Abdullah Abdullah

Abdullah Abdullah
عبدالله عبدالله
Chức vụ
Nhiệm kỳ17 tháng 5 năm 2020 – nay
Chủ tịch điều hành Afghanistan
Chief Executive
Nhiệm kỳ29 tháng 9, 2014 – 11 tháng 3 năm 2020
Bộ tưởng Bộ Ngoại giao Afghanistan
Nhiệm kỳ22 tháng 12, 2001 – 20 tháng 4 năm 2005
Tiền nhiệmAbdul Rahim Ghafoorzai
Kế nhiệmRangin Dadfar Spanta
Nhiệm kỳ18 tháng 3 năm 2010 – nay
Thông tin cá nhân
Sinh5 tháng 9, 1960 (64 tuổi)[cần dẫn nguồn]
Kārte Parwān, Vương quốc Afghanistan
Đảng chính trịLiên minh quốc gia Afghanistan (1996–nay)
Con cái4
Alma materĐại học Y khoa Kabul
WebsiteOfficial website

Abdullah Abdullah (tiếng Dari/tiếng Pashto: عبدالله عبدالله, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1960) là một chính trị gia người Afghanistan, ông giữ vai trò là người lãnh đạo Hội đồng cấp cao về hòa giải dân tộc (HCNR), được cho là sẽ dẫn đầu làm trưởng đoàn trong các cuộc đàm phán hòa bình nội bộ Afghanistan với Taliban[1][2]. Trước đó, ông từng giữ cương vị là "Người điều hành Afghanistan" (Chief Executive)[3] trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2020[4][5], đây là một chức vụ tương đương với vị trí Thủ tướng[6].

Ông Abdullah Abdullah vào tháng 12 năm 2014

Sự nghiệp

Abdullah sinh ra ở quận hai của thủ đô Kabul của Afghanistan[7]. Ông từng là một bác sĩ y khoa vào cuối những năm 1990. Sau này, ông là thành viên cấp cao của Liên minh phương Bắc làm việc với tư cách một cố vấn cho chỉ huy Ahmad Shah Massoud[8]. Sau khi Mỹ và NATO tấn công lật đổ Taliban vào năm 2001, ông có bước chuyển biến trong sự nghiệp chính trị, từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Afghanistan trong thời gian từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 4 năm 2005. Bước ngoặt chính trị trong sự nghiệp của ông diễn ra khi Abdullah Abdullah đã ra tranh cử đối chọi với Tổng thống Hamid Karzai trong cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan năm 2009, nhưng chỉ đứng ở vị trí thứ hai với 30,5% tổng số phiếu bầu. Năm 2010, ông thành lập Liên minh Thay đổi và Hy vọng (nay là Liên minh Quốc gia Afghanistan) là một trong những phong trào dân chủ đối lập hàng đầu ở Afghanistan[9][10], năm 2011, liên minh này được chuyển thành Liên minh Quốc gia Afghanistan[11].

Ông tái tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan năm 2014 và vào được vòng hai với 45% tổng số phiếu bầu[12]. Đối thủ sát sao nhất của ông là Ashraf Ghani đã giành được 35% tổng số phiếu bầu[12]. Do có dấu hiệu gian lận, kết quả của vòng hai bị tranh chấp gay gắt và dẫn đến bế tắc[13][14]. Bất chấp những tranh cãi liên quan đến kết quả của vòng bầu cử thứ hai, kết quả cuối cùng được Ủy ban bầu cử độc lập của Afghanistan công nhận, kết quả cho thấy ông Ashraf Ghani nhận được 55,3% số phiếu bầu trong khi Abdullah Abdullah chỉ giành được 44,7% số phiếu bầu[15].

Sau nhiều tháng đàm phán và vai trò trung gian hòa giải của Hoa Kỳ, hai ứng cử viên đã đi đến thỏa thuận thành lập một Chính phủ đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó Abdullah giữ chức vụ Người điều hành Afghanistan[16][17]. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2020, một thỏa thuận đã đạt được mà theo đó Abdullah lãnh đạo Hội đồng cấp cao về hòa giải quốc gia (HCNR) của đất nước với tư cách là Chủ tịch[18]. Hơn nữa, HCNR được trao quyền xử lý và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến tiến trình hòa bình Afghanistan. Hội đồng đã tổ chức cuộc họp phiên đầu tiên vào tháng 12 năm 2020, vài tháng sau khi chính thức thành lập, mặc dù chưa có đầy đủ tư cách thành viên và các cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn diễn ra gay gắt[19]. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng gặp Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và Abdullah Abdullah vào ngày 25 tháng 6 năm 2021.

Tham khảo

  1. ^ “Taliban talks in sight as Afghan political rivals end feud”. Al Jazeera. ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ “Abdullah Calls for Unity at Signing of Agreement with Ghani”. Tolo News. ngày 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “CEO renews electoral reform vow”. Pajhwok Afghan News. ngày 27 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014. Chief Executive Officer (CEO) Dr. Abdullah Abdullah on Monday said the national unity government remained committed to reforming the electoral bodies.
  4. ^ Craig, Tim (ngày 21 tháng 9 năm 2014). “Ghani named winner of Afghan election, will share power with rival in new government”. Washington Post. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ “Ghani sworn in as Afghan president, rival holds own inauguration”. www.aljazeera.com. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ “Chưa thể thành lập chính phủ mới-Báo Bình Định”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “Dr. Abdullah Abdullah”. www.khaama.com. 26 tháng 9 năm 2010. Fifty years ago I was born in the second district of Karte Parwan in Kabul in the same house where I reside today. Both of my parents were born in Kabul, but my father's family comes from Panjshir and my mother's from the Kabul Province. I have seven sisters and two brother.
  8. ^ Cross, Tony (ngày 12 tháng 8 năm 2009). “Abdullah Abdullah”. Radio France Internationale. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ “Afghan opposition says new parliament can check Karzai”. Reuters. ngày 24 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ “2010 Afghan Parliamentary Election: Checks and Balances of Power”. Khaama Press. ngày 9 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ “Afghanistan: New Coalition Challenges Karzai Government”. ngày 23 tháng 12 năm 2011.
  12. ^ a b “iec: Presidential & Provincial Councils elections. Afghanistan 2014 Elections”. ngày 23 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  13. ^ “Afghanistan: In Afghan Election, Signs of Systemic Fraud Cast Doubt on Many Votes”. ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  14. ^ “Afghanistan: Afghan Presidential Election Deadlock Continues”. ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  15. ^ “.::2014 Afghanistan Elections Results::”. iec.org.af (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2017.
  16. ^ “Afghanistan: Afghan presidential contenders sign unity deal”. ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  17. ^ “Afghanistan: Inside John Kerry's Diplomatic Save in Afghanistan”. ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  18. ^ https://www.yahoo.com/news/afghan-president-rival-agree-power-132416965.html
  19. ^ https://www.afghanistan-analysts.org/en/tag/high-council-for-national-reconciliation/