Dương Ác

Dương Ác
Quân chủ Trung Hoa
Quốc vương Hoằng Nông (Ngô)
Tại vị905[1] hay 12/5/907[2][chú 1] - 9/6/908
Tiền nhiệmDương Hành Mật
Kế nhiệmDương Long Diễn
Thông tin chung
Sinh886[3]
Mất9 tháng 6 năm 908[2][4]
An tángThiệu lăng (紹陵)
Hậu duệKiến An vương Dương Củng
Niên hiệu
Thiên Hựu (天佑) của triều Đường
Thụy hiệu
Cảnh Vương, Cảnh Đế
Miếu hiệu
Liệt Tổ (烈祖)
Tước hiệuHoằng Nông vương
Thân phụDương Hành Mật
Thân mẫuSử phu nhân

Dương Ác (giản thể: 杨渥; phồn thể: 楊渥; bính âm: Yáng Wò, 886[3] - 9 tháng 6 năm 908[2][4]), tên tự Thừa Thiên (承天), gọi theo thụy hiệu là Hoằng Nông Uy vương, Ngô Cảnh Vương rồi Ngô Cảnh Đế, là vị quân chủ độc lập đầu tiên của nước Ngô thời Ngũ Đại Thập Quốc. Trong thời gian trị vì, ông giành được nhiều thắng lợi về quân sự nên tỏ ra ngạo mạn, cuối cùng, các đại thần Trương Hạo và Từ Ôn nhận thấy vị thế của họ mong manh nên quyết định sát hại Dương Ác.

Thân thế

Dương Ác sinh năm 886, dưới triều đại của Đường Hy Tông.[3] Ông là con cả của Dương Hành Mật- khi đó đang giữ chức Lư châu[chú 2] thứ sử.[5] Mẹ của ông là Sử thị- thiếp của Dương Hành Mật, sau đó bà cũng sinh thêm Dương Long Diễn. Dương Ác còn có bốn em khác: Dương Mông, Dương Phổ, Dương Tầm (楊潯), và Dương Triệt (楊澈).[6]

Thời Dương Hành Mật

Dương Hành Mật sau đó trở thành một quân phiệt, kiểm soát Hoài Nam[chú 3] cùng một vài quân lân cận và có tước hiệu Ngô vương. Năm 904, khi Tuyên châu[chú 4] quan sát sứ Đài Mông (台濛) qua đời, Dương Hành Mật cử Nha nội chư quân sứ Dương Ác thay thế chức vụ của Đài Mông, Hữu nha đô chỉ huy sứ Từ Ôn nói với Dương Ác:"Vương nằm bệnh song đích tự lại bị đưa đi xa, vậy tất là mưu của gian thần. Nếu có ngày nhận được lệnh triệu hồi, nếu không phải là sứ giả của Ôn cùng với vương lệnh thư, chớ đừng về gấp". Dương Ác rớt nước mắt cảm tạ Từ Ôn rồi ra đi.[1]

Năm 905, khi bệnh tình nặng hơn, Dương Hành Mật triệu hồi Dương Ác từ Tuyên châu trở về Dương châu để giao phó lại Hoài Nam, tiết độ phán quan Chu Ẩn (周隱) phản đối vì cho rằng Dương Ác là một người kế nhiệm không phù hợp do con người này ham mê ăn uống và đánh cầu. Chu Ẩn đề xuất rằng Dương Hành Mật nên ủy thác lại Hoài Nam cho Lưu Uy (劉威), với chỉ thị rằng quyền lực sẽ được trao lại cho một trong số các nhi tử của Dương Hành Mật khi họ lớn lên, song Từ Ôn và Trương Hạo (張顥) thì cho rằng việc này là bất khả thi. Đến khi Dương Hạo lại bảo Chu Ẩn triệu kiến Dương Ác, Chu Ẩn soạn thảo lệnh song trì hoãn việc gửi đi. Tuy nhiên, Từ Ôn và Trương Hạo phát hiện ra và truyền lệnh đi, Dương Ác đến Dương châu vào mùa đông năm 905. Dương Hành Mật cho Dương Ác giữ chức Hoài Nam lưu hậu, và không lâu sau thì hoăng. Theo thỉnh cầu của các tướng tá Hoài Nam, Lý Nghiễm (李儼)"thừa chế"bổ nhiệm Dương Ác là Hoài Nam tiết độ sứ, Đông Nam chư đạo hành doanh đô thống, kiêm Thị trung, Hoằng Nông quận vương, kế nhiệm Dương Hành Mật.[1]

