce (cháu trai của Robert de Brus, Lãnh chúa thứ 5 xứ Annandale, một trong những ứng cử viên cho ngai vàng xứ Scotland năm 1292) chiến đấu chống lại sự cai trị của Anh quốc. Bruce cùng những cận thần thân cận của ông đã trừ khử đối thủ đang đe dọa con đường đoạt lấy ngai vàng của ông, John Comyn, tại nhà thờ Greyfriars tại Dumfries vào ngày 10 tháng 6 năm 1306. Sau đó cũng trong cùng năm, Robert đăng quang ngai vàng Scotland. Ông sau đó bị săn lùng với tội danh giết người và sau đó trốn ra ngoài hải đảo, để lại một Scotland không có người lãnh đạo. Người Anh sau đó tái chiến với người Scotland, và khoảng một năm sau đó thì Robert quay lại, giành lại được sự ủng hộ cho mình. Sức mạnh của ông, đối lập với Edward II có phần ít quyết tâm hơn thay thế với vua cha Edward I của Anh trong cuộc chiến với Scotland, cho phép người Scotland giành lại được độc lập cho quốc gia của mình. Sau trận Bannockburn năm 1304, quân Anh bị Scotland đem quân truy đuổi; đến năm 1326, người Anh buộc phải kí hòa ước với người Scotland, theo đó chấp nhận sự độc lập của Scotland. Con của Robert, David II, lên ngôi khi còn nhỏ và người Anh, dưới sự hậu thuẫn của Edward Balliol, con của vua John Balliol, tái gây chiến trở lại đối với Scotland, buộc David phải rời khỏi quê nhà của mình. Edward Balliol tự mình làm lễ gia miện và cai trị người Scot sau đó (1332–1356), nhượng các bá quốc phía Nam cho người Anh trước khi bị loại khỏi ngai vàng một lần nữa. David sống lưu vong trong phần lớn khoảng thời gian cai trị của mình, trước là sống trong tự do với đồng minh Pháp của ông, sau là sống trong giam cầm bởi người Anh. Ông chỉ quay trở lại Scotland năm 1537, và sau cái chết của ông năm 1371 mà không có con kế vị thì sự cai trị của nhà Bruce với Scotland cũng kết thúc.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian trị vì Hôn nhân
Robert I[55]
Tộc Bruce
(Raibeart a Briuis)
không khung 11 tháng 7 năm 1274 – 7 tháng 6 năm 1329 25 tháng 3 năm 1306 – 7 tháng 6 năm 1329 không khung
Isabella xứ Mar
Nửa đầu năm 1296
1 người con
không khung
Elizabeth de Burgh
1302
5 người con
David II[56]
(Dàibhidh Bruis)
không khung 5 tháng 3 năm 1324 – 22 tháng 2 năm 1371 7 tháng 6 năm 1329 – 22 tháng 2 năm 1371 không khung
Joan của Anh
17 tháng 7 năm 1328
Không có con
Margaret Drummond
20 tháng 2 năm 1364
Không có con

Nhánh tiếm vị (Nhà Balliol; 1332 – 1356)

Edward Balliol là con của vua John Balliol, người đã cai trị Scotland trong 4 năm sau khi được lựa chọn là người cai trị trong cuộc đại hỗn loạn ở Scotland năm 1293. Sau khi John Balliol thoái vị, ông chạy đến sống ẩn dật trong suốt phần đời còn lại ở Picardy, Pháp cho đến khi mất. Người con Edward Balliol của ông sau đó lợi dụng sự hỗn loạn của Scotland dưới thời kỳ cai trị của David II nhằm dẫn quân chinh phục vùng đất này dưới sự hỗ trợ của người Anh. Sau khi đánh bại các lực lượng dưới quyền các nhiếp chính đại thần Scotland thì Edward đăng quang ngôi vương tại Scone năm 1320. Ông bị các nhiếp chính đánh bại ngay sau đó và buộc phải rút lui về Anh. Dưới sự hậu thuẫn của người Anh, Edward Balliol cố gắng đoạt lại ngôi vương thêm 2 lần, vào các năm 1333 và 1335 với kịch bản khá giống nhau: Đầu tiên ông chiếm được ngôi vương Scotland và cai trị vùng đất một thời gian ngắn, sau đó thì các rắc rối xảy ra khiến sự cai trị của ông bị suy yếu nghiên trọng và buộc phải rút lui trở về Anh, cho đến khi ông về lần 2 đã là năm 1336. Khi David quay trở về năm 1341 để cai trị vương quốc một lần nữa, Edward mất đi phần lớn sự ủng hộ dành mình. Khi David bị bắt giữ trên chiến trường năm 1346, Edward Balliol nỗ lực thêm lần nữa nhằm chiếm lấy ngai vàng Scotland nhưng ông có rất ít sự ủng hộ, và chiến dịch của ông lại thất bại trước khi có được thêm sự chú ý từ phía Scotland. Năm 1356, Edward từ bỏ mọi yêu sách liên quan đến ngai vàng Scotland.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian trị vì Yêu sách
Edward Balliol
(Đối lập với David II)
không khung c. 1283 – Tháng 1 năm 1364 24 tháng 9 năm 1332 – 20 tháng 1 năm 1356 Con trai John Balliol, ứng cử viên cho ngai vàng Scotlanh thay thế cho David II đang lưu vong.

