Chiến dịch Junction City

Operation Junction City
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Địa bàn diễn ra các chiến dịch Cedar FallsJunction City
Thời gian22 tháng 2 - 14 tháng 5 năm 1967
Địa điểm
Kết quả Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng[1][2][3]
Tham chiến
Hoa KỳHoa Kỳ
Việt Nam Cộng hòa
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ William Westmoreland
Hoa Kỳ Jonathan Seaman
Hoa Kỳ Bruce Palmer, Jr.
Cao Văn Viên
Hoàng Văn Thái
Lê Đức Anh
Lực lượng
45.000 quân
Hàng trăm xe tăng và xe thiết giáp
300 trực thăng
3 phi đoàn máy bay vận tải[4]
15.000 quân[5]
Thương vong và tổn thất
Theo Hoa Kỳ:
282 chết, 1.560 bị thương
Không rõ
3 xe tăng, 21 xe thiết giáp, 5 khẩu pháo, 11 xe tải bị phá hủy
54 xe tăng, 86 xe thiết giáp, 6 pháo, 17 xe tải bị hư hại[6]
Theo quân Giải phóng: ~11.000 chết và bị thương
900 xe quân sự (gồm 700 xe tăng và xe thiết giáp) bị phá hủy hoặc hư hại
Hơn 100 pháo
143 máy bay và trực thăng[7]
Hoa Kỳ tuyên bố: 2.728 chết (nhưng thực tế quân Mỹ chỉ thu được 591 vũ khí[6])
Nguồn Việt Nam: Khoảng 1.530 người chết hoặc bị thương (trong đó 255 chết)[5]

Junction City (thường phiên âm thành Gian-xơn Xi-ty) là một chiến dịch kéo dài 82 ngày của Quân đội MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa nhắm vào các căn cứ của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamChiến khu C, tức vùng Lò Gò - Xa Mát ngày nay (phía Việt Nam Cộng hòa gọi là Vùng 3 chiến thuật) vào đầu năm 1967. Đây là cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam - huy động 35.000 quân Mỹ và Việt Nam Cộng hoà và kéo dài từ 22 tháng 2 đến 15 tháng 4 năm 1967, nhưng kết quả đã thất bại.

Chiến dịch bắt đầu bằng một trong những cuộc đột kích bằng máy bay trực thăng quy mô nhất, 240 chiếc trên bầu trời tỉnh Tây Ninh. Quân đội Mỹ huy động 30.000 lính cho chiến dịch phối hợp với 5.000 lính Việt Nam Cộng hòa. Cũng trong thời gian này, họ cũng khai triển cuộc hành quân Ala Moana ở phía tây Hậu Nghĩa gần địa giới Tây Ninh để tìm diệt lực lượng Quân Giải phóng đang tập trung tại vùng này. Với ưu thế áp đảo về mọi mặt, quân Mỹ dự định sẽ phá hủy các căn cứ và các cơ quan đầu não lãnh đạo quân Giải phóng ở vùng Chiến khu C phía bắc Sài Gòn. Sau 53 ngày chiến dịch, quân Mỹ thu được một số kho vũ khí, đạn dược, lương thực... nhưng đã không kiếm được một trận đánh lớn nào với lực lượng quân Giải phóng. Ngược lại, quân Giải phóng thực hiện chiến lược phân tán lực lượng, đánh tập kích các đơn vị Mỹ rồi rút lui nhanh chóng, các cơ quan đầu não lãnh đạo của quân Giải phóng thì vẫn an toàn thoát khỏi vòng vây của quân Mỹ. Chiến dịch được coi là một thất bại của Mỹ bởi họ không đạt được bất kỳ mục tiêu nào đã đề ra.

Diễn biến

Tương quan lực lượng

  • Về phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa: Tổng số quân và thiết bị quân sự tham chiến là 35.000 quân trong 9 lữ đoàn; 300 trực thăng; 3 phi đoàn máy bay vận tải, hàng trăm xe tăng - xe thiết giáp... do tướng 3 sao Jonathan Seaman, Tư lệnh Dã chiến II trực tiếp chỉ huy.
  • Về phía Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam: Tổng lực lượng bao gồm chủ lực, địa phương quân, du kích các cơ quan là 15.000 bộ đội, được phân chia theo từng tổ chiến đấu, ấp chiến đấu, xã chiến đấu... tinh thần là bám trụ bảo vệ từng cơ quan và địa bàn, sẵn sàng đánh trả khi có điều kiện. Lực lượng chủ lực được chia làm hai bộ phận, một bộ phận phân tán mỏng cùng với du kích các cơ quan lo bảo vệ các căn cứ, kho tàng; một bộ phận được ẩn giấu chờ đối phương sơ hở sẽ tổ chức phản công. Chỉ huy lực lượng chống càn do Lê Đức Anh, Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đảm trách.

