Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) hàng năm[1] xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia".[2] Tổ chức định nghĩa tham nhũng là "lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi".[2]
Cuộc thăm dò năm 2003 bao gồm 133 nước; cuộc thăm dò năm 2006 là 163 nước; cuộc thăm dò năm 2007 bao gồm 180 quốc gia. Điểm số cao có nghĩa là minh bạch và ít tham nhũng hơn, trong mức điểm tối đa là 10. Kết quả cho thấy 7 trong 10 nước (và 9 trong 10 nước mới phát triển) có chỉ số nhỏ hơn 5 từ chỉ số cao nhất là 10.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế viết trong phần "Các câu hỏi thường được hỏi" về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng rằng quan điểm của "dân cư trong nước" có tương quan với quan điểm của các chuyên gia ở ngoài nước. Trong quá khứ, các chuyên gia được xin ý kiến để làm nguồn cho Chỉ số Nhận thức Tham nhũng thường thường là các doanh nhân từ các nước công nghệ hóa; quan điểm của các nước kém phát triển hơn ít khi được dùng. Điều này đã thay đổi theo thời gian, tạo cơ hội ngày càng gia tăng tiếng nói của những người từ các nền kinh tế thị trường đang hội nhập."[2]
Vì chỉ số này dựa vào các cuộc thăm dò nên các kết quả là chủ quan và kém tin cậy đối với các nước có ít nguồn thông tin hơn. Thêm vào đó, những gì được định nghĩa là hợp pháp hoặc những gì được nhận thức là tham nhũng thì rất khác nhau giữa các nền tư pháp: việc cho tặng, ủng hộ chính trị hợp pháp ở một số nền tư pháp lại là bất hợp pháp ở các nền tư pháp khác; một vấn đề được coi như là tiền thưởng chấp nhận được ở một nước lại bị coi là hối lộ ở một nước khác. Vì thế các kết quả thăm dò phải được hiểu khá đặc biệt như đo lường nhận thức công chúng hơn là một cách đo lường tham nhũng khách quan.
Các thống kê như thế này tất nhiên là không chính xác; các thống kê từ những năm khác nhau thì không nhất thiết là so sánh được. Trung tâm liên Tôn giáo vì Trách nhiệm Công ty (Interfaith Center on Corporate Responsibility) tự giải thích, "...các thay đổi từ năm này qua năm khác trong điểm số của một nước là kết quả không chỉ vì sự nhận thức thành quả của một nước thay đổi mà còn vì phương pháp học và mô hình đang thay đổi. Mỗi năm, có một số nguồn không được cập nhật và phải bị loại bỏ khỏi Chỉ số Nhận thức Tham nhũng trong khi các nguồn mới và đáng tin cậy được thêm vào. Với những câu trả lời khác và những phương pháp tính khác ít nhiều, một thay đổi trong điểm số của một nước có thể cũng liên quan đến sự thật rằng các quan điểm khác đã được thu thập và các câu hỏi khác đã được hỏi... [cho dù] cải cách chống tham nhũng... [hoặc] các phanh khui những vụ tại tiếng tham nhũng vừa qua... [thường] thì khó cải tiến điểm số của Chỉ số Nhận thức Tham nhũng trên một thời gian ngắn, thí dụ một hoặc hai năm. Chỉ số Nhận thức Tham nhũng dựa vào các dữ liệu từ ba năm về trước. Điều này có nghĩa một sự thay đổi về nhận thức tham nhũng chỉ xuất hiện trong chỉ số trong một thời gian dài".[3]