Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
Tên bản ngữ
  • جمهوری اسلامی افغانستان (tiếng Dari)
    Jumhūrī-yi Islāmī-yi Afġānistān
    د افغانستان اسلامي جمهوریت (tiếng Pashtun)
    Da Afġānistān Islāmī Jumhoryat
2004–2021
Quốc kỳ (2013–2021) Afghanistan
Quốc kỳ (2013–2021)
Quốc huy (2013–2021) Afghanistan
Quốc huy (2013–2021)

Tiêu ngữلا إله إلا الله، محمد رسول الله
"Lā ʾilāha ʾillā llāh, Muhammadun rasūlu llāh"
"Không có thánh thần ngoài Allah, và Muhammad là sứ giả của Ngài." (Shahada)

Quốc ca
قلعه اسلام قلب اسیا
"Pháo đài Hồi giáo, Trái tim của Châu Á"
(2004–2006)
Millī Sūrud
سرود ملی
"Quốc ca"
(2006–2021)
Location of Afghanistan
Tổng quan
Vị thếQuốc gia được quốc tế công nhận kiểm soát hầu hết lãnh thổ Afghanistan (2004–2021),
Quốc gia tàn tồn (2021-nay)
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Kabul
33°B 66°Đ / 33°B 66°Đ / 33; 66
Ngôn ngữ thông dụng
Sắc tộc
Tôn giáo chính
Tên dân cưAfghan[2][3]
Chính trị
Chính phủCộng hòa Hồi giáo đơn nhất tổng thống chế
Tổng thống 
• 2004–2014
Hamid Karzai
• 2014–2021
Ashraf Ghani
• 2021
Amrullah Saleh (tự xưng)[a]
Hội đồng tối cao 
• 2014–2020
Abdullah Abdullah
Phó tổng thống[b] 
• 2004–2009
Ahmad Zia Massoud
• 2004–2014
Karim Khalili
• 2009–2014
Mohammed Fahim
• 2014[c]
Yunus Qanuni
• 2014–2020
Abdul Rashid Dostum
• 2014–2021
Sarwar Danish
• 2020–2021
Amrullah Saleh
Lập phápQuốc hội
Viện Nguyên lão
Viện Nhân dân
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh chống khủng bố
• Hoa Kỳ can thiệp Afghanistan
7 tháng 10 năm 2001
• Tổng tuyển cử đầu tiên
26 tháng 1 năm 2004
29 tháng 2 năm 2020
Địa lý
Diện tích  
• 2020
652.874 km2
(252.076 mi2)
Dân số 
• 2020
31.390.200[4]
48,08/km2
119/mi2
Kinh tế
Đơn vị tiền tệAfghani (افغانی) (AFN)
Thông tin khác
HDI? (2019)0,511
thấp
Múi giờUTC+4:30 AFT (D†)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+93
Mã ISO 3166AF
Tên miền Internet.af  · افغانستان.
Tiền thân
Kế tục
Nhà nước Hồi giáo chuyển tiếp Afghanistan
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan là một nhà nước cộng hòa Hồi giáo kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan từ năm 2004 đến năm 2021 trong giai đoạn Chiến tranh Afghanistan. Chính thể này được thành lập sau khi Hoa Kỳ tiến quân vào Afghanistan lật đổ Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan năm 2001.

Sau khi để mất Kabul vào tay Hoa Kỳ và đồng minh, lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát một số khu vực còn lại của đất nước. Điều này khiến cuộc nội chiến vẫn tiếp tục kéo dài, làm cho hồ sơ nhân quyền và quyền phụ nữ ở Afghanistan tiếp tục xấu đi, kéo theo nhiều hành vi lạm dụng của cả hai bên, chẳng hạn như giết hại dân thường, bắt cóc và tra tấn. Do sự lệ thuộc về mọi mặt của chính phủ đối với viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ, nhiều người đã coi Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia chư hầu của Mỹ. Sau Chiến dịch Tự do Bền vững, chính quyền Afghanistan đã mất dần quyền kiểm soát khu vực nông thôn.[5]

Sau khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021, Taliban ngay lập tức tiến hành một cuộc tấn công quân sự lớn, cho phép họ chiếm lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong bối cảnh Quân đội Quốc gia Afghanistan tan rã nhanh chóng. Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan chính thức sụp đổ vào ngày 15 tháng 8 năm 2021 khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul và buộc Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani phải rời khỏi đất nước.