Do tương quan quá chênh lệch, Bộ chỉ huy quân Giải phóng đề ra phương châm: Phải chuẩn bị sẵn sàng, bám trụ vững chắc, phản công kiên quyết, tiến công mạnh mẽ liên tục, kết hợp ba thứ quân đánh nhỏ, đánh vừa và tạo điều kiện đánh lớn, bảo đảm đánh dài ngày, mạnh bạo nhưng chắc thắng; cố gắng tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, bảo vệ cơ quan và kho tàng trong căn cứ. Phương án tác chiến được đưa ra: Du kích cơ quan, bộ đội địa phương và bộ đội bảo vệ căn cứ, bám đánh địch tại chỗ, giữ các "ấp, xã chiến đấu" để đánh du kích, nơi địch không đến thì bung ra tìm địch mà đánh, vừa chiến đấu vừa phục vụ chiến đấu, bảo vệ an toàn cơ quan, căn cứ.

Giai đoạn I

Giai đoạn này (từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 3 năm 1967) hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch là phía bắc tỉnh Tây Ninh, mũi tập trung chính yếu nhắm vào khu vực nằm về phía đông quốc lộ số 22, phía Tây tỉnh lộ số 4 (Tây Ninh đi Cà Tum), áp sát lên biên giới Campuchia. Vùng Tà Đạt là hợp điểm của cuộc hành quân.

Trước đó, từ ngày 2 tháng 2 đến ngày 21 tháng 2 năm 1967, Lữ đoàn 1 Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ đánh vào mạn phía tây đường số 22, áp lên biên giới Campuchia, mục đích của cuộc hành quân này là quét dọn vùng sông Vàm Cỏ Đông, lùa đối phương về hướng trung tâm (phía đông đường 22), hình thành bức tường phía tây bởi các chốt chặn Cần Đăng, Tà Xia, Lò Gò, chuẩn bị thế tiến công và bao vây sẵn cho cuộc hành quân Junction City. Theo kế hoạch, các đơn vị dàn quân theo hình móng ngựa để bao vây ba mặt chiến khu này, sau đó một số đơn vị có chiến xa, cơ giới công binh yểm trợ tiến vào giữa để tảo thanh, truy kích. Dàn trận trước tiên là các tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Không vận 173 Hoa Kỳ, đây là lữ đoàn xung kích trong suốt cuộc hành quân.

Ngày 22 tháng 2 năm 1967, mở màn cho chiến dịch là những trận pháo kích vô cùng ác liệt, ngay sau đó máy bay C-130 chở Lữ đoàn Không vận 173, nhảy dù xuống Cà Tum nằm trên tỉnh lộ số 4, nơi có ngả rẽ qua Bổ Túc, gần biên giới Campuchia (đây cũng là trận nhảy dù quy mô nhất trong Chiến tranh Việt Nam). Tiếp theo là 250 lần chiếc trực thăng chở Lữ đoàn 1 và Lữ đoàn 2 Sư đoàn bộ binh 1 "Anh cả đỏ" đổ bộ xuống Sóc Mới - Rùm Đuôn - An Khắc, nhằm khóa chặt biên giới phía bắc Tây Ninh. Trong lúc đó Lữ đoàn 2 Sư đoàn 25 cùng với Trung đoàn Thiết giáp số 11 của Mỹ từ Tây Ninh, theo đường số 4 tiến lên Đồng Pan, hợp với Lữ đoàn 173 tại Cà Tum, bức tường phía đông đã hình thành.

Từ ngày 23 tháng 2 đến 9 tháng 3 năm 1967, các đơn vị Quân Giải phóng tìm cách vượt thoát khỏi vòng vây của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa. Về phía Mỹ, sau hơn 10 ngày hành quân của chiến dịch, các tướng lĩnh chỉ huy cũng đã phải thốt lên: Không tìm thấy chủ lực của đối phương ở đâu, không bắt được một lãnh đạo nào của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam... cuộc hành quân chỉ gặp phải toàn cạm bẫy như chông, mìn, lựu đạn gài. Du kích thì lúc ẩn lúc hiện không sao tiêu diệt được, những căn cứ mà binh sĩ Mỹ vào được thì trống rỗng, chỉ tịch thu được những thứ mà đối phương không kịp mang đi. Những khi dừng chân thì bị bắn tỉa, bị ném lựu đạn, bị phóng rocket... bệnh tật cũng bắt đầu hoành hành. Thương vong do cạm bẫy, quấy nhiễu của du kích và bệnh tật của rừng nhiệt đới làm cho lính Mỹ thiệt hại ngày càng tăng, trở nên lo sợ, không còn hăng hái lùng sục nữa. Các kế hoạch tác chiến ban đầu không thực hiện được tốt, việc hợp quân trên vùng trung tâm căn cứ quân Giải phóng không thành công.

