Chu Thúy Quỳnh

Nghệ sĩ Nhân dân
Chu Thúy Quỳnh
Tổng thư ký[a] – Chủ tịch[b]
Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam
Nhiệm kỳ1994 – 2020
Phó Tổng thư ký – Phó Chủ tịchTrịnh Xuân Định
Bùi Xuân Hanh
Nguyễn Vũ Hoài
Nguyễn Công Nhạc
Trần Kim Quy
Lê Ngọc Cường
Ứng Duy Thịnh
Phạm Anh Phương
Tiền nhiệmPhùng Thị Nhạn
Kế nhiệmPhạm Anh Phương
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII, IX, X
Nhiệm kỳ17 tháng 6 năm 1987 – 18 tháng 7 năm 2002
15 năm, 31 ngày
Chủ tịch Quốc hộiLê Quang Đạo
Nông Đức Mạnh
Nguyễn Văn An
Đại diệnHà Nội
Hòa Bình
Ủy banĐối ngoại của Quốc hội
Chức vụỦy viên
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV
Nhiệm kỳTháng 7 năm 1971 – Tháng 3 năm 1975
Chủ tịch Quốc hộiTrường Chinh
Đại diệnNam Hà
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
10 tháng 10, 1941 (83 tuổi)
Nơi sinh
Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Chồng
Nguyễn Mạnh Hùng
Con cái
Nguyễn Hải Linh
Lĩnh vựcMúa
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất
Huân chương Mặt trời mọc
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (1988)
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2001
Văn học Nghệ thuật
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2017
Văn học Nghệ thuật

Chu Thúy Quỳnh (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1941) là một diễn viên, biên đạo múa và đạo diễn chương trình, từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam,[1] Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV, VIII, IX, X.[2] Bà được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1988, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2017.[3]

Tiểu sử

Chu Thúy Quỳnh sinh ngày 10 tháng 10 năm 1941 tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An.[4] Năm 14 tuổi, bà thi tuyển vào Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương,[5] trúng tuyển cùng đợt với Xuân Quỳnh. Bà đã cùng Xuân Quỳnh đi biểu diễn lần đầu tiên tại Hải Phòng sau khi Quân đội Pháp rút quân khỏi đây, sau đó đi công tác dài ngày lên Tây Bắc và về nông thôn biểu diễn trong giai đoạn Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam.[6]

Năm 1958, Chu Thúy Quỳnh bắt đầu chính thức đi học múa. Năm 1960, bà đóng vai chính trong vở kịch múa "Tấm Cám", đây là 1 trong 3 vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam. Thập niên 1960, bà công tác tại Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, là diễn viên múa chính của đoàn với những tác phẩm múa như "Cánh chim và ánh mặt trời" (Thái Ly), "Tiếng gọi quê hương", "Gặp gỡ bên mâm pháo",...[7] Cũng trong thời gian này, bà đã cùng đoàn đi biểu diễn tại nhiều nơi trên chiến trường miền Nam như Quân khu 4 và nhiều vùng giáp ranh chiến sự, đồng thời còn biểu diễn tại nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Cuba, Algeria.[8] Bà còn nhiều lần được biểu diễn trước Chủ tịch Hồ Chí Minh.[9][10]

Năm 1983, bà đi học múa cổ điển tại Ấn Độ khi đã hơn 40 tuổi. Sau khi đi tu nghiệp ở Ấn Độ, bà trở về Việt Nam và giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương. Năm 1994, Chu Thúy Quỳnh giữ cương vị Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam khoá II và tiếp tục giữ chức vụ này trong khóa tiếp theo.[11] Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam lần thứ IV, chức vụ Tổng thư ký được đổi thành Chủ tịch, Chu Thúy Quỳnh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch hội,[12][13] bà tiếp tục đảm nhận chức vụ này tại khóa V[14] và VI.[15] Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020–2025, chức vụ này được kế nhiệm bởi Nghệ sĩ nhân dân Phạm Anh Phương.[16][17] Bà còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam trong 4 khoá IV,[18] VIII, IXX và là nữ Đại biểu Quốc hội đầu tiên của ngành Múa Việt Nam.[3] Hiện nay, bà là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ tại Hà Nội,[19] đồng thời là một trong những người sáng lập và là Ủy viên Hội Cứu trợ Trẻ em Tàn tật Việt Nam.[20]

Ngoài công tác quản lý, Chu Thuý Quỳnh còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Với vai trò biên đạo múa, bà đã sáng tác nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao của Hội nghệ sĩ múa như "Hoa Tràng An", "Vũ khúc đàn T'rưng", "Hương xuân", "Trống hội", "Những cô gái Việt Nam",...[21] Bà còn là nhà nghiên cứu phê bình múa, tác giả của nhiều giáo trình múa và các công trình nghiên cứu. Sau khi đảm nhận chức vụ tổng đạo diễn, bà chỉ huy nhiều chương trình lớn như Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII; Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp; Hội nghị cấp cao các nước ASEAN; Cúp Bóng đá ASEAN Tiger 1998; Kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội (cùng với Phạm Thị Thành); Chương trình khai mạc và bế mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003;...[22][23]

Chu Thúy Quỳnh được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1988.[24][25] Bà còn có được 4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 2 Huy hiệu Bác Hồ. Năm 1998, bà được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.[26] Năm 2001, bà được trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt II về văn học nghệ thuật. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, bà được chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, trở thành người thứ 3 tại Việt Nam nhận được huân chương này, sau Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Vũ Khoan.[27][28] Năm 2015, bà nhận danh hiệu "Công dân thủ đô ưu tú".[29] Đến năm 2017, bà tiếp tục được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về văn học nghệ thuật.[30]