Cai trị

Khi triệu Dương Ác quay trở về Dương châu, Dương Hành Mật cho Nhuận châu đoàn luyện sứ Vương Mậu Chương đi nhậm chức Tuyên châu quan sát sứ. Dương Ác muốn đem theo màn che và thân binh về Dương châu, song Vương Mậu Chương không đồng ý, khiến Dương Ác tức giận. Ngay sau khi tập vị, Dương Ác khiển Mã bộ đô chỉ huy sứ Lý Giản (李簡) đem binh tiến công Vương Mậu Chương. Vương Mậu Chương thấy không thể chống lại Lý Giản, ông ta chạy sang lãnh thổ của Trấn Hải[chú 5]-Trấn Đông[chú 6] tiết độ sứ Tiền Lưu.[1]

Sau đó, Dương Ác bắt đầu tiến hành các chiến dịch nhằm tiếp tục mở mang lãnh địa. Năm 906, ông khiển Tiên phong chỉ huy sứ Trần Tri Tân (陳知新) tiến công Vũ An[chú 7]- đương thời nằm dưới quyền cai quản của Mã Ân, Trần Tri Tân chiếm được Nhạc châu[chú 8] và trục xuất thứ sử Hứa Đức Huân (許德勳) do Mã Ân bổ nhiệm. Sau đó, Dương Ác cho Tăng châu thứ sử Tần Bùi (秦裴) làm Tây Nam hành doanh đô chiêu thảo sứ, khiển đem binh tiến công Trấn Nam[chú 9], trong bối cảnh Chung Diên Quy (鍾延規)- người quy phục Dương Ác- tranh chấp quyền tập vị tại quân này với Chung Khuông Thì (鍾匡時). Tần Bùi nhanh chóng chiếm được thủ phủ Hồng châu của Trấn Nam quân, giam giữ Chung Khuông Thì. Dương Ác tự kiêm Trấn Nam tiết độ sứ, cho Tần Bùi làm Hồng châu chế trí sứ.[1]

Do nhanh chóng đạt được các thắng lợi, Dương Ác trở nên ngạo mạn. Dương Ác cho rằng Chu Ẩn mưu phản nên quyết định xử tử Chu Ẩn, điều này khiến các quan lại khác trở nên lo sợ. Mặc dù vẫn trong thời kỳ để tang Dương Hành Mật, song Dương Ác vẫn ngày đêm tiệc tùng vui đùa. Khi Từ Ôn và Trương Hạo đẫm lệ khuyên can, Dương Ác giận dữ nói với họ:"Nếu thấy ta bất tài, sao không giết ta rồi tự mình cai quản?"Điều này khiến Từ và Trương sợ hãi, do vậy quay sang lập mưu chống Dương Ác. Thoạt đầu, Từ Ôn và Trương Hạo phái ba chỉ huy sứ Chu Tư Kình (朱思勍), Phạm Tư Tòng (范思從), và Trần Phan (陳璠) đem thân binh hợp với Tần Bùi bình định Trấn Nam, sau đó lại phái Trần Hựu (陳祐) đi trừ khử họ tại doanh trại của Tần Bùi với tội danh mưu phản. Khi Dương Ác hay tin, ông chuẩn bị giết Từ Ôn và Trương Hạo, song hai người này lại ra tay trước. Vào mùa xuân năm 907, Từ Ôn và Trương Hạo đem 200 nha binh dưới quyền nhập đình, xưng là tiến hành binh gián. Họ trừ khử một nhóm các thân tín của Dương Ác và sau đó việc quân chính đều quy về hai người Từ Ôn và Trương Hạo, Dương Ác không thể quản nổi. Nếu như có quan lại nào không đồng ý với Từ Ôn và Trương Hạo, hai người này sẽ tìm ra cớ để xử tử.[4]