Hiểu rõ tình thế những mặt mạnh yếu trong chiến dịch Junction City, lực lượng chủ lực Quân Giải phóng miền Nam (Sư đoàn 9) sau khi phân tán thoát vòng vây đã tập trung lại, luồn sâu vào vùng hậu cứ của cuộc hành quân để tổ chức phản công. Đêm 6 tháng 3, pháo binh Quân Giải phóng bắn phá dữ dội vào cụm đóng quân Tà Xia và Truông Bình Linh. Đêm 10 tháng 3, Quân Giải phóng tập kích vào hai cụm đóng quân Đồng Pan và Bào Cỏ, chọc thủng tuyến đóng quân của một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Không vận 173 Hoa Kỳ, gần trung tâm của Chiến khu C, cách thị xã Tây Ninh 30 km về hướng đông. Ngoài ra còn có nhiều trận phản công nhỏ lẻ và đặt mìn, phục kích trên các trục tiếp tế quan trọng, làm cho chiến dịch từ chủ động tìm-diệt sang bị động đối phó. Tính đến cuối ngày 11 tháng 3, sau 3 tuần liên tục truy kích, liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đã loại ngoài vòng chiến 744 Quân Giải phóng, tuy nhiên các mục tiêu cơ bản đặt ra vẫn chưa đạt được. Giai đoạn I của chiến dịch kết thúc vào ngày 15 tháng 3 năm 1967, với một thành tích hoàn toàn không đáng kể và Tướng Jonathan Seaman bị mất quyền chỉ huy, thay bằng Tướng Bruce Palmer, Jr.

Giai đoạn II và III

Giai đoạn II (từ 18 tháng 3 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967), hướng tấn công chủ yếu của Chiến dịch Junction City là mạn đông tỉnh lộ số 4, được giới hạn bởi sông Sài Gòn, trọng tâm của chiến dịch nhằm về tuyến biên giới phía Đông Bắc Cà Tum và tuyến thượng nguồn sông Sài Gòn, được B-52 rải thảm không hạn chế.

Tỉnh lộ 4 Tây Ninh đi Cà Tum, bây giờ là bức tường phía tây của chiến dịch, các căn cứ Quản Lợi (Bình Long), Minh Thạnh (Núi Cát), Dầu Tiếng, Suối Đá (Tây Ninh); con đường số 13 huyết mạch kết hợp với các con đường 19, 22, 26 mới được sửa chữa, tạo thế tiến công từ phía đông sang tây. Lực lượng thiện chiến của các Sư đoàn 1, Sư đoàn 25, Sư 4, Sư 9... thì do máy bay trực thăng đổ bộ, hình thành các cụm căn cứ lớn khống chế biên giới Campuchia như Sóc Con Trăng, Đồng Rùm, Ba Vũng...

Khu vực này, trên thực tế là địa bàn xung yếu nằm trong hệ thống huyết mạch chính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, nơi đây vừa là đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ miền Bắc, vừa là nơi cất dấu hậu cần, khí tài, quân bị. Nơi đây còn là bàn đạp, để từ đó Quân Giải phóng tiếp cận các chiến trường Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Bước vào giai đoạn này, sức mạnh quân sự của Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa không hề suy giảm, thậm chí có phần gia tăng hơn, nhưng ý chí chiến đấu không còn như đợt ra quân ban đầu nữa. Trong khi đó về phía Quân Giải phóng miền Nam, việc kết thúc giai đoạn I của chiến dịch diễn ra gần đúng với dự kiến ban đầu: bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và các ban ngành, đoàn thể..., đặc biệt điều quan trọng bậc nhất là bảo toàn được lực lượng chủ lực của mình, do biết cất giấu kỹ. Do vượt qua được cột mốc thử thách trước sức mạnh Mỹ cộng với kinh nghiệm va chạm thực tiễn trong giai đoạn I, Quân Giải phóng miền Nam bước vào giai đoạn II với khí thế tự tin hơn và bản lĩnh hơn.