Đời tư

Năm 1964, Chu Thúy Quỳnh kết hôn với Nguyễn Mạnh Hùng, cũng là một nghệ sĩ múa, hai người quen biết nhau khi bà đến thi tuyển vào Đoàn ca múa Nhân dân Trung ương.[31] Họ sinh được 1 người con trai tên Nguyễn Hải Linh vào năm 1968, hiện nay là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam và đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[32] Năm 1983, Chu Thúy Quỳnh nhận được học bổng sang Ấn Độ để học múa, chỉ chưa đầy một năm sau, Nguyễn Mạnh Hùng đột ngột qua đời. Đến năm 1984, Chu Thúy Quỳnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nguyễn Mạnh Hùng cũng được truy tặng danh hiệu này.[33]

Ghi chú

  1. ^ Trước năm 2005.
  2. ^ Sau năm 2005.

Tham khảo

  1. ^ Mai Anh (13 tháng 5 năm 2010). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Nghề múa quá ngắn ngủi”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ Hà Thanh (22 tháng 5 năm 2021). “Nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên của ngành múa Việt Nam”. Báo Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ a b Ngọc Ánh (10 tháng 1 năm 2018). “Nghệ sĩ Nhân dân Chu Thúy Quỳnh: Nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên trong ngành Múa”. Dân tộc và Phát triển. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ Lâm Tô Lộc (16 tháng 10 năm 2021). “Chu Thúy Quỳnh, một hình mẫu sáng tạo”. Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 297, tháng 3–2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ Nguyễn Thu Hiền (9 tháng 4 năm 2017). “Cánh chim không mỏi của nghệ thuật múa dân gian”. Báo Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ Ngọc Ánh (10 tháng 6 năm 2022). “Nghệ sĩ Nhân dân Chu Thúy Quỳnh: Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa dân tộc”. Báo Biên Phòng. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ Ngọc Ngà (5 tháng 3 năm 2017). “NSND Chu Thuý Quỳnh: Cánh chim không mỏi của nghệ thuật múa”. Báo Quảng Ninh. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ Yến Anh (27 tháng 6 năm 2010). “Có buồn nhưng không mỏi cánh”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ Đinh Mạnh Cường (14 tháng 5 năm 2022). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Trưởng thành từ những lời dạy của Bác Hồ”. Tạp chí Người Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  10. ^ Đăng Khôi (1 tháng 9 năm 2019). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Cả đời theo lời Bác dạy”. Báo Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  11. ^ V.-G. (4 tháng 7 năm 2005). “NSND Chu Thúy Quỳnh được bầu làm Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ Y.Anh (3 tháng 7 năm 2005). “NSND Chu Thúy Quỳnh tiếp tục làm chủ tịch Hội nghệ sĩ múa VN”. Báo Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ “NSND Chu Thúy Quỳnh: "Phát triển nghệ thuật múa hiện đại nhưng phải rất dân tộc". Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 29 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  14. ^ “Đại hội lần thứ V Hội nghệ sỹ múa Việt Nam: NSND Chu Thúy Quỳnh tái đắc cử Chủ tịch Hội”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 29 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  15. ^ Thu Hường (27 tháng 6 năm 2015). “NSND Chu Thúy Quỳnh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam”. Báo Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  16. ^ “Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2020 – 2025”. Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  17. ^ “Đại hội Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam lần thứ bảy”. Báo Nhân Dân. 30 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  18. ^ Tôn Quang Phiệt (7 tháng 6 năm 1971). “Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình và kết quả cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa IV”. Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 4 1971–1975. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  19. ^ “Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ”. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. 22 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  20. ^ Nguyễn Bá Duyệt. “Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024 – qua Wayback Machine.
  21. ^ Xuân Phong (9 tháng 8 năm 2013). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Múa với tôi là định mệnh”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  22. ^ Nguyễn Linh (10 tháng 10 năm 2015). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Nghệ thuật múa – niềm đam mê bất tận”. Hà Nội Mới. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  23. ^ Thanh Bình (12 tháng 11 năm 2015). “Tổng đạo diễn tài hoa của những chương trình nghệ thuật lớn”. Báo Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  24. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000). Hành trình vào thiên niên kỷ mới. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. tr. 94. OCLC 645819839.
  25. ^ Thanh Phàn (8 tháng 12 năm 1988). “114 nghệ sĩ được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú đợt 2”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 4169: 4. OCLC 191971401.
  26. ^ “Nữ nghệ sĩ múa đầu tiên được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Phụ nữ Việt Nam. 21 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  27. ^ H.Giang (18 tháng 6 năm 2010). “NSND Chu Thúy Quỳnh nhận Huân chương Mặt trời mọc”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  28. ^ “NSND Chu Thúy Quỳnh nhận Huân chương Mặt Trời mọc”. Hà Nội Mới. 18 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  29. ^ Ngọc Ngà (24 tháng 11 năm 2015). “Nghệ sĩ nhân dân Chu Thuý Quỳnh, công dân ưu tú của Thủ đô”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  30. ^ Ngọc Nguyễn (2 tháng 3 năm 2017). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Đi tận cùng đam mê sẽ thành công”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
  31. ^ Trần Mỹ Hiền (28 tháng 6 năm 2017). “Người đàn ông đầu tiên và duy nhất của NSND Chu Thúy Quỳnh”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  32. ^ Thanh Tâm (31 tháng 12 năm 2021). “Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam Nguyễn Hải Linh: Nhà hát là mái nhà chung của các thế hệ nghệ sĩ”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  33. ^ Nguyệt Hà (31 tháng 3 năm 2009). “NSND Chu Thúy Quỳnh: Còn mãi một tình yêu”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.

Liên kết ngoài