Nhà Stewart/Stuart (1371 – 1651)

Robert the Stewart là cháu ngoại của Robert I qua con gái thứ của ông là Marjorie. Sinh năm 1306, ông già hơn chú của mình là David II. Do vậy, ông bắt đầu cai trị khi đã ở tuổi 55, độ tuổi không thể cai trị mạnh mẽ được, điều mà sau này cũng xảy ra với con trai ông là Robert III (ông đã 53 tuổi khi kế thừa vương vị năm 1590 và sau đó bị thương nặng sau khi bị ngã ngựa. Điều này dẫn đến việc 5 vị vua trẻ lên cai trị sau đó dưới sự hỗ trợ của các nhiếp chính. Thời kỳ Stewart do vậy chứng kiến sự suy yếu nghiêm trọng về quyền lực của nhà vua, các quý tộc thì chiếm đoạt lấy vương quyền, sau đó là thời kỳ cai trị cá nhân của nhà vua, thời điểm các nhà vua cố gắng sửa chữa sai lầm gây ra từ thời kỳ trị vì lúc còn nhỏ của họ, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ thời kỳ của người tiền nhiệm trước đó. Các quý tộc Scotland ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn, và việc cai trị Scotland trở nên khó khăn hơn. Những nỗ lực kiểm soát của James I kết thúc bằng việc ông bị ám sát. James III thì bị giết trong một cuộc nội chiến giữa ông và các quý tộc, dẫn đầu bởi con trai của ông (sau là James IV). Khi James IV, người tiến hành cai trị một cách hà khác cũng như đàn áp các qúy tộc, mất tại trận Flodden, người vợ của ông là Magaret Tudor được đề cử nhiếp chính cho người con trai nhỏ tuổi của bà là James V, đã không bị những mối thù hằn đối với các quý tộc, và với của James V là Mary xứ Guise kế nhiệm nhiếp chính con gái Mary I chỉ có thể cai trị Scotland một cách yên bình thông qua việc chia rẽ và chinh phục các quý tộc chống đối, đồng thời lợi dụng sự hối lộ của người Pháp và cai trị đất nước bằng bàn tay cai trị tự do của mình. Cuối cùng, Mary I, con gái James V, nhận thấy rằng bà không thể cai trị Scotland do sự chống đối của đông đảo tầng lớp quý tộc cũng như sự cứng rắn đến từ người dân, vốn theo đạo Calvin và phản đối đức tin Công giáo của bà. Cuối cùng bà bị buộc phải thoái vị và rời đến sống lưu vong tại Anh, nơi mà Mary đã trải qua 18 năm cuối cùng của mình với việc bị giam giữ ở nhiều lâu đài và dinh thự khác nhau trước khi bị Elizabeth I buộc tội xử tử hình vì tội phản bội vị nữ vương Anh này. Khi Mary I thoái vị, con của bà với người cha thứ hai của mình là Henry, Lãnh chúa Darnley (một thành viên thứ của gia tộc Stuart) lên ngôi, lấy hiệu James VI (với tư cách là vua).