Trong giai đoạn tồn tại của mình, Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan từng là thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực, G77, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phong trào Không liên kết.

Lịch sử

Tháng 12 năm 2001, sau khi chính phủ Taliban bị lật đổ, Chính quyền lâm thời Afghanistan dưới quyền Hamid Karzai được thành lập. Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập để giúp hỗ trợ chính quyền Karzai và cung cấp an ninh cơ bản.[6][7] Vào thời điểm này, sau hai thập kỷ chiến tranh cũng như nạn đói khốc liệt vào thời điểm đó, Afghanistan là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao nhất trên thế giới, tuổi thọ thấp nhất, phần lớn dân số bị đói,[8][9][10] và cơ sở hạ tầng đổ nát.[11] Nhiều nhà tài trợ nước ngoài bắt đầu cung cấp viện trợ và hỗ trợ để tái thiết lại quốc gia bị chiến tranh tàn phá.[12][13]

Lực lượng Taliban trong khi đó đã bắt đầu tập hợp lại bên trong Pakistan, trong khi nhiều quân liên minh hơn tiến vào Afghanistan để giúp quá trình tái thiết.[14][15] Taliban bắt đầu nổi dậy để giành lại quyền kiểm soát Afghanistan. Trong thập kỷ tiếp theo, ISAF và quân đội Afghanistan đã dẫn đầu nhiều cuộc tấn công chống lại Taliban, nhưng không đánh bại được chúng hoàn toàn. Afghanistan vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới vì thiếu đầu tư nước ngoài, tham nhũng của chính phủ và lực lượng nổi dậy của Taliban.[16][17] Trong khi đó, Karzai cố gắng đoàn kết các dân tộc trong nước,[18]chính phủ Afghanistan đã có thể xây dựng một số cấu trúc dân chủ, thông qua hiến pháp vào năm 2004 với tên gọi Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan. Các nỗ lực đã được thực hiện, thường là với sự hỗ trợ của các nước tài trợ nước ngoài, nhằm cải thiện nền kinh tế, y tế, giáo dục, giao thông và nông nghiệp của đất nước. Lực lượng ISAF cũng bắt đầu huấn luyện Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan. Sau năm 2002, gần năm triệu người Afghanistan đã được hồi hương.[19] Số lượng quân NATO hiện diện tại Afghanistan đạt đỉnh 140.000 vào năm 2011,[20] giảm xuống còn khoảng 16.000 vào năm 2018.[21]

Vào tháng 9 năm 2014 Ashraf Ghani trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2014, đánh dấu mốc lần đầu tiên trong lịch sử quyền lực của Afghanistan được chuyển giao một cách dân chủ.[22][23][24][25][26] Vào ngày 28 tháng 12 năm 2014, NATO chính thức chấm dứt các hoạt động chiến đấu của ISAF tại Afghanistan và chuyển giao toàn bộ trách nhiệm an ninh cho chính phủ Afghanistan. Chiến dịch do NATO dẫn đầu được thành lập cùng ngày với tư cách là tổ chức kế nhiệm của ISAF.[27][28] Hàng nghìn binh sĩ NATO vẫn ở lại nước này để huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng chính phủ Afghanistan[29] và tiếp tục cuộc chiến chống lại Taliban.[30] Người ta ước tính vào năm 2015 rằng “khoảng 147.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến Afghanistan kể từ năm 2001. Hơn 38.000 trong số những người thiệt mạng là dân thường ".[31] Một báo cáo có tiêu đề Body Count kết luận rằng 106.000–170.000 thường dân đã thiệt mạng do hậu quả của cuộc giao tranh ở Afghanistan do tất cả các bên tham gia xung đột.