Cũng trong năm 907, một quân phiệt hùng mạnh là Tuyên Vũ[chú 10] tiết độ sứ Chu Toàn Trung soán vị triều Đường và lập ra triều Hậu Lương. Dương Ác cùng với Tấn vương Lý Khắc Dụng, Kỳ vương Lý Mậu Trinh, Thục vương Vương Kiến từ chối công nhận Hoàng đế Hậu Lương, tiếp tục sử dụng niên hiệu"Thiên Hựu"của triều Đường. Vương Kiến và Dương Ác di hịch chư đạo, kêu gọi cùng Kì vương và Tấn vương hội binh hưng phục Đường thất, song không được hưởng ứng trên quy mô lớn. Sau đó, Vương Kiến xưng đế, còn Dương Ác, Lý Khắc Dụng và Lý Mậu Trinh mặc dù tuyên bố là bầy tôi của Đại Đường, song trở thành các quân chủ cai quản lãnh địa của họ.[4]

Cuối năm đó, Dương Ác khiển Lưu Tồn (劉存) làm Tây Nam diện đô chiêu thảo sứ, cùng Trần Tri Tân, Lưu Uy (劉威), giám quân Hứa Huyền Ứng (許玄應) đem ba vạn thủy quân tiến công nước Sở của Mã Ân (nay xưng thần với Hậu Lương). Quân Hoằng Nông bị quân Sở tiêu diệt, Lưu Tồn và Trần Tri Tân bị bắt rồi bị Mã Ân xử tử, Hứa Huyền Ứng chạy thoát trở về song bị Trương Hạo và Từ Ôn xử tội chết.[4]

Trong khi đó, Hậu Lương Thái Tổ quyết định tiến công Vũ Trinh[chú 11] của Lôi Ngạn Cung (雷彥恭)- chư hầu của Hoằng Nông, lệnh cho Mã Ân và Kinh Nam[chú 12] tiết độ sứ Cao Quý Xương tiến công Lôi Ngạn Cung. Lôi Ngạn Cung cầu viện Hoằng Nông, Dương Ác khiển Linh Nghiệp (泠業) đem thủy binh và Lý Nhiêu (李饒) đem bộ-kị binh đi cứu viện, song thất bại, hai tướng Hoằng Nông này bị Hứa Đức Huân của Sở xử tử. (Sau khi Dương Ác qua đời, Lôi Ngạn Cung buộc phải chạy sang Hoằng Nông, lãnh địa của ông ta rơi vào tay Sở.)[4]

Dương Ác tiếp tục không thể kiểm soát nổi quyền lực của Trương Hạo và Từ Ôn, song ông vẫn cố gắng tìm cách. Trương Hạo và Từ Ôn nhận thấy vị thế của họ mong manh nên quyết định sát hại Dương Ác, rồi cùng nhau phân chia lãnh địa và quy phục Hậu Lương. Vào ngày 9 tháng 6 năm 908,[2] Trương Hạo khiển kì đảng Kỉ Tường (紀祥) đem người đến sát hại Dương Ác trong tẩm thất.[4] Theo ghi chép, khi các sát thủ bước vào tẩm thất của Dương Ác, Dương Ác cố thuyết phục họ quay sang chống lại Trương Hạo và Từ Ôn, hứa sẽ cho họ làm thứ sử. Hầu hết các sát thủ bị cám dỗ, duy có Kỉ Tường thì không và chính người này ải sát Dương Ác.[3] Trương Hạo và Từ Ôn sau đó tuyên bố rằng Dương Ác bạo hoăng. Từ Ôn sau đó sát hại Trương Hạo, tôn Dương Long Diễn làm tân vương.[4] Sau khi tức hoàng đế vị vào tháng 11 ÂL năm 927, Dương Phổ truy phong Dương Ác là"Cảnh hoàng đế".[7]