James VI trở thành vua của Anh vào năm 1603 với tước hiệu James I khi mà người cô Elizabeth I mất mà không có con kế thừa. Từ đó trở đi, mặc dù hai vương quốc Anh và Scotland mặc dù riêng biệt, các vị quân chủ Scotland lại sống chủ yếu ở Anh. Charles I, con của James, sau đó phải đối mặt với một cuộc nội chiến trên đảo quốc Anh. Cuộc xung đột trên đảo quốc Anh kéo dài 8 năm và kết thúc bằng sự trục xuất Charles I ra nước ngoài. Quốc hội Anh sau đó tuyên bố kế thúc sự cai trị của nền quân chủ trên đảo Anh. Nghị viện Scotland, sau một số động thái cân nhắc ban đầu, quyết định cắt đứt liên hệ với Anh và tuyên bố rằng Charles II, con của Charles I, sẽ trở thành vua. Ông này cai trị Scotland cho đến năm 1651, khi Oliver Cromwell đưa quân xâm lược vùng đất và buộc Charles II phải đi ra lưu vong sinh sống.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian trị vì Hôn nhân
Robert II[57]
Nhà Stewart
(Raibeart II Stiùbhairt)
không khung 2 tháng 3 năm 1316 – 19 tháng 4 năm 1390 22 tháng 2 năm 1371 – 19 tháng 4 năm 1390 Elizabeth Mure
1336
(Trái theo giáo luật)
1349 (Miễn trừ từ giáo hoàng)
10 người con
----không khung
Euphemia xứ Ross
2 tháng 5 năm 1355
4 người con
Robert III[58]
Ông vua khập khễnh
(Raibeart III Stiùbhairt)
không khung c. 1337 – 4 tháng 4 năm 1406 19 tháng 4 năm 1390 – 4 tháng 4 năm 1406 không khung
Anabella Drummond
c. 1367
7 người con
James I[59]
(Seumas I Stiùbhairt)
không khung Nửa cuối tháng 7 năm 1394 – 21 tháng 2 năm 1437 4 tháng 4 năm 1406 – 21 tháng 2 năm 1437 không khung
Joan Beaufort
2 tháng 2 năm 1424
8 người con
James II[60]
Vị vua nhiệt huyết
(Seumas II Stiùbhairt)
không khung 16 tháng 10 năm 1430 – 3 tháng 8 năm 1460 21 tháng 2 năm 1437 – 3 tháng 8 năm 1460 không khung
Mary xứ Geldern
3 tháng 7 năm 1449
7 người con
James III[61]
(Seumas III Stiùbhairt)
không khung 10 tháng 7 năm 1451/Tháng 5 năm 1452 – 11 tháng 6 năm 1488 3 tháng 8 năm 1460 – 11 tháng 6 năm 1488 không khung
Margaret của Đan Mạch
13 tháng 7 năm 1469
3 người con
James IV[62]
(Seumas IV Stiùbhairt)
không khung 17 tháng 3 năm 1473 – 9 tháng 9 năm 1513 11 tháng 6 năm 1488 – 9 tháng 9 năm 1513 không khung
Margaret Tudor
8 tháng 8 năm 1503
6 người con
James V[63]
(Seumas V Stiùbhairt)
10 tháng 4 năm 1512 – 14 tháng 12 năm 1542 9 tháng 9 năm 1513 – 14 tháng 12 năm 1542 không khung
Madeleine của Pháp và Bretagne
1 tháng 1 năm 1537
Không có con
không khung
Marie xứ Guise
18 tháng 6 năm 1538
3 người con
Mary I[64]
(Màiri Stiùbhairt)
không khung 8 tháng 12 năm 1542 – 8 tháng 2 năm 1587 14 tháng 12 năm 1542 – 24 tháng 7 năm 1567 không khung
François II của Pháp
24 tháng 4 năm 1558
Không có con

Henry Stuart, Huân tước Darnley
3 tháng 2 năm 1565
1 người con
không khung
James Hepburn, Bá tước thứ 4 xứ Bothwell
15 tháng 5 năm 1567
Không có con
James VI[65]
(Seumas VI Stiùbhairt)
không khung 19 tháng 6 năm 1566 – 27 tháng 3 năm 1625 24 tháng 7 năm 1567 – 27 tháng 3 năm 1625 không khung
Anna của Đan Mạch
23 tháng 10 năm 1589
7 người con
Charles I[66]
(Teàrlach I Stiùbhairt)
19 tháng 11 năm 1600 – 30 tháng 1 năm 1649 27 tháng 3 năm 1625 – 30 tháng 1 năm 1649 không khung
Henrietta Maria của Pháp
1 tháng 5 năm 1625
9 người con
Charles II[66]
(Teàrlach II Stiùbhairt)
29 tháng 5 năm 1630 – 6 tháng 2 năm 1685 30 tháng 1 năm 1649 – 3 tháng 9 năm 1651 không khung
Catarina Henriqueta của Bồ Đào Nha
14 tháng 5 năm 1662
Không có con

Thời kỳ không ngai thứ ba (1651 – 1660)

Nhà Stewart/Stuart (1660 – 1707; lần ba khôi phục quân chủ Scotland)

Sau khi sự kiện phục hoàng Scotland, nhà Stuarts trở lại làm vua của Scotland nhưng quyền lực của Scotland lại bị xem nhẹ. Trong thời kỳ cai trị của Charles II, nghị viện Scotland bị giải tán và Charles II bổ nhiệm James II làm thống đốc Scotland. James II sau đó trở thành James VII của Scotland vào năm 1685. Do là một tín đồ của đức tin Công giáo nên James bị buộc phải rời khỏi Anh sau 3 năm trị vì. Thay thế vị trí của ông là người cháu gái Mary và chồng bà là William nhà Orange từ Hà Lan. Họ cai trị với tên hiệu lần lượt là Mary II và William II.