Ngày 19 tháng 3, Lữ đoàn 173 mở cuộc tấn công vào vị trí của Quân Giải phóng nằm về phía tây của Chiến khu C. Trong đêm đó, tại Bàu Bàng khi Lữ đoàn 1 Sư đoàn 9 Mỹ vừa tập kết chuẩn bị tham gia chiến dịch giai đoạn II, đã bị tấn công tại căn cứ. Ngày 20 tháng 3 năm 1967, giao tranh tiếp diễn tại nhiều hướng, theo Mỹ tuyên bố đến ngày này có 1.117 binh sĩ Quân Giải phóng tử thương; phía Hoa Kỳ có 143 tử trận, 659 người bị thương. Đêm 21 rạng sáng ngày 22 tháng 3 năm 1967, Quân Giải phóng tập kích Đồng Rùm sau 2 ngày vị trí này bị phía Mỹ đổ quân chiếm đóng, giao tranh ác liệt nổ ra kéo dài trong 6 giờ liền. Đêm 31 tháng 3, Quân Giải phóng tập kích căn cứ Ba Vũng. Ngoài ra, cụm căn cứ Sóc Con Trăng bị bao vây uy hiếp, làm hạn chế sức đánh phá của căn cứ này. Các vùng hậu cứ của Chiến dịch Junction City cũng bị pháo binh bắn phá như: Quản Lợi, Đồng Dù, Suối Đá. Chỉ huy sở của cuộc hành quân trú đóng tại Dầu Tiếng cũng bị pháo kích. Trên toàn mặt trận, sự kháng cự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỏ ra ngày càng mãnh liệt.

Từ 1 tháng 4, quân Mỹ bắt đầu triệt thoái từng bước, đến 15 tháng 4 năm 1967, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa kết thúc giai đoạn II của chiến dịch. Đến ngày 15 tháng 4, chiến dịch bước sang giai đoạn III, nhưng đã phải nhanh chóng chấm dứt vào ngày 14 tháng 5 sau khi không thu được thêm nhiều kết quả. Chiến dịch Junction City đến đây chính thức kết thúc.

Hoa Kỳ tuyên bố đã có 2.728 quân Giải phóng tử trận, tuy nhiên con số này bị xem là phóng đại, bởi trong suốt cả chiến dịch quân Mỹ chỉ thu được 491 vũ khí cá nhân và 100 vũ khí cộng đồng của quân Giải phóng (chỉ bằng 1/5 con số bộ đội tử trận mà Mỹ tuyên bố)[6] Còn theo thống kê của Việt Nam, toàn chiến dịch quân Giải phóng thương vong khoảng 1.530 người (10,2% quân số), trong đó có 255 chết (1,7% quân số)[5]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố là trong trận này họ đã loại khỏi vòng chiến 11.000 quân của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, đã phá hủy hoặc gây hư hại 900 xe quân sự, phá hủy 119 súng đại bác hoặc súng cối của liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa[7]. Tuy nhiên theo Đại tướng William Westmoreland thì con số thiệt hại của Mỹ là 282 lính chết và khoảng 1.560 bị thương (chưa kể vài trăm thương vong của quân VNCH); 107 thiết vận xa, 57 xe tăng, 28 xe vận tải và 11 khẩu đại bác bị phá hủy hoặc hư hại.

Chú thích

  1. ^ Willbanks, James H. (2013). Vietnam War: The Essential Reference Guide Gale virtual reference library. ABC-CLIO. tr. 105. ISBN 9781610691048.
  2. ^ Hess, Gary R. (1998). Vietnam and the United States: Origins and Legacy of War: Volume 7 of Twayne's international history series. Twayne Publishers. tr. 96. ISBN 9780805716764.
  3. ^ Turley, William S. (2008). The Second Indochina War: A Concise Political and Military History. Rowman & Littlefield Publishers. tr. 114. ISBN 9780742557451.
  4. ^ “Battlefield:Vietnam | Timeline”. www.pbs.org.
  5. ^ a b c https://hc.qdnd.vn/lich-su-hau-can/bao-dam-hau-can-chien-dich-bac-tay-ninh-danh-bai-cuoc-hanh-quan-gian-xon-xi-ty-cua-my-nguy-481429
  6. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ a b Việt Nam- Những sự kiện Lịch sử 1945-1975 Nhà xuất bản GD tr 316

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Januari 2023. Permainan Pulau Juara Doodle Tipepermainan peramban dan Google Doodle Versi pertama23 Juli 2021GenreOlah raga, laga, bermain peranBahasa Daftar banyak bahasa 60 Karakteristik teknisPlatformperamban web ModePermainan video pemain tunggal Metode inputpap...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Februari 2023. Ischasia ecclinusae Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Animalia Filum: Arthropoda Kelas: Insecta Ordo: Coleoptera Famili: Cerambycidae Genus: Ischasia Spesies: Ischasia ecclinusae Ischasia ecclinusae adalah spesies kumbang tanduk panjang yang berasal dari f...

