Chaetodon trichrous

Chaetodon trichrous
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Lepidochaetodon
Loài (species)C. trichrous
Danh pháp hai phần
Chaetodon trichrous
Günther, 1874

Chaetodon trichrous là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Lepidochaetodon[2]) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1874.

Từ nguyên

Tính từ định danh trichrous được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố tri ("ba") và chrous ("màu của da"), hàm ý không rõ, có lẽ đề cập đến ba màu sắc trên cơ thể của loài cá này: đầu trắng, thân nâu và đuôi vàng.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

C. trichrous là loài đặc hữu của Polynésie thuộc Pháp, được tìm thấy chủ yếu tại đảo Tahiti (quần đảo Société), đảo Rapa Iti (quần đảo Australes), quần đảo MarquisesTuamotu.[1]

C. trichrous sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ ở độ sâu khoảng 3–25 m.[1]

Mô tả

C. trichrous có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 12 cm.[4] Loài này có màu nâu với những hàng vảy trắng. Đầu và một phần thân trước có màu trắng với một dải đen băng dọc qua mắt. Miệng có đốm nâu. Vây lưng và vây hậu môn có dải viền trắng xanh ở rìa. Vây đuôi có màu vàng tươi (rìa sau trong suốt), vạch sọc trắng ở gốc. Vây ngực trong suốt. Vây bụng nâu sẫm.

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 21–23; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 17–19; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[4]

Sinh thái học

Thức ăn của C. trichrous chủ yếu là động vật phù du.[1] Tuy cũng ăn san hô nhưng C. trichrous không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này.[5]

C. trichrous thường kết đôi với nhau,[4] nhưng cũng có thể hợp thành các nhóm nhỏ.[6] C. trichrous sống theo chế độ một vợ một chồng, và trong một cặp, cá đực lớn hơn cá cái nhưng cá cái lại có tỉ lệ kiếm ăn cao hơn cá đực. Cả hai cùng nhau tuần tra lãnh thổ chung của chúng.[7]

Thương mại

C. trichrous hầu như không xuất hiện trong ngành kinh doanh cá cảnh.[6]

Tham khảo

  1. ^ a b c d Pyle, R.; Myers, R.; Rocha, L. A.; Craig, M. T. & Pratchett, M. (2010). Chaetodon trichrous. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165679A6089235. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165679A6089235.en. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon trichrous trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  6. ^ a b R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3253. ISBN 978-9251045879.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  7. ^ Reavis, Robert H.; Copus, Joshua M. (2011). “Monogamy in a feeding generalist, Chaetodon trichrous, the endemic Tahitian Butterflyfish” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 92 (2): 167–179. doi:10.1007/s10641-011-9826-y. ISSN 1573-5133.