Nỗ lực nhằm thuộc địa hóa của Scotland đối với Darien Scheme nhằm cạnh tranh với Anh thất bại, dẫn đến việc nhiều quý tộc Scotland tài trợ cho công cuộc thuộc địa hóa ngập trong cảnh nợ nần vì bước đi mạo hiểm này. Điều này trùng hợp với sự kiện Anne, con gái vua James VII, lên ngôi nữ hoàng. Anne có khá nhiều người con nhưng tất cả đều chết yểu, bỏ lại việc thiếu người thừa kế khi mà anh trai cùng cha khác mẹ của bà là James sống lưu vong ở Pháp sau đó. Người Anh chọn Sophie của Pfalz, một người theo phe Kháng Cách và là cháu gái nội của James VII, lên làm quân chủ, Nhiều người Scotland lại mong muốn Vương tử James lên ngôi do gốc gác gia tộc Stuart của ông, điều mà sẽ đe dọa phá vỡ dự luật liên minh vương quyền giữa Anh và Scotland nếu chọn ông này làm vua. Để ngăn chặn liên minh sụp đổ, người Anh xây dựng một kế hoạch mà theo đó hai vương quốc là Anh và Scotland sẽ sát nhập thành một vương quốc duy nhất, vương quốc Đại Anh, với một vị quân chủ cai trị cùng hai hệ thống nghị viện riêng cho hai nước. Cả hai nghị viện đều ủng hộ sự hợp nhất này (mặc dù đối với người Scotland có hơi miễn cưỡng, nhưng yếu tố tài chính thúc đẩy họ đồng ý điều này), cùng với một vài những thủ đoạn nhằm hối lộ, những sự bằng lòng cũng như các khoản chi tiêu khác để đa số nghị viện Scotland bỏ phiếu tán thành. Do đó, mặc dù các vị quân chủ tiếp tục cai trị Scotland nhưng họ trước tiên làm vậy với tư cách vua của Đại Anh và sau đó là Liên hiệp Anh.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian trị vì Hôn nhân
Charles II[67]
(Teàrlach II Stiùbhairt)
không khung 29 tháng 5 năm 1630 – 6 tháng 2 năm 1685 29 tháng 5 năm 1660 – 6 tháng 2 năm 1685 không khung
Catarina Henriqueta của Bồ Đào Nha
14 tháng 5 năm 1662
Không có con
James VII[68]
(Seumas VII Stiùbhairt)
không khung 14 tháng 10 năm 1633 – 16 tháng 9 năm 1701 6 tháng 2 năm 1685 – 11 tháng 12 năm 1688 không khung
Anne Hyde
3 tháng 9 năm 1660
9 người con
không khung
Maria xứ Modena
21 tháng 11 năm 1673
4 người con
Mary II[69]
(Màiri II Stiùbhairt)
30 tháng 4 năm 1662 – 28 tháng 12 năm 1694 11 tháng 4 năm 1689 – 28 tháng 12 năm 1694 4 tháng 11 năm 1673
3 người con
William II[69]
(Uilleam Orains; "William của Orange")
14 tháng 11 năm 1650 – 8 tháng 3 năm 1702 13 tháng 2 năm 1689 – 8 tháng 3 năm 1702
Anne I[70]
(Anna Stiùbhairt)
6 tháng 2 năm 1665 – 1 tháng 8 năm 1714 8 tháng 3 năm 1702 – 1 tháng 5 năm 1707 không khung
Jørgen của Đan Mạch
28 tháng 7 năm 1683
17 người con

Những người tiếm vị sau này

James VII tiếp tục tuyên bố ngôi vương Anh, Scotland và xứ Ireland. Khi ông mất năm 1701, người con trai James của ông tiếp tục tuyên bố vương quyền 3 nước này với tên hiệu James VIII của Scotland và III của Anh và xứ Ireland (cho đến khi mất), kể cả khi 2 vương quốc Anh và Scotland sát nhập thành Đại Anh. Năm 1715, một năm sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ là Anne, cùng với sự kế nhiệm của người chú Geogre xứ Hannover, James đổ bộ lên Scotland để tranh giành ngôi vương. Ông sau đó thất bại và quay trở lại lục địa. Một nỗ lực khác được thực hiện bởi Charles, con trai của James vào năm 1745 cũng với mục đích tương tự đã thất bại. Tất cả con của James mất mà không ai có thể kế thừa tuyên bố vương quyền của họ, điều này đem đến dấu chấm hết cho vương tộc Stuart.

Sau năm 1807, tuyên bố vương quyền của phe Jacobite đầu tiên được chuyển cho nhà Savoia (1807 – 1840), sau thì là nhánh Modena của vương tộc Habsburg-Lothringen (1840 – 1919) và cuối cùng là nhà Wittelsbach (từ năm 1919). Người kế thừa tuyên bố hiện nay là Franz, Công tước xứ Bayern. Tuy vậy, không một ai thuộc các gia tộc này kể từ năm 1807 theo đuổi yêu sách quân chủ đối với vương quyền của các vùng đất này.