 

Perseid (PER)Hujan meteor Perseid panjang di sebelah kiri Bima sakti (tahun 2009)Pengucapan/ˈpɜːrsiː[invalid input: 'ɨ']dz/Tanggal ditemukan36 M (catatan pertama)[1]Tubuh indukSwift-Tuttle[2]RadianRasi bintangPerseusAsensio rekta 03j 04m[2]Deklinasi +58°[2]Ciri-ciriTerjadi selama23 Juli – 20 Agustus[2]Tanggal puncak13 Agustus[2]Kecepatan58[3] km/sLaju waktu zenital80[2]Lihat pula: Hujan meteor Perseid ...

Sebuah mobil yang salah satu kacanya pecah Pencurian kendaraan bermotor (disingkat curanmor, atau juga dikenal sebagai pencurian mobil; Inggris: motor vehicle theft, atau grand theft auto di Amerika Serikat) adalah tindakan kejahatan mencuri atau percobaan mencuri kendaraan bermotor.

 

Club BolívarNama lengkapClub BolívarJulukanLa Academia (Akademi)El Rey de Copas (Raja Piala)El Más Grande (Yang Terbesar)Los Celestes (Langit Biru)BerdiriApril 12, 1925; 95 tahun laluStadionEstadio Hernando SilesEstadio Libertador Simón BolívarLa Paz, Bolivia(Kapasitas: 41,143[1])PemilikMarcelo ClaureKetuaMarcelo ClaureManajerBeñat San JoséLigaDivisión Profesional2022 AperturaJuaraSitus webSitus web resmi klub Kostum kandang Kostum tandang Kostum ketiga Musim ini Club Bol...

 

SandyIklan surat kabar kontemporerSutradaraGeorge MelfordProduserJesse L. LaskySkenarioAlice Hegan RiceEdith KennedyPemeranJack PickfordLouise HuffJames NeillEdythe ChapmanJulia FayeGeorge BerangerSinematograferPaul P. PerryPerusahaanproduksiFamous Players-Lasky CorporationDistributorParamount PicturesTanggal rilis 14 Juli 1918 (1918-07-14) Durasi50 menitNegaraAmerika SerikatBahasaBisu (intertitel Inggris) Sandy adalah sebuah film drama bisu Amerika Serikat tahun 1918 garapan George Melf...

This article is about the video game. For the Japanese military operation on Ceylon and the Indian ocean, see Indian Ocean raid (1942). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Operation C video game – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2022) (Learn how and when to remove this tem...

 

Sceaux 行政国 フランス地域圏 (Région) イル=ド=フランス地域圏県 (département) オー=ド=セーヌ県郡 (arrondissement) アントニー郡小郡 (canton) 小郡庁所在地INSEEコード 92071郵便番号 92330市長(任期) フィリップ・ローラン(2008年-2014年)自治体間連合 (fr) メトロポール・デュ・グラン・パリ人口動態人口 19,679人(2007年)人口密度 5466人/km2住民の呼称 Scéens地理座標 北緯48度4...

 

When They See UsGenreDramaPembuatAva DuVernayDitulis oleh Ava DuVernay Julian Breece Robin Swicord Attica Locke Michael Starrbury SutradaraAva DuVernayPemeran Asante Blackk Caleel Harris Ethan Herisse Jharrel Jerome Marquis Rodriguez Jovan Adepo Chris Chalk Justin Cunningham Freddy Miyares Marsha Stephanie Blake Kylie Bunbury Aunjanue Ellis Vera Farmiga Felicity Huffman John Leguizamo Niecy Nash Michael K. Williams Penata musikKris Bowers[1]Negara asalAmerika SerikatBahasa asli...

Variation between a high and low air temperature during the same day Map of global diurnal temperature range over land from 1951 to 1980 In meteorology, diurnal temperature variation is the variation between a high air temperature and a low temperature that occurs during the same day. Temperature lag Temperature lag, also known as thermal inertia, is an important factor in diurnal temperature variation. Peak daily temperature generally occurs after noon, as air keeps absorbing net heat for a ...

