Chung Quỳ

Chung Quỳ
Một bức tranh nhà Minh vẽ Chung Quỳ người bán quỷ với năm con dơi tượng trưng cho năm phước lành cũng như cái bình, san hô đỏ và nấm - do ma quỷ nắm giữ - cũng chứa đựng biểu tượng tốt lành
Tên tiếng Trung
Phồn thể
Giản thể
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữChung Quỳ
Hán-Nôm鍾馗
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
종규
Hanja
鍾馗
Tên tiếng Nhật
Kanji

Chung Quỳ (phồn thể: 鍾馗, giản thể: 钟馗) là một vị thần diệt yêu trừ ma trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Từ xưa, những câu chuyện giáng yêu trừ ma của Chung Quỳ được nhiều người biết đến, gồm cả bùa chú, bát quái trận pháp hàng yêu phục ma, xem tướng mạo, bấm độn gieo quẻ. Ông được biết đến với nhiều tên gọi như: Tứ phúc trấn trạch thánh quân (赐福镇宅圣君), Khu ma đế quân (驱魔帝君),... Trong Đạo giáo, ông được tôn xưng danh hiệu là Dực Thánh Lôi Đình Khu Ma Tịch Tà Trấn Trạch Tứ Phúc Đế Quân (翊聖雷霆驅魔辟邪鎮宅赐福帝君),[1] thường được gọi tắt là Trấn Trạch Chân Quân (鎮宅真君), Khu Ma Chân Quân (驅魔真君), Khu Ma Đế Quân (驅魔帝君)... Trong tín ngưỡng Đạo giáo ở vùng Giang Nam, ba vị Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân (伏魔大帝關聖帝君), Đãng Ma Thiên Tôn Chân Võ Đế Quân (蕩魔天尊真武帝君), cùng với Khu Ma Chân Quân Chung Quỳ Đế Quân (驅魔真君鍾馗帝君), hợp xưng là Tam Phục Ma Đế Quân, là ba vị thần được tôn thờ nhiều ở các gia đường phía Nam Trung Quốc, với mục đích giáng yêu phục ma.

Nguồn gốc

Theo truyền thuyết phổ biến trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Chung Quỳ là người ở núi Chung Nam, huyện Hộ, Thiểm Tây. Ông sống vào thời nhà Đường, sinh ra đã có tướng mạo kỳ dị, đầu báo mắt tròn, mặt đen tóc xoăn, nhưng lại là người có tài hoa, đầy bụng kinh luân, tính tình thẳng thắn cương trực. Vì bất mãn triều đình không thu dụng, nên ông tự sát, chết trở thành vị thần chuyên trừ yêu diệt ma.

Truyền thuyết nói trên về Chung Quỳ xuất phát từ giai thoại "Đường Huyền Tông mộng tiên", được ghi chép sớm nhất trong sách Đường dật sử. Giai thoại kể rằng có lần Đường Huyền Tông sinh bệnh, nằm mộng thấy một con quỷ nhỏ lấy trộm cây trâm ngọc của Dương Quý phi, bị một con quỷ lớn áo quần lam lũ, đầu đội chiếc mũ rách bắt ăn thịt. Con quỷ lớn tự xưng là Nam Sơn Chung Quỳ, vào thời Cao Tổ từng thi Võ Cử nhân, nhưng vì tướng mạo xấu xí nên bị đánh hỏng, vì uất ức nên đập đầu vào bậc thềm mà chết. Cao Tổ thương tình, ban cho áo bào lục để bồi táng, vì vậy đã lập lời thề sẽ vì Đại Đường mà trảm yêu trừ ma. Sau khi Đường Minh Hoàng tỉnh giấc, bệnh tình tự khỏi, liền triệu Ngô Đạo Tử đến, lệnh cho ông ta dựa theo hình dạng mà mình thấy trong giấc mộng vẽ ra, ban bố thiên hạ. Trong khoảnh khắc Ngô Đạo Tử vẽ xong, Đường Huyền Tông nhìn thấy vô cùng kinh ngạc, Chung Quỳ trong bức vẽ giống hệt con quỷ mà mình thấy trong giấc mộng, đó chính là bức hoạ nổi tiếng Xu điện Chung Quỳ đồ (趋殿钟馗图). Bức họa vì vẽ Chung Quỳ bắt quỷ, người đời cho rằng mang ý nghĩa xu cát tị hung, nên được nhiều người ưa thích, hàng năm vào dịp tết đều mua về treo trong nhà.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tồn tại 2 thuyết về Chung Quỳ đáng tin hơn cả, gồm "Pháp khí thuyết" của Cố Viêm Võ và "Khuẩn loại thuyết" của Lý Thời Trân. Theo "Pháp khí thuyết", cái tên Chung Quỳ vốn bắt nguồn từ một món pháp khí trục quỷ có tên gọi đồng âm là "chung quỳ" (終葵). Trong sách "Tả truyện" (Định Công tứ niên) có chép, từ thời thượng cổ, trong các bộ tộc du mục thời Ân Thương, có bộ tộc Chung Quỳ thị (终葵氏), được cho là lấy tên từ vật tổ là cây trùy (椎) trục quỷ. Hậu thế về sau mới biến âm dần từ cái tên Chung Quỳ (终葵) thành ra Chung Quỳ (钟葵 hoặc 钟馗).[2]