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2021, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh đã đồng ý bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 1 tháng 5.[32] Ngay sau khi bắt đầu rút quân của NATO, Taliban đã tiến hành một cuộc tấn công chống lại chính phủ Afghanistan, nhanh chóng mở rộng lãnh thổ trước một lực lượng chính phủ Afghanistan đang sụp đổ.[33][34] Theo báo cáo của tình báo Mỹ, chính phủ Afghanistan có thể sẽ sụp đổ trong vòng 6 tháng sau khi NATO hoàn tất việc rút quân khỏi nước này.[35]

Sự sụp đổ của nền Cộng hòa

Cuộc nổi dậy của Taliban 2021

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2021, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết họ đã chấp thuận việc bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 1 tháng 5.[32] Ngay sau khi liên quân NATO bắt đầu rút quân, Taliban đã tiến hành một cuộc tổng tấn công chống lại chính phủ Afghanistan, thần tốc tiến lên trước một quân đội Afghanistan đang rệu rã.[33][34] Đến tháng 6 năm 2021, một báo cáo tình báo của Hoa Kỳ đưa ra dự đoán rằng chính phủ Afghanistan có thể sẽ sụp đổ trong vòng sáu tháng sau khi NATO hoàn thành việc rút quân khỏi nước này.[35] Tuy nhiên báo cáo này tỏ ra lạc quan quá mức, khi mà bước sang tuần thứ hai của tháng 8, hầu hết thủ phủ thuộc các tỉnh của Afghanistan đã rơi vào tay quân Taliban, trong khi quân chính phủ hoàn toàn rối loạn, suy yếu trên mọi mặt trận. Việc hai thành phố lớn là Mazar-i-Sharif và Jalalabad thất thủ đã cho thấy rằng quân đội chính phủ đã bất lực trong việc ngăn chặn bước tiến của Taliban.[36]

Taliban tiến vào Kabul, nền Cộng hòa sụp đổ

Ngày 15 tháng 8 năm 2021, phiến quân Taliban tiến vào thủ đô Kabul từ mọi hướng và chỉ gặp phải sự kháng cự yếu ớt từ quân chính phủ.[37] Sang buổi chiều, có tin đồn cho rằng Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã chạy sang Tajikistan hoặc Uzbekistan; còn Phó Tổng thống Amrullah Saleh và Chủ tịch Hạ viện Mir Rahman Rahmani thì được cho là cũng lần lượt bỏ trốn sang TajikistanPakistan.[38] Sau khi Tổng thống Ghani bỏ chạy, các lực lượng từng trung thành với chính phủ Afghanistan lần lượt buông súng. Từ thời điểm đó, Lực lượng vũ trang Afghanistan trên thực tế đã không còn tồn tại.[39]

Đến chiều tối ngày 15 tháng 8, Taliban đã chiếm đóng Dinh Tổng thống, hạ lá cờ của chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistancắm cờ trắng của Taliban lên. Ngày hôm sau, Taliban tuyên bố tái thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan chính thức bị xóa sổ từ đây.[40] Các nhóm tàn quân rút về phía bắc thành lập kháng chiến, quyết tâm giải phóng đất nước khỏi cả Taliban và hồi giáo

Chính trị

Hiến pháp được Loya jirga 2003 phê chuẩn đã quy định chính phủ theo hình thức nhà nước Cộng hòa Hồi giáo gồm ba nhánh, (hành pháp, lập pháptư pháp).

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani vào năm 2017.

Tổng thống Afghanistan là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu hành pháp. Tổng thống cũng giữ vai trò là người đứng đầu Nội các Afghanistan. Tổng thống hiện thời là ông Ashraf Ghani. Điều hành cấp cao Afghanistan là chức vụ mới được tạo thành từ năm 2014 theo Hiến pháp mới, có vai trò tương tự như Thủ tướng, chủ trì các cuộc họp hàng tuần của Hội đồng Bộ trưởng, đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Tổng thống, cũng như có thể đề cử các ứng viên Bộ trưởng cho nội các Afghanistan. Điều hành cấp cao hiện tại là ông Abdullah Abdullah, được Tổng thống bổ nhiệm từ ngày 29 tháng 9 năm 2014.