Năm 1971, Tổng thống Uganda Idi Amin tự mình tuyên bố là vua không ngai của Scotland,[71] tuy vậy tuyên bố phi logic này không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Dòng thời gian quân chủ Scotland

Anne của Liên hiệp AnhMary II của EnglandWilliam III của EnglandJames II của EnglandCharles II của EnglandRichard CromwellOliver CromwellCharles II của EnglandCharles I của EnglandJames VI và IMary I của ScotlandJames V của ScotlandJames IV của ScotlandJames III của ScotlandJames II của ScotlandJames I của ScotlandRobert III của ScotlandRobert II của ScotlandDavid II của ScotlandRobert the BruceJohn BalliolMargaret I của ScotlandAlexander III của ScotlandAlexander II của ScotlandWilliam I của ScotlandMalcolm IV của ScotlandDavid I của ScotlandAlexander I của ScotlandEdgar, Vua của ScotlandDuncan II của ScotlandDonald III của ScotlandMalcolm III của ScotlandLulachMacbeth, Vua của ScotlandDuncan I của ScotlandMalcolm II của ScotlandKenneth III của ScotlandConstantine III của ScotlandKenneth II của ScotlandAmlaíb, Vua của ScotlandCuilénDub, Vua của ScotlandIndulfMalcolm I của ScotlandConstantine II của ScotlandDonald II của ScotlandEochaid (con trai của Rhun)GiricÁed mac CináedaCausantín mac CináedaDomnall mac AilpínKenneth MacAlpinVương tộc StuartOliver CromwellVương tộc StuartVương tộc StuartVương tộ̣c BruceNhiếp chính đại thần ScotlandJohn de BalliolNhiếp chính đại thần ScotlandVương tộc FairhairVương tộc DunkeldVương tộc Alpin

Đạo luật Liên minh

Đạo luật Liên minh là đạo luật nghị viện đôi được cả hai nghị viện AnhScotland thông qua lần lượt vào các năm 1706 và 1707, với các điiefu khoản của Hòa ước Liên minh được đựa vào thực thi từ ngày 22 tháng 7 năm 1706, sau thời gian dài mà Anne đàm phán với cả hai nghị viện. Đạo luật theo đó sát nhập hai vương quốc AnhScotland vào làm một với tên gọi mới là vương quốc Đại Anh.[72]

Scotland và Anh đã nằm dưới sự cai trị của một vị quân chủ kể từ sau sự kiện Liên minh Vương thất năm 1606 khi vua Scotland là James VI kế thừa ngai vàng Anh quốc. Mặc dù được mô tả là đạo luật liên minh vương thất năm 1707, trên thực tê vương quyền của cả hai vương quốc đã nằm trong tay của cùng một người. Ba nỗ lực không thành vào các năm 1606, 1667 và 1689 đã được thực hiện để sát nhập hai vương quốc, tuy nhiên, chỉ đến những năm đầu thế kỷ 18 thì ý tưởng này của nghị viện cả hai vương quốc mới thành hiện thực, theo đó đưa hai quốc gia riêng biệt cùng đồng thời nằm dưới sự điều hành của một nghị viện cũng như một vị quân chủ duy nhất