Chú thích

  1. ^ Sau khi phụ thân qua đời, Dương Ác được Lý Nghiễm"thừa chế"phong tước Hoằng Nông vương, song trên danh nghĩa là bề tôi của Đường. Năm 907, Chu Toàn Trung soán vị triều Đường và lập ra triều Hậu Lương, song Dương Ác cùng với một số quân phiệt khác từ chối công nhận triều Hậu Lương.
  2. ^ 廬州, nay thuộc Hợp Phì, An Huy
  3. ^ 淮南, trị sở nay thuộc Dương Châu, Giang Tô
  4. ^ 宣州, nay thuộc Tuyên Thành, An Huy
  5. ^ 鎮海, trị sở nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang
  6. ^ 鎮東, trị sở nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang
  7. ^ 武安, trị sở nay thuộc Trường Sa, Hồ Nam
  8. ^ 岳州, nay thuộc Nhạc Dương, Hồ Nam
  9. ^ 鎮南, trị sở nay thuộc Nam Xương, Giang Tây
  10. ^ 宣武, trị sở nay thuộc Khai Phong, Hà Nam
  11. ^ 武貞, trị sở nay thuộc Thường Đức, Hồ Nam
  12. ^ 荊南, trị sở nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc

Tham khảo

  1. ^ a b c d e Tư trị thông giám, quyển 265.
  2. ^ a b c d Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  3. ^ a b c d Tân Ngũ Đại sử, quyển 61.
  4. ^ a b c d e f g h Tư trị thông giám, quyển 266.
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 256.
  6. ^ Thập Quốc Xuân Thu, quyển 4.
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 276.
Quý tộc Trung Quốc
Tiền nhiệm
Dương Hành Mật
Hoằng Nông vương
905–908
Kế nhiệm
Dương Long Diễn
Quân chủ Trung Hoa (Giang Tô/An Huy) (trên thực tế)
905-908
Tiền nhiệm
Chung Khuông Thì
Quân chủ Trung Hoa (Giang Tây) (trên thực tế)
906-908
Tiền nhiệm
Đường Ai Đế
Quân chủ Trung Hoa (Giang Tô/An Huy/Giang Tây) (trên pháp lý)
907–908

Read other articles:

Peta infrastruktur dan tata guna lahan di Komune Jeuxey.  = Kawasan perkotaan  = Lahan subur  = Padang rumput  = Lahan pertanaman campuran  = Hutan  = Vegetasi perdu  = Lahan basah  = Anak sungaiJeuxey merupakan sebuah komune di departemen Vosges yang terletak pada sebelah timur laut Prancis. Lihat pula Komune di departemen Vosges Referensi INSEE lbsKomune di departemen Vosges Les Ableuvenettes Ahéville Aingeville Ainvelle Allarmont Ambacourt Ameuvelle...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Februari 2023. Simbol skematis dioda mundur[1] Dioda mundur Inggris: back diodecode: en is deprecated [2] adalah dioda semikonduktor yang dipakai dalam moda panjar terbalik sebagai detektor isyarat gelombang-mikro, lazimnya hingga frekuensi 40 G...

 

Festival Film Indonesia 1978 adalah Festival Film Indonesia yang ke-IX. Pemenang penghargaan Film Jakarta Jakarta Sutradara Ami Prijono - Jakarta Jakarta Pemeran utama pria terbaik Kaharuddin Syah - Letnan Harahap Pemeran utama wanita terbaik Joice Erna - Suci Sang Primadona Pemeran pendukung pria terbaik Masito Sitorus - Jakarta Jakarta Pemeran pendukung wanita terbaik Nani Widjaja - Yang Muda Yang Bercinta Skenario terbaik N. Riantiarno dan Ami Prijono - Jakarta Jakarta Tata sinematografi t...

Artikel ini bukan mengenai Jalan Tol Lingkar Dalam Jakarta. Jalur Jalan Raya Pluit - Halim PerdanakusumaInformasi rutePanjang:22 km (14 mi)Berdiri:1960-an – sekarangPersimpangan besar Simpang Cawang Simpang Jalan Dewi Sartika dan Jalan Otto IskandardinataSimpang PancoranSimpang Jalan TendeanSimpang Kuningan (menuju Jalan Mampang Prapatan Raya dan Jalan HR Rasuna Said)Simpang Susun SemanggiSimpang SenayanSimpang PejomponganSimpang Slipi 1 (Jl. KS tubun)Simpang Slipi 2 (Jalan Brigjen...