Tướng mạo

Chung Quỳ được miêu tả là một người đàn ông mặc quan phục màu đỏ, đội mũ ô sa, cầm kiếm hoặc quạt. Tướng mạo đầy sát khí, trông rất hung dữ

Truyền thuyết

Một bức tranh (bùa ngũ độc) Chung Quỳ chúc phúc, và có họa hình 5 con dơi. Trong tiếng Trung, con dơi (bức) đồng âm với phúc.

Quỷ vây Chung Quỳ

Ngọc hoàng đại đế sai Chung Quỳ xuống trần gian bắt quỷ, nhưng không ngờ quỷ ở dương gian nhiều hơn quỷ ở âm phủ, lại rất dữ dằn. Những con quỷ này thấy Chung Quỳ đến bắt thì cùng nhau vây Chung Quỳ lại, quỷ lỗ mãng lấy bảo kiếm, quỷ khéo mồm ôm lấy chân, quỷ đòi nợ thì bíu ủng chụp nón. v.v…làm cho Chung Quỳ không cách gì trổ tài pháp thuật được.

Lúc ấy đột nhiên có một hòa thượng mập ú đang ưỡn cái bụng bự đi đến, vịn vai Chung Quỳ và nói:

“Tướng quân bắt quỷ mà sao lại lúng túng chứ?”

Chung Quỳ nói:

“Không ngờ quỷ dương gian khó bắt quá”.

Hòa thượng mập ù nói:

“Đừng lo, tôi bắt quỷ thế cho ngài”.

Hòa thượng nói xong thì cười ha ha với tụi quỷ, há to miệng rống lên một tiếng, nuốt tất cả quỷ vào trong bụng. Chung Quỳ lấy làm kinh dị, nói:

“Sư phụ đúng là thần thông quảng đại”.

Hòa thượng đáp:

“Ngài không biết đó thôi, những tên nghiệt quỷ như thế này rất nhiều, không thể nói đạo lý với chúng nó, không thể nói chuyện tình cảm với chúng nó, chỉ có cách là nuốt nó vào trong bụng mà thôi”.

Thường thì quỷ trong địa ngục nhiều hơn quỷ ở trần gian, nhưng quỷ trong địa ngục thì sợ luôn cả những người chuyên tâm đọc kinh và sống tốt lành. Quỷ ở trần gian dù không thần thông quảng đại như quỷ dưới âm phủ, nhưng chẳng sợ ai cả.

Vậy thì quỷ ở trần gian là quỷ nào mà ghê gớm vậy? Đó là những người có lòng kiêu ngạo như quỷ dưới âm phủ, cộng thêm với tính tự mãn nữa nên không coi ai ra gì; đó là những người có lòng tham lam, cộng thêm với tính keo kiệt nữa, nên trở thành nổi thống khổ của người khác; đó là những người có lòng ghen ghét, cộng thêm với tính đố kỵ nữa, nên trở thành sự chia rẻ của cộng đoàn tập thể …

Quỷ trên trần gian rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến người khác, chỉ có tha thứ và hy sinh mới cảm hóa được họ mà thôi.

Phim ảnh

Các diễn viên nổi tiếng như Kim Siêu Quần, Kim Siêu Quần, Âu Dương Chấn Hoa, Trần Hạo Dân, Trương Húc Văn, Vương Hải Tường... đều đã từng vào vai Chung Quỳ

Chú thích

  1. ^ 端午時節話鍾馗(圖)
  2. ^ Cố Viêm Võ, Nhật tri lục, Tập 7, mục Chung Quỳ.

Tham khảo