 

Pour des articles plus généraux, voir Ski de fond aux Jeux olympiques et Jeux olympiques d'hiver de 2006. Cet article est une ébauche concernant le ski de fond. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Ski de fond aux Jeux olympiques de 2006 Généralités Sport Ski de fond Éditions 20e Lieu(x) Turin Palmarès Plus titré(s)  Estonie (3) et Suède (3) Plus médaillés  Russie&...

 

Rik Van LindenInformationsNaissance 28 juillet 1949 (74 ans)WilrijkNationalité belgeÉquipes professionnelles 07.1971-12.1971[n 1]Hertekamp-Megniflex1972Van Cauter-Magniflex-de Gribaldy1973Rokado-De Gribaldy1974IJsboerke-Colner1975-1977Bianchi-Campagnolo1978-1979Bianchi-Faema1980 DAF Trucks-Lejeune1981Boule d'Or-Colnago1982Hoonved-Bottecchia1983Batavus-Jos MeestersPrincipales victoires 2 championnats Champion de Belgique derrière derny 1978 et 19791 classement annexe sur un grand tour ...

  لمعانٍ أخرى، طالع فيرفيو (توضيح). فيرفيو   الإحداثيات 47°51′06″N 104°02′55″W / 47.851666666667°N 104.04861111111°W / 47.851666666667; -104.04861111111   [1] تاريخ التأسيس 1906  تقسيم إداري  البلد الولايات المتحدة[2]  التقسيم الأعلى مقاطعة راتشلاند  خصائص جغرافية  المسا�...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada April 2016. Vibram S.p.A.JenisPerusahaan TertutupIndustriAlas kakiDidirikan1937KantorpusatAlbizzate, ItaliProdukSol karet & alas kaki,Situs webhttp://www.vibram.com/ Vibram S.p.A. adalah perusahaan yang memproduksi sol karet untuk alas kaki bermerek dagang Vibra...

 

1835–45 Republican uprising in southern Brazil You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Portuguese. (May 2020) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the Portuguese article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pa...

Novell Inc.JenisPerusahaan publik (Nasdaq: NOVL)IndustriSoftwareDidirikanProvo, Utah (1983)KantorpusatWaltham, MA, ASTokohkunciRon Hovsepian, CEO dan Presiden John Dragoon, Senior Vice President, CMO Dana Russell, Senior Vice President, CFOProdukNovell eDirectoryNovell Open Enterprise ServerSUSE Linux Enterprise ServerNovell NetWareSUSE Linux Enterprise DesktopNovell GroupWiseNovell ZENworksNovell Identity ManagerNovell Access ManagerNovell exteNd Novell BorderManager PlateSpin Forge, Po...

 

Gaelle ObiéglyBiographieNaissance 21 août 1971 (52 ans)ChartresNationalité françaiseActivité Romancièremodifier - modifier le code - modifier Wikidata Gaelle Obiégly, née le 21 août 1971 à Chartres, est une romancière française. Biographie Après une enfance en Beauce[1], elle étudie l’histoire de l’art dans une université parisienne. Elle part en vacances en 1993 aux États-Unis, voyage par lequel débute son expérience littéraire. Elle est alors liée au poète et p...

 

Questa voce sull'argomento Kosovo è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Mappa del Kosovo Il Kosovo è situato nella parte sud-occidentale della Penisola Balcanica. Il suo piccolo territorio è prevalentemente montuoso ed è senza sbocco al mare. Il paese è situato fra i 41°30' e i 43°30' di latitudine nord e tra i 20° e i 22° di longitudine est. Il punto più meridionale del paese è a 41° 52' 30 di latitudine nord, un picco che condiv...

Consonantal sound represented by ⟨t̼⟩ or ⟨p̺⟩ in IPA Voiceless linguolabial plosivet̼p̺Audio sample source · help The voiceless linguolabial plosive is a rare consonantal sound used in some spoken languages. The symbol in the International Phonetic Alphabet that represents it is ⟨t̼⟩ or ⟨p̺⟩. Features Features: Its manner of articulation is occlusive, which means it is produced by obstructing airflow in the vocal tract. Since the consona...

 

1945 Soviet invasion of the Japanese-owned Kuril Islands This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources in this article. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Invasion of the Kuril Islands – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2008) (Learn how and when to remove this message) Invasion of the Kuril IslandsPart of the Soviet–J...