 

Pour les articles homonymes, voir Avray. Charles-Henri JeanCharles d'Avray Naissance 9 septembre 1878Sèvres Décès 7 novembre 1960 (à 82 ans)Paris Origine français Type de militance poète chansonnier Cause défendue libertaire antimilitarisme anticléricalisme modifier  Charles-Henri Jean dit Charles d'Avray, né le 9 septembre 1878 à Sèvres et mort le 7 novembre 1960 à Paris, est un poète, chansonnier, auteur-compositeur et interprète anarchiste français. Il écrit des ...

 

2010 city-building and real-time strategy video game 2010 video gameThe Settlers 7: Paths to a KingdomEuropean cover artDeveloper(s)Blue BytePublisher(s)UbisoftProducer(s)Benedikt GrindelDesigner(s)Andreas NitscheProgrammer(s)Dirk SteenpaßArtist(s)Markus PietrowskyArmin BarkawitzWriter(s)Xenia HartlebJörg IhleComposer(s)DynamedionKariina GretereSeriesThe SettlersEngineVisionPlatform(s)Microsoft Windows, macOSReleaseWW: March 25, 2010[1][2]Genre(s)City-building, real-time str...

Halaman ini berisi artikel tentang aktor Korea Selatan. Untuk aktris Korea Selatan dengan nama lahir yang sama, lihat Kim Ha-neul. Ini adalah nama Korea; marganya adalah Kim. Pada nama panggung/nama pena, nama belakangnya adalah Kang. Kang Ha-neulKang Ha-neul pada tahun 2017LahirKim Ha-neul21 Februari 1990 (umur 34)Busan, Korea SelatanPendidikanUniversitas Chung-Ang - TeaterPekerjaanAktorTahun aktif2006–sekarangAgenTH CompanyNama KoreaHangul강하늘 Alih AksaraGang Ha-neulM...

 

Гитлер принимает поздравления с 50-летием от Генриха Гиммлера, 1939 День рождения фюрера (нем. Führergeburtstag) — праздник в нацистской Германии, отмечавшийся в день рождения Адольфа Гитлера, 20 апреля. Официальным праздничным днём день рождения фюрера стал только однажды, по...

 

1914 filmThe GeishaContemporary advertisementDirected byRaymond B. WestWritten byJ.G. HawksMusic bySidney JonesProductioncompanyKay-Bee PicturesRelease date May 10, 1914 (1914-05-10) (USA) [1]Running time20 mins.LanguageEnglish The Geisha is a 1914 American short silent film, directed by Raymond West and using music by Sidney Jones from the stage musical The Geisha. The film features Sessue Hayakawa, Tsuru Aoki,[2] Frank Borzage, Ramona Radcliffe and Henry K...

Chilean painter Ximena ArmasSecrets by Ximena Armas.BornXimena Armas Fernández (1946-07-29) 29 July 1946 (age 77)Santiago, ChileNationalityChileanEducation Escuela de Bellas Artes at the Universidad de Chile Escuela de Artes at the Universidad Católica de Chile École nationale supérieure des arts décoratifs in Paris École nationale supérieure des Beaux-Arts in Paris SpouseHenri RicheletPatron(s)Mario Carreño and Mario Toral Websitehttp://ximena.armas.2.free.fr Ximena Armas (born ...

 

Onthophagus lemur Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Animalia Filum: Arthropoda Kelas: Insecta Ordo: Coleoptera Famili: Scarabaeidae Genus: Onthophagus Spesies: Onthophagus lemur Onthophagus lemur adalah spesies kumbang yang berasal dari genus Onthophagus dan famili Scarabaeidae. Kumbang ini juga merupakan bagian dari ordo Coleoptera, kelas Insecta, filum Arthropoda, dan kingdom Animalia. Kumbang ini memiliki antena yang terdiri dari plat yang disebut lamela. Referensi Bisby F.A., Roskov Y.R., Orr...