Quốc hội Afghanistan lưỡng viện gồm: Viện trưởng lão (Meshrano Jirga) là thượng việnViện Nhân dân (Wolesi Jirga) là hạ viện. Trong số những đại biểu có cả các cựu thành viên mujahadeen, Taliban, cộng sản, những người cải cách, và Những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo. 28% đại biểu là phụ nữ, lớn hơn 3% so với con số 25% tối thiểu do hiến pháp quy định. Điều này khiến Afghanistan, một nước từ lâu đã nổi tiếng về sự đàn áp phụ nữ thời Taliban, trở thành một trong những nước đứng đầu về số đại biểu nữ giới.

Địa giới hành chính

Về hành chính, Afghanistan được chia thành ba tư tỉnh (welayats) và mỗi tỉnh có một trung tâm riêng.

Bản đồ thể hiện các tỉnh Afghanistan.
  1. Badakhshan
  2. Badghis
  3. Baghlan
  4. Balkh
  5. Bamiyan
  6. Daykundi
  7. Farah
  8. Faryab
  9. Ghazni
  10. Ghor
  11. Helmand
  12. Herat
  1. Jowzjan
  2. Kabul
  3. Kandahar
  4. Kapisa
  5. Khost
  6. Konar
  7. Kunduz
  8. Laghman
  9. Lowgar
  10. Nangarhar
  11. Nimruz
  1. Nurestan
  2. Oruzgan
  3. Paktia
  4. Paktika
  5. Panjshir
  6. Parvan
  7. Samangan
  8. Sare Pol
  9. Takhar
  10. Wardak
  11. Zabol

Mỗi tỉnh lại được chia tiếp thành quận/huyện và mỗi quận thường gồm một thành phố hay nhiều thị trấn.

Thống đốc tỉnh do Bộ nội vụ và các Quận trưởng cảnh sát chỉ định, người đứng đầu các quận do thống đốc chỉ định. Thống đốc là người đại diện của chính phủ và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề hành chính và nghi lễ. Lãnh đạo cảnh sát và an ninh thường do Bộ nội vụ chỉ định và làm việc cùng với Thống đốc để bảo đảm an ninh.

Riêng Kabul là nơi Thị trưởng thành phố do Tổng thống lựa chọn và hoàn toàn độc lập với quận trưởng Tỉnh Kabul.

Lực lượng bảo vệ quốc gia

Afghanistan hiện có lực lượng cảnh sát 60.000 người. Nước này đang đặt kế hoạch tuyển dụng thêm 20.000 sĩ quan cảnh sát khác đưa con số lên tới 80.000 người. Dù về mặt chính thức cảnh sát chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự dân sự, các lãnh đạo quân sự địa phương và vùng tiếp tục nắm quyền kiểm soát tại những vùng chưa ổn định. Cảnh sát đã bị buộc tội đối xử không thích hợp và tra tấn các tù nhân. Năm 2003 khu vực ủy nhiệm của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế, hiện thuộc quyền chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được mở rộng tới vùng Kabul. Tuy nhiên tại một số vùng không thuộc quyền ủy nhiệm của lực lượng trên, các du kích địa phương vẫn nắm quyền kiểm soát. Ở nhiều vùng, các vụ phạm pháp không thể được điều tra bởi thiếu sự có mặt của lực lượng cảnh sát và/hay hệ thống thông tin liên lạc. Binh lính thuộc Quân đội Quốc gia Afghanistan đã được phái tới giữ gìn an ninh tại những nơi thiếu sự hiện diện của cảnh sát.[41]

Nhân quyền

Nhà báo ở Afghanistan đối mặt với mối đe dọa từ cả lực lượng an ninh và quân nổi dậy.[42] Ủy ban An toàn Nhà báo Afghanistan (AJSC) năm 2017 tuyên bố rằng chính phủ Afghanistan chiếm 46% các cuộc tấn công vào nhà báo Afghanistan, trong khi quân nổi dậy chịu trách nhiệm cho phần còn lại của các cuộc tấn công.[43]

Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và là một hành vi phạm tội tử hình ở Afghanistan.[44]

Ghi chú

  1. ^ Saleh tự xưng là quyền Tổng thống ngày 17 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Afghanistan có hai vị trí Phó Tổng thống, Phó Tổng thống thứ nhất và Phó Tổng thống thứ hai
  3. ^ Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 29 tháng 9

Tham khảo

  1. ^ “Country Profile: Afghanistan” (PDF). Library of Congress Country Studies on Afghanistan. tháng 8 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ “Constitution of Afghanistan”. 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ Afghan | meaning in the Cambridge English Dictionary. the Cambridge English Dictionary. ISBN 9781107660151.
  4. ^ Central Statistics Office Afghanistan, 2020.
  5. ^ Ladwig, Walter C. (2017). The Forgotten Front: Patron-Client Relationships in Counter Insurgency. Cambridge University Press. tr. 302. ISBN 9781107170773. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018. As with their Cold War counterparts, it was erroneous for American policymakers to believe that the governments of contemporary client states, such as Iraq, Afghanistan, and Pakistan, necessarily shared their desire to defeat radical Islamic insurgents by adhering to the prescriptions of U.S. counterinsurgency doctrine.
  6. ^  – (UNSCR 1386)
  7. ^ “United States Mission to Afghanistan”. Nato.usmission.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  8. ^ “Afghanistan's Refugee Crisis”. MERIP. 24 tháng 9 năm 2001.
  9. ^ “Afghanistan: Civilians at Risk”. Doctors Without Borders - USA.
  10. ^ Makhmalbaf, Mohsen (1 tháng 11 năm 2001). “Limbs of No Body: The World's Indifference to the Afghan Tragedy”. Monthly Review.
  11. ^ “Rebuilding Afghanistan”. Return to Hope. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  12. ^ “Japan aid offer to 'broke' Afghanistan”. CNN. 15 tháng 1 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  13. ^ “Rebuilding Afghanistan: The U.S. Role”. Stanford University.
  14. ^ Fossler, Julie. “USAID Afghanistan”. Afghanistan.usaid.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  15. ^ “Canada's Engagement in Afghanistan: Backgrounder”. Afghanistan.gc.ca. 9 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  16. ^ “Pakistan Accused of Helping Taliban”. ABC News. 31 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2010.
  17. ^ Crilly, Rob; Spillius, Alex (26 tháng 7 năm 2010). “Wikileaks: Pakistan accused of helping Taliban in Afghanistan attacks”. The Telegraph. London. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2010.
  18. ^ “Afghan President Karzai Receives Philadelphia Liberty Medal”. Philanthropy News Digest (PND).
  19. ^ Howard Adelman (15 tháng 4 năm 2016). Protracted Displacement in Asia: No Place to Call Home. Taylor & Francis. tr. 167. ISBN 978-1-317-07407-6.
  20. ^ “The foreign troops left in Afghanistan”. BBC News. 15 tháng 10 năm 2015.
  21. ^ at 11:38 am, 18 May 2018. “How Many Troops Are Currently in Afghanistan?”. Forces Network.
  22. ^ “Huge security as Afghan presidential election looms”. BBC. 4 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2018.
  23. ^ “Afghanistan votes in historic presidential election”. BBC. 5 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2018.
  24. ^ Shalizi and Harooni, Hamid and Mirwais (4 tháng 4 năm 2014). “Landmark Afghanistan Presidential Election Held Under Shadow of Violence”. HuffPost. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2018.
  25. ^ “Afghanistan's Future: Who's Who in Pivotal Presidential Election”. NBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2019.
  26. ^ “Afghan president Ashraf Ghani inaugurated after bitter campaign”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  27. ^ “U.S. formally ends the war in Afghanistan” (online). CBA News. Associated Press. 28 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  28. ^ Sune Engel Rasmussen in Kabul (28 tháng 12 năm 2014). “Nato ends combat operations in Afghanistan”. The Guardian. Kabul. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  29. ^ “U.S. formally ends the war in Afghanistan”. CBS News. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  30. ^ “TSG IntelBrief: Afghanistan 16.0”. The Soufan Group. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  31. ^ “Afghan Civilians”. Brown University. 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  32. ^ a b “NATO to Cut Forces in Afghanistan, Match US Withdrawal”. VOA News. 14 tháng 4 năm 2021.
  33. ^ a b Robertson, Nic (24 tháng 6 năm 2021). “Afghanistan is disintegrating fast as Biden's troop withdrawal continues”. CNN.
  34. ^ a b “Afghanistan stunned by scale and speed of security forces' collapse”. The Guardian. 13 tháng 7 năm 2021.
  35. ^ a b “Afghan government could fall within six months of U.S. military withdrawal, new intelligence assessment says”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). 24 tháng 6 năm 2021. ISSN 0190-8286.
  36. ^ Archive, View Author; feed, Get author RSS (14 tháng 8 năm 2021). “Inside an Afghan city as it falls to the Taliban”. New York Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  37. ^ “Afghanistan: Heavy fighting ongoing on the outskirts of Kabul as of early Aug. 15; a total blackout reported in the city”. GardaWorld (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  38. ^ “Afghan President leaves country, Taliban directed to enter Kabul”. The Khaama Press News Agency (bằng tiếng Anh). 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  39. ^ Sanger, David E.; Cooper, Helene (14 tháng 8 năm 2021). “Taliban Sweep in Afghanistan Follows Years of U.S. Miscalculations”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  40. ^ Latifi, Ali M. “Kabul near standstill on day one of the Taliban's Emirate”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  41. ^ Text used in this cited section originally came from: Afghanistan (Feb 2005) profile from the Library of Congress Country Studies project.
  42. ^ “Afghan journalists 'face increasing attacks and threats' – report”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.
  43. ^ “Violence Against Journalists Surges In Afghanistan In 2017”. RFERL. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2017.
  44. ^ “LGBT relationships are illegal in 74 countries, research finds”. The Independent. ngày 17 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
Tiền nhiệm:
Chính quyền Lâm thời Afghanistan
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
2004 – 2021
Kế nhiệm:
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan

