Moore chỉ ra rằng danh lục Messier không dành cho các nhà thiên văn học nghiệp dư để quan sát các thiên thể trên bầu trời vì nó không bao gồm nhiều thiên thể sáng nhất trên bầu trời,[1] như Hyades, cụm sao đôi (NGC 869 và NGC 884), và Thiên hà Ngọc Phu (NGC 253) (Danh lục Messier thật ra là danh lục các thiên thể đã được biết có thể bị nhầm lẫn với sao chổi). Thêm vào đó, Moore cũng chú ý rằng Messier soạn thảo bản danh sách này dựa vào những quan sát ở Paris, do đó nó không bao gồm các thiên thể có thể nhìn thấy ở Nam bán cầu, như Omega Centauri, Centaurus A, Jewel Box, và 47 Tucanae.[1][2] Moore liệt kê một danh sách gồm 109 thiên thể và công bố trên tạp chí Sky & Telescope năm 1995.[3]
Moore dùng họ của ông (Caldwell) để đặt tên danh lục này.[1][4] Tên các mục trong danh lục là kết hợp giữa ký tự "C" và số của danh lục (1 tới 109).
Danh lục Caldwell được sắp xếp theo xích vĩ, với C1 nằm ở cuối về hướng bắc và C109 nằm ở cuối về hướng nam,[1] với ngoại lệ là hai thiên thể (NGC 4244 và Hyades) không tuân theo thứ tự này.[1]. Trong khi đó, các thiên thể trong danh lục Messier được liệt kê theo thứ tự mà Messier và đồng nghiệp đã khám phá.[5]
Biểu đồ sao Caldwell
Số lượng thiên thể phân theo loại trong danh lục Caldwell.
^Moore, Patrick (tháng 12 năm 1995). “Beyond Messier: The Caldwell Catalog”. Sky & Telescope: 38. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)