 

Hong Kong fantasy television series For the 2017 sequel to Journey to the West: Conquering the Demons, see Journey to the West: The Demons Strike Back. This article includes a list of references, related reading, or external links, but its sources remain unclear because it lacks inline citations. Please help improve this article by introducing more precise citations. (December 2023) (Learn how and when to remove this message) Journey to the West IICover artChinese nameTraditional Chinese...

American football player and coach (1903–1985) American football player John McNallyNo. 57, 24, 20, 14, 35, 26, 55, 15Position:HalfbackPersonal informationBorn:(1903-11-27)November 27, 1903New Richmond, Wisconsin, U.S.Died:November 28, 1985(1985-11-28) (aged 82)Palm Springs, California, U.S.Height:6 ft 1 in (1.85 m)Weight:188 lb (85 kg)Career informationCollege:Saint John's (MN)Notre Dame[1]Career history As a player: Milwaukee Badgers (1925–1926) Dul...

 

本條目存在以下問題,請協助改善本條目或在討論頁針對議題發表看法。 此條目的语调或风格或許不合百科全書。 (2024年1月29日)請根據指南協助改善这篇条目,並在讨论页討論問題所在,加以改善。 此生者传记条目需要补充更多可供查證的来源。 (2024年1月29日)请协助補充可靠来源,无法查证的在世人物内容将被立即移除。   此条目页的主題是中华人民共和国现任国...

 

Legislative election in the Soviet Union1938 Soviet Union regional elections June 1938 1939 →   First party Second party Third party   Leader Mir Jafar Baghirov Grigory Arutinov Panteleimon Ponomarenko Party AzKP(b) ArCP(b) KPB(b) Leader since November 1933 23 September 1937 18 June 1938 Seats won 310 / 310 340 / 340 273 / 273   Fourth party Fifth party Sixth party   Leader Lavrentiy Beria Nikolay Skvortsov Aleksey Vagov Party CNG(b) KPKaz(b) KPK(b) Le...

Hetlingen. Hetlingen adalah kota yang terletak di distrik Pinneberg, Schleswig-Holstein, Jerman. Kota Hetlingen memiliki luas sebesar 24.1 km². Hetlingen pada tahun 2006, memiliki penduduk sebanyak 1.357 jiwa. lbsKota dan kotamadya di Pinneberg (distrik) Appen Barmstedt Bevern Bilsen Bokel Bokholt-Hanredder Bönningstedt Borstel-Hohenraden Brande-Hörnerkirchen Bullenkuhlen Ellerbek Ellerhoop Elmshorn Groß Nordende Groß Offenseth-Aspern Halstenbek Haselau Haseldorf Hasloh Heede Heidgr...

 

  提示:此条目页的主题不是排笛。 南美洲的排箫 排箫,又称潘笛、排笛,是一类古老的乐器,在中国、南美洲、欧洲、非洲古代都有发现,用若干长短不同的木管或竹管连接起来,直接用口吹,每个管发出一个音,通过连续吹不同的管展现旋律。 古希腊神话中牧神潘把由緒林克斯變成的蘆葦編成樂器,他经常都在吹奏,因此称这种乐器为“潘笛”(Pan flute)。中�...

 

L'arco della Pace Per Neoclassicismo a Milano si intende il movimento artistico principale della città tra la seconda metà del XVIII secolo e la prima metà del XIX secolo. Durante la fine del regno di Maria Teresa d'Austria, tutto il successivo Regno d'Italia napoleonico e la Restaurazione, Milano fu protagonista di una forte rinascita culturale ed economica, in cui il Neoclassicismo fu lo stile artistico dominante e la maggiore espressione. La stagione neoclassica milanese fu per questo t...

This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (December 2012) (Learn how and when to remove this message) 38th Air Transport SquadronDouglas C-118 as flown by the squadronActive1942-1943; 1954-1965Country United StatesBranch United States Air ForceRoleAirliftInsigniaPatch with 38th Air Transport Squadron emblemMilitary unit The 38th Air Transport S...

 

This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article includes a list of references, related reading, or external links, but its sources remain unclear because it lacks inline citations. Please help improve this article by introducing more precise citations. (September 2023) (Learn how and when to remove this message) This article needs additional citations for verification. Please...