Read other articles:

La parola greca ἄθεοι (atheoi, [coloro che sono] senza dio) come compare nella lettera agli Efesini 2,12[1][2] tramandata dal Papiro 46 (inizio del III secolo). Questo termine è assente nel resto del Nuovo Testamento, e nella versione greca della Bibbia ebraica. L'ateismo (in greco antico: ἄθεος?, àtheos, composto da α- privativo, senza, e θεός, dio, letteralmente senza dio) è la posizione di chi non crede nell'esistenza di Dio[3][4][...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2016. MapServer Tipeperangkat lunak bebas, Common Gateway Interface dan Internet Map Server (en) Versi pertama1994 Versi stabil 8.0.1 (21 April 2023) GenreGIS software (compare)LisensiX/MITKarakteristik teknisBahasa pemrogramanC Informasi pengembangPengemban...

 

Vertol Boeing XCH-62 (Model 301) adalah helikopter bermesin turbin tiga, proyek angkat berat dirancang untuk Angkatan Darat Amerika Serikat oleh Boeing Vertol. Disetujui pada tahun 1971, hanya satu pesawat dibangun sebelum itu dibatalkan pada tahun 1974. Sebuah usaha oleh NASA untuk membangkitkan program ini dibatalkan pada tahun 1983. Referensi Wilson, Michael. America's heavy-lift helicopter. Flight International, 13 July 1972, pp. 44c–47. Pranala luar XCH-62 Boeing Vertol HLH Arriv...

Self-administrationMeSHD012646[edit on Wikidata] Self-administration is, in its medical sense, the process of a subject administering a pharmacological substance to themself. A clinical example of this is the subcutaneous self-injection of insulin by a diabetic patient. In animal experimentation, self-administration is a form of operant conditioning where the reward is a drug. This drug can be administered remotely through an implanted intravenous line or an intracerebroventricular inject...