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Broun, Scottish Independence. pp. 71–97.
  2. ^ “Kenneth I (r. 834–858)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ Trên thưc tế, Coinneach nên được gọi là Cionaodh, vì Coinneach theo như lịch sử từng được biết đến lại là một cái tên hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, trong ngôn ngữ hiện đại, cả hai cái tên này được coi như đồng nghĩa với nhau.
  4. ^ Skene, Chronicles, p. 83.
  5. ^ “Donald I (r. 859–863)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ “Constantine I (r. 863–877)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ Tạm dịch từ cụm từ The Wine-Bountiful.
  8. ^ Skene, Chronicles, p. 85.
  9. ^ “Aed (r. 877–878)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  10. ^ “Giric (r. 878–889)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  11. ^ Skene, Chronicles, p. 87.
  12. ^ “Donald II (r. 889–900)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  13. ^ Hudson, Celtic Kings, p. 58.
  14. ^ “Constantine II (r. 900–943)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  15. ^ Skene, Chronicles, p. 91; Hudson, Celtic Kings, p. 65.
  16. ^ “Malcolm I (r. 943–954)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  17. ^ Tạm dịch từ cụm từ ''the Dangerous Red''
  18. ^ Skene, Chronicles, p. 93.
  19. ^ “Indulf (r. 954–962)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  20. ^ Tên của ông là Gallic hóa từ tiếng Na Uy Hildufr (hoặc là theo tiếng Anh là Eadulf); trên thực tế từ này có nhiều cách chuyển nghĩa khác nhau theo kiểu Gallic vào thời điểm đó, ví dụ như là Iondolbh, được tìm thấy trong bài thơ Duan Albanach; Ildulb được sử dụng bởi một số nhà sử học vì nó chuyển tự đúng chính tả của cụm từ Hildulfr theo như tiếng Gallic; Eadwulf thì có lẽ là chuyển tự từ từ Idulb, do đó từ này đôi khi cũng được sử dụng để chuyển tự cho tên ông. Tên của ông không bao giờ được sử dụng rộng rãi hơn bởi nhóm ngôn ngữ Scotland cũng như các nhóm người Gaelic, và cũng không hề có chuyện tự từ theo ngôn ngữ hiện đại. Cái tên "Indulf" ra đời là sản phẩm của sự phát âm theo tiếng Pháp thời hậu kỳ trung đại; Hudson, Celtic Kings, p, 89.
  21. ^ Skene, Chronicles, p. 94.
  22. ^ “Dubh or Duff (r. 962–967)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  23. ^ Duan Albanach, 23 here; với Dub nghĩa là "Black", "Dub the Black" là cụm từ lặp thừa.
  24. ^ “Culen or Colin (r. 967–971)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  25. ^ Skene, Chronicles, p. 95.
  26. ^ “Kenneth II (r. 971–995)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  27. ^ Skene, Chronicles, p. 96.
  28. ^ “Constantine III (r. 995–997)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  29. ^ “Kenneth III (r. 997–1005)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  30. ^ Từ trước có khả năng đúng vì các nguồn tiếng Anh sau này (phần phát âm) gọi ông là "Grim"; Trong tiếng Cựu Ireland thì từ donn đồng nghĩa với từ greimm, mang nghĩa là "quyền lực" hoặc "quyền thế"; xem Skene, Chronicles, p. 98; Hudson, Celtic Kings, p. 105.
  31. ^ “Malcolm II (r. 1005–1034)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  32. ^ Skene, Chronicles, pp. 99–100.
  33. ^ “Duncan I (r. 1034–1040)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  34. ^ a b Skene, Chronicles, p. 102.
  35. ^ l “Macbeth (r. 1040–1057)” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). royal.gov.uk. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  36. ^ “Lulach (r. 1057–1058)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  37. ^ “Malcolm III (r. 1058–1093)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  38. ^ Anderson, Early Sources, vol. i, p. 603.
  39. ^ “Malcolm III (r. 1058–1093)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  40. ^ a b Cách gọi này ban đầu được ho là của Mael Coluim IV, cháu trai Mael Coluim III's, sau đó được cho là nhẫm lẵn; xem Duncan, Kingship of the Scots, pp. 51–52, 74–75; Oram, David I, p. 17, note 1. Cenn Mór có lẽ mang nghĩa "great chief" (Đại thủ lĩnh) nhiều hơn "big head" (Đại nguyên thủ), theo như suy luận thường thấy.
  41. ^ a b “Donald III (r. 1093–1094, 1094–1097)”. royal.gov.uk. 13 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  42. ^ “Duncan II (r. 1094)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  43. ^ “Edgar (r. 1097–1107)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  44. ^ Anderson, Early Sources, vol. ii, p. 141.
  45. ^ “Alexander I (r. 1107–1124)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  46. ^ Biệt hiệu này được đặt sau khi ông mất, và nó không được xác nhận trong khoảng 3 thế kỷ tiếp sau đó, trong các tác phẩm của Andrew xứ Wyntoun
  47. ^ “David I (r. 1124–1153)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  48. ^ Biệt hiệu sau này. Sanctus Latin hóa chỉ mang nghĩa là "Thần thánh" . David trên thưc tế chưa bao giờ được phong thánh.
  49. ^ “Malcolm IV (r. 1153–1165)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  50. ^ Annals of Ulster, s.a. 1214.6; Annals of Loch Cé, s.a. 1213.10.
  51. ^ “Alexander II (r. 1214–1249)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  52. ^ “Alexander III (r. 1249–1286)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  53. ^ “Margaret (r. 1286–1290)”. royal.gov.uk. 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  54. ^ “John Balliol (r. 1292–1296)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  55. ^ “Robert I (r. 1306–1329)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  56. ^ “Robert I (r. 1329–1371)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  57. ^ “Robert II (r. 1371–1390)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  58. ^ “Robert III (r. 1390–1406)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  59. ^ “James I (r. 1406–1437)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  60. ^ “James II (r. 1437–1460)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  61. ^ “James III (r. 1460–1488)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  62. ^ “James IV (r. 1488–1513)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  63. ^ “James V (r. 1513–1542)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  64. ^ “Mary, Queen of Scots (r. 1542–1567)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  65. ^ “James VI and I (r. 1567–1625)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  66. ^ a b “Charles II (r. 1660–1685)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  67. ^ “Charles II (r. 1660–1685)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  68. ^ “James II (r. 1685–1688)”. royal.gov.uk. 26 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  69. ^ a b “William II and III (r. 1689-1702) and Mary II (r. 1689–1694)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  70. ^ “Anne (r. 1702–1714)”. royal.gov.uk. 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  71. ^ Appiah, Anthony; Henry Louis Gates (1999). Africana: The Encyclopedia of the African and African American Experience. ISBN 9780465000715.
  72. ^ Welcome Lưu trữ 15 tháng 10 năm 2008 tại Wayback Machine parliament.uk, accessed 7 October 2008

Tài liệu tham khảo

  • Anderson, Alan Orr, Early Sources of Scottish History: AD 500–1286, 2 Vols, (Edinburgh, 1922)
  • Broun, Dauvit (2007), Scottish Independence and the Idea of Britain. From the Picts to Alexander III., Edinburgh University Press, ISBN 978-0-7486-2360-0
  • Hudson, Benjamin T., Kings of Celtic Scotland, (Westport, 1994)
  • Skene, W. F. (ed.), Chronicles of the Picts, Chronicles of the Scots and other Early Memorials of Scottish History, (Edinburgh, 1867)

Liên kết ngoài

Dòng chữ Rí Alban (Vua của Scotland) trong phần MS Rawlinson B 489 (Biên niên sử Ulster).

