Chùa Cảnh Huống (Tên chùa có nghĩa là Chùa cảnh đẹp) là một ngôi chùa ở Đồn Sơn, phường Yên Đức, thành phố Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Trần (Thế kỷ thứ XII – XIV). Chùa gắn liền với sự tích vua Trần Nhân Tông sau khi lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược giành chiến thắng lần thứ 2 tại sông Bạch Đằng đã về lập chùa trụ trì tại đây và khắc thơ trên vách núi.
Trải qua thời gian chiến tranh chùa đã bị tàn phá nhiều lần. Lần trùng tu lớn nhất là vào thời Lê năm 1664. Chùa từng được sử dụng làm căn cứ địa Cách mạng thời chống pháp, nơi nuôi dưỡng thương binh thời chống Mỹ. Chùa nằm trong khung cảnh núi non hữu tình và có diện tích là 36.000m² gồm 3 gian nhà thờ. Bà con thường đến đây để cúng bái, cầu những điều tốt đẹp đến với gia đình, người thân của mình, cầu cho mưa thuận, gió hòa, cho mùa mang bội thu…
Bên phải chùa một mái là đền thờ tổ, được sửa lại năm 1987. Bên trong: thờ tấm bia ghi tên 8 vị thủy tổ có công khai lập làng
Tiếp theo bên cạnh nhà thờ là bàn cờ Tiên dưới một tảng đá lớn tạo thành mái che rộng, bên trong khắc một bàn cờ trên phiến đá. Tục truyền có hai vị tiên ông thường xuống đây chơi cờ, sau này trở thành chỗ chơi cờ của các cụ trong làng.
Năm 1993, quần thể danh thắng, di tích chùa Cảnh Huống, Hang 73 đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Du lịch văn hoá: Nhìn từ mô hình ở Yên Đức Lưu trữ 2012-06-15 tại Wayback Machine