 

Mohammad Zaenal Kabid Sosial PPAL Informasi pribadiLahir28 Juli 1963 (umur 60)Bandung, Jawa BaratSuami/istriNy. Asih WinarniAnakEsmeralda Zenas PutriAlma materAkademi Angkatan Laut (1988)Karier militerPihak IndonesiaDinas/cabang TNI Angkatan LautMasa dinas1988—2021Pangkat Laksamana Muda TNINRP9257/PSatuanKorps PelautSunting kotak info • L • B Laksamana Muda TNI (Purn.) Mohammad Zaenal, S.E., M.M., M.Soc.Sc. (lahir 28 Juli 1963) adalah seorang Purnawirawan TNI-AL...

 

Spofford LakeWare's Grove Beach, October 2019Spofford LakeShow map of New HampshireSpofford LakeShow map of the United StatesLocationCheshire County, New HampshireCoordinates42°54′44″N 72°26′34″W / 42.91222°N 72.44278°W / 42.91222; -72.44278Primary outflowsPartridge BrookBasin countriesUnited StatesMax. length2.0 mi (3.2 km)Max. width1.0 mi (1.6 km)Surface area732 acres (2.96 km2)Average depth30 ft (9.1 m)Max. depth66...

Airport in Newfoundland and Labrador, Canada Exploits Valley (Botwood) AirportIATA: noneICAO: noneTC LID: CCP2SummaryAirport typePublicOperatorGovernment of Newfoundland and LabradorLocationBotwood, Newfoundland and LabradorTime zoneNST (UTC−03:30) • Summer (DST)NDT (UTC−02:30)Elevation AMSL328 ft / 100 mCoordinates49°03′22″N 055°26′52″W / 49.05611°N 55.44778°W / 49.05611; -55.44778MapCCP2Location in Newfoundland and LabradorR...

 

American basketball player and coach (born 1974) For the Australian drummer, see Adrian Griffin (drummer). Adrian GriffinGriffin in 2007Personal informationBorn (1974-07-04) July 4, 1974 (age 49)Wichita, Kansas, U.S.Listed height6 ft 5 in (1.96 m)Listed weight230 lb (104 kg)Career informationHigh schoolWichita East (Wichita, Kansas)CollegeSeton Hall (1992–1996)NBA draft1996: undraftedPlaying career1996–2008PositionSmall forward / shooting guardNumber44, 7Coac...

 

For related races, see 1896 United States gubernatorial elections. 1896 North Carolina gubernatorial election ← 1892 November 3, 1896 1900 →   Nominee Daniel Lindsay Russell Cyrus B. Watson William A. Guthrie Party Fusion Democratic Populist Popular vote 154,025 145,286 30,943 Percentage 46.5% 43.9% 9.4% Governor before election Elias Carr Democratic Elected Governor Daniel Lindsay Russell Republican Elections in North Carolina Federal government U.S. Presiden...

Questa voce sull'argomento centri abitati dell'Île-de-France è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Meluncomune Melun – Veduta LocalizzazioneStato Francia Regione Île-de-France Dipartimento Senna e Marna ArrondissementMelun CantoneMelun TerritorioCoordinate48°32′N 2°40′E / 48.533333°N 2.666667°E48.533333; 2.666667 (Melun)Coordinate: 48°32′N 2°40′E / 48.533333°N 2.666667°E48.5...

 

Province of Italy Province in Liguria, ItalyProvince of La SpeziaProvinceThe provincial seat building Coat of armsMap highlighting the location of the province of La Spezia in ItalyCountry ItalyRegionLiguriaCapital(s)La SpeziaComuni32Government • PresidentPierluigi PeracchiniArea • Total881 km2 (340 sq mi)Population (30 November 2021) • Total215,175 • Density249/km2 (640/sq mi)GDP[1] • Total€6....

