Charles Louis Alphonse Laveran (18 tháng 6 năm 1845 – 18 tháng 5 năm 1922) là một bác sĩ người Pháp.
Năm 1880, khi làm việc trong một bệnh viện quân sự ở Constantine, Algérie, ông đã phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là do một động vật nguyên sinh (protozoa), sau khi quan sát các động vật ký sinh trên một "màng máu trải trên tắm kính để soi kính hiển vi" (blood smear) lấy ra từ một bệnh nhân vừa mới bị chết vì bệnh sốt rét do muỗi truyền nhiễm.[1] Đây là lần đầu tiên mà động vật nguyên sinh tỏ ra là nguyên nhân gây ra các căn bệnh. Sau đó ông nghiên cứu về các trùng trypanosomes (trùng mũi khoan), nhất là bệnh ngủ lịm (sleeping sickness).[2]
Năm 1907, ông đã được trao tặng giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho công trình nghiên cứu này, cùng các phát hiện sau này của ông về các bệnh do động vật nguyên sinh gây ra.
Nye, Edwin R (2002), “Alphonse Laveran (1845-1922): discoverer of the malarial parasite and Nobel laureate, 1907.”, Journal of medical biography (xuất bản 1 tháng 5 năm 2002), 10 (2), tr. 81–7, PMID11956550
Garnham, P C (1967), “Presidential address: reflections on Laveran, Marchiafava, Golgi, Koch and Danilewsky after sixty years.”, Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg., 61 (6), tr. 753–64, PMID4865951