Read other articles:

Peradaban Aztek Masyarakat Aztek Bahasa Nahuatl Agama · Mitologi Kalender · Ilmu Pengobatan Kurban Manusia Tenochtitlan · Templo Mayor Sejarah Aztek Aztlán · Perang Kodeks · Tulisan Aztek Kekaisaran Aztek · Tlaxcala Penaklukan Kekaisaran Aztek oleh Spanyol Motecuzoma II · Hernán Cortés lbs Upacara Api Baru (Nahuatl xiuhmolpilli—Pengikatan Tahun) adalah sebuah upacara Aztek yang diadakan setiap 52 tahun sekali — ling...

 

Perbandingan 1. kelegapan 2. tembus cahaya, dan 3. tembus pandang; di belakang setiap panel ada bintang. Kelegapan atau opasitas adalah ukuran ketahanan terhadap radiasi elektromagnetik atau jenis radiasi lainnya, khususnya cahaya tampak. Dalam transfer radiasi, ini menggambarkan penyerapan dan hamburan radiasi dalam suatu media, seperti plasma, dielektrik, bahan pelindung, kaca, dll. Benda legap itu tidak lejas (memungkinkan semua cahaya melewatinya) atau tembus cahaya (memungkinkan sebagian...

 

PayanganKecamatanPeta lokasi Kecamatan PayanganNegara IndonesiaProvinsiBaliKabupatenGianyarPemerintahan • CamatI Made Widana (2021) (2009)[1]Populasi • Total42,400 jiwa (2.014)[2] 41,164 jiwa (2.010)[3] jiwaKode pos80572Kode Kemendagri51.04.07 Kode BPS5104070 Luas75,88 Km²Desa/kelurahan9 Desa Payangan adalah sebuah kecamatan di Kabupaten Gianyar, provinsi Bali, Indonesia. Berjarak 35 km dari pusat ibu kota Kabupaten Gianyar. Luasnya a...

Перуанский анчоус Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеГруппа:Костные рыбыКласс:Лучепёрые рыбыПодкласс:Новопёрые �...

 

George Johnstone StoneyLahir(1826-02-15)15 Februari 1826Oakley Park, Clareen, Birr, County Offaly, Republik IrlandiaMeninggal5 Juli 1911(1911-07-05) (umur 85)Bukit Notting, London, EnglandKebangsaanRepublik IrlandiaAlmamaterTrinity College DublinDikenal atasSkala Stoney, elektronKarier ilmiahBidangPhysicsInstitusiQueen's College Galway, Queen's University of Ireland George Johnstone Stoney FRS (15 Februari 1826 – 5 Juli 1911) adalah seorang fisikawan Irlandia. Ia paling dikenal karena...

 

American election 1921 New York City mayoral election ← 1917 November 8, 1921 1925 →   Nominee John F. Hylan Henry H. Curran Jacob Panken Party Democratic Republican Socialist Popular vote 750,247 332,846 82,607 Percentage 64.2% 28.5% 7.1% Mayor before election John F. Hylan Democratic Elected Mayor John F. Hylan Democratic Elections in New York State Federal government Presidential elections 1792 1796 1800 1804 1808 1812 1816 1820 1824 1828 1832 1836 1840 1844...

This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Hanna-Barbera's All-Star Comedy Ice Revue – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2017) (Learn how and when to remove this message) American TV series or program Hanna-Barbera's All-Star Comedy Ice RevueGenreTelevision specialWritten byDick RobbinsDuane PooleJay Bu...

 

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: コルク – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL(2017年4月) コルクを打ち抜いて作った瓶の栓 コルク(木栓、�...

 

Disambiguazione – Reinaldo rimanda qui. Se stai cercando il calciatore brasiliano nato nel 1976, vedi Reinaldo Rosa dos Santos. Disambiguazione – Reinaldo rimanda qui. Se stai cercando il calciatore brasiliano nato nel 2001, vedi Reinaldo (calciatore 2001). Reinaldo Nazionalità  Brasile Altezza 172 cm Peso 71 kg Calcio Ruolo Attaccante Termine carriera 1988 CarrieraSquadre di club1 1973-1985 Atlético Mineiro575 (255)1985 Palmeiras? (?)1986 Rio Negro?...

Северный морской котик Самец Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:Синапси...