 

  لمعانٍ أخرى، طالع عناقيد الغضب (توضيح). عناقيد الغضبThe Grapes of Wrath (بالإنجليزية) معلومات عامةالصنف الفني دراماتاريخ الصدور 1940مدة العرض 129 دقيقةاللغة الأصلية الإنجليزيةالعرض أبيض وأسود مأخوذ عن عناقيد الغضب البلد الولايات المتحدةمواقع التصوير كاليفورنيا — نيومكسيكو �...

Cross GameGenreSport MangaPengarangMitsuru AdachiPenerbitShogakukan  Portal anime dan manga  Bagian dari seriManga Daftar manga Simbol · A · B · C · D · E · F · G · H · I · J · K · L · M · N · O · P · Q · R · S · T · U · V · W ...

 

American reality television series Jersey ShoreGenreRealityDeveloped bySallyAnn SalsanoStarring Pauly D Nicole Polizzi Michael Sorrentino Sammi Giancola Ronnie Ortiz-Magro Jennifer Farley Vinny Guadagnino Angelina Pivarnick Deena Nicole Cortese Opening themeGet Crazy by LMFAOCountry of originUnited StatesOriginal languageEnglishNo. of seasons6No. of episodes71 (list of episodes)ProductionExecutive producers SallyAnn Salsano Scott Jeffress Jacquelyn French Running time42 minutesProduction comp...

 

Just Hold OnSingel oleh Steve Aoki dan Louis Tomlinsondari album Neon Future III dan WallsDirilis10 Desember 2016 (2016-12-10)[1]FormatUnduhan digitalDirekam2016Genre EDM dance-pop[2] house[3] Durasi3:18LabelUltraPencipta Louis Tomlinson Steve Aoki Eric Rosse Sasha Sloan Nolan Lambroza Produser Aoki Sir Nolan Jay Pryor Kronologi singel Steve Aoki Supernova (Interstellar) (2016) Just Hold On (2016) Alive (2017) Kronologi singel Louis Tomlinson Just Hold O...

Legislation in British India The Criminal Tribes' Act, 1871A Government of Bengal, CID pamphlet, on Gobinda Dom's Gang, under the Criminal Tribes Act (VI of 1924), dated 1942.[1]British India Long title Criminal Tribes Act CitationAct No. XXVII of 1871Enacted12 October 1871Status: Repealed Since the 1870s, various pieces of colonial legislation in India during British rule were collectively called the Criminal Tribes Act (CTA). These criminalised entire communities by designating them...

 

التهاب المفاصل الإنتاني معلومات عامة الاختصاص أمراض معدية  من أنواع التهاب المفاصل،  واعتلال مفصلي عدوائي  [لغات أخرى]‏،  ومرض  المظهر السريري الأعراض التهاب المفاصل[1]  الإدارة أدوية دابتوميسين،  وفانكوميسين  تعديل مصدري - تعديل   التهاب ا�...

 

Disambiguazione – Dawkins rimanda qui. Se stai cercando altri significati, vedi Dawkins (disambigua). Richard Dawkins Clinton Richard Dawkins (Nairobi, 26 marzo 1941) è un etologo, biologo, divulgatore scientifico, saggista e attivista britannico, considerato uno dei maggiori esponenti dell'epoca contemporanea dell'evoluzionismo nonché del nuovo ateismo. Firma di Dawkins Indice 1 Biografia 2 I primi saggi scientifici 2.1 Il gene egoista (1976) 2.2 Il fenotipo esteso (1982) 2.3 L'...

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Yasothon – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Artikel ini bukan mengenai Provinsi Yasothon. Yasothon ยโสธรKotaNegara ThailandProvinsiProvinsi YasothonPopulasi (2017)20....

 

Questa voce o sezione sull'argomento microregioni del Brasile non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Microregione di TucuruímicroregioneMicrorregião de Tucuruí LocalizzazioneStato Brasile Stato federato Pará MesoregioneSudeste Paraense TerritorioCoordinate3°46′04″S 49°40′22″W3°46′04″S, 49°40′22″W (Microregione...