 

Untuk kegunaan lain, lihat Kemacetan total (disambiguasi). Kemacetan total di persimpangan jalan dua arah. Mobil merah memicu kemacetan total dengan berhenti di tengah persimpangan. Kemacetan total (bahasa Inggris: Gridlock) adalah kemacetan lalu lintas yang tercipta ketika antrean kendaraan menghalangi seluruh jaringan jalan yang bersimpangan sehingga lalu lintas di semua arah berhenti total.[1] Istilah gridlock muncul karena ada potensi kemacetan total dalam tata kota persegi (g...

 

Elenco dei sovrani che si sono succeduti sulla contea e poi sul Ducato di Guastalla. Ducato di Guastalla Indice 1 Signori di Guastalla (1307-1428) 2 Conti di Guastalla (1428-1621) 3 Duchi di Guastalla (1621-1859) 4 Bibliografia 5 Voci correlate Signori di Guastalla (1307-1428) Stemma Da Correggio Giberto III da Correggio 1307-1321 Simone da Correggio 1321-1346 con Guido da Correggio con Azzone da Correggio con Giovanni da Correggio al Ducato di Milano (1346-1403) Ottone Terzi 1403-1406 Guido ...

International athletics championship eventSenior men's race at the 1976 IAAF World Cross Country ChampionshipsOrganisersIAAFEdition4thDate28 FebruaryHost cityChepstow, Wales, UK VenueChepstow RacecourseEvents1Distances12 km – Senior menParticipation156 athletes from 19 nations← 1975 Rabat 1977 Düsseldorf → The Senior men's race at the 1976 IAAF World Cross Country Championships was held in Chepstow, Wales, at the Chepstow Racecourse on 28 February 1976. A report on the event w...

 

Pour les articles homonymes, voir Saint-Sulpice. Saint-Sulpice-la-Forêt La mairie de Saint-Sulpice-la-Forêt. Logo Administration Pays France Région Bretagne Département Ille-et-Vilaine Arrondissement Rennes Intercommunalité Rennes Métropole Maire Mandat Yann Huaumé 2020-2026 Code postal 35250 Code commune 35315 Démographie Populationmunicipale 1 499 hab. (2021 en augmentation de 11,95 % par rapport à 2015) Densité 223 hab./km2 Géographie Coordonnées 48° ...

 

Pour les articles homonymes, voir Šarec. Marjan Šarec Marjan Šarec en 2022. Fonctions Ministre slovène de la Défense En fonction depuis le 1er juin 2022(2 ans, 2 mois et 21 jours) Président du gouvernement Robert Golob Gouvernement Golob Prédécesseur Matej Tonin Président du gouvernement 13 septembre 2018 – 13 mars 2020(1 an et 6 mois) Élection 17 août 2018 Président Borut Pahor Gouvernement Šarec Législature 8e Coalition LMŠ-SD-SMC-SAB-DeSUS Prédé...

ダム湖百選プレートの例(黒部湖) ダム湖百選(ダムこひゃくせん)は、2005年(平成17年)に制定された制度で、所在する地方自治体首長の推薦を受けて財団法人ダム水源地環境整備センター(現・一般財団法人水源地環境センター)が選定したダム湖のことである。 制定までの流れ 詳細は「日本のダム#ダムと観光」を参照 ダムは治水・利水に大きな役割を果たして...

 

ريمكو باسفير (بالهولندية: Remko Pasveer)‏  معلومات شخصية الميلاد 8 نوفمبر 1983 (العمر 40 سنة)أنسخديه  الطول 1.87 م (6 قدم 1 1⁄2 بوصة) مركز اللعب حارس مرمى الجنسية مملكة هولندا  معلومات النادي النادي الحالي أياكس أمستردام الرقم 32 مسيرة الشباب سنوات فريق انسخيده الرياض...

 

支遁、支道林 建興2年 - 太和元年閏4月4日[1](314年 - 366年5月29日) 生地 陳留郡浚儀県没地 会稽郡剡県寺院 支山寺、霊嘉寺、栖光寺著作 『文翰集』テンプレートを表示 支遁(しとん)は、東晋の僧。格義仏教の代表的人物。字は道林。号は支硎。本姓は関氏。陳留郡浚儀県(現在の河南省開封市祥符区)の出身。 経歴 父祖の代からの仏教徒であり、幼い頃に已に...

This article is about the Belgian municipality. For the Nauruan district, see Meneng District. City and municipality in Flemish Community, BelgiumMenenCity and municipalityTown hall of Menen FlagCoat of armsLocation of Menen MenenLocation in Belgium Location of Menen in West-Flanders Coordinates: 50°48′N 03°07′E / 50.800°N 3.117°E / 50.800; 3.117Country BelgiumCommunityFlemish CommunityRegionFlemish RegionProvinceWest FlandersArrondissementKortrijkGovernme...

 

Fantasy games magazine For other uses, see White dwarf (disambiguation). This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these messages) This article is written like a personal reflection, personal essay, or argumentative essay that states a Wikipedia editor's personal feelings or presents an original argument about a topic. Please help improve it by rewriting it in an encyclopedic style. (January 2013) (Learn ho...