Cancel culture

Cancel culture hay văn hoá cancel là cụm từ đương đại xuất hiện từ cuối những năm 2010 và đầu những năm 2020 để nói đến văn hóa trong đó người ta tẩy chay hoặc xa lánh những người được cho là đã hành động hoặc nói năng theo một cách thức không thể chấp nhận được nào đó.[1][2][3][4] Thuật ngữ "văn hóa cancel" được sử dụng chủ yếu khi những phản ứng trên là dành cho những hành động hoặc lời nói của cánh hữu, nhưng hiếm khi khi là phản ứng là dành cho hành động hoặc lời nói của bên cánh tả.[5] [a] Sự tẩy chay này có thể mở rộng đến những giới xã hội hoặc nghề nghiệp - cho dù là trên mạng xã hội hay trong giao tiếp trực tiếp - với hầu hết những vụ việc lớn liên quan đến những người nổi tiếng.[6] Những người bị tẩy chay này được gọi là "bị cancel" (canceled).[7][8] [b]

Cách diễn đạt "văn hóa cancel" lưu hành từ cuối những năm 2010 và đầu những năm 2020 và chủ yếu mang hàm ý tiêu cực,[8] thường được sử dụng một cách mang tính bút chiến bởi những người coi mình là người ủng hộ quyền tự do ngôn luận và chống lại kiểm duyệt.[9] Thuật ngữ "văn hóa call-out" (call-out culture) là một cách diễn đạt thường được hiểu là tích cực hơn cho cùng một khái niệm.

Một số phê bình cho rằng văn hóa cancel có ảnh hưởng tiêu cực đến diễn ngôn công (public discourse) và không năng sản, không mang lại thay đổi xã hội thực sự, gây ra sự không khoan dung và dẫn đến bắt nạt trên mạng (cyberbulling).[10][11] Số khác lập luận rằng lời kêu gọi cancel (cancelation), bản thân chúng cũng chính là một hình thức của tự do ngôn luận, và rằng chúng thúc đẩy trách nhiệm giải trình cũng như trao tiếng nói cho những người bị tước mất quyền (disenfranchised people). Số khác nữa thì đặt câu hỏi rằng liệu rằng văn hóa cancel có thực sự là một hiện tượng đương đại hay không,[12] với lập luận rằng các hình thức tẩy chay tương tự đã tồn tại từ lâu.[11][13][14] Trong khi các cuộc tẩy chay được nhiều người mô tả là cancel có gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của một số nhân vật của công chúng, những người khác có phàn nàn về sự cancel (cancelation) trong khi vẫn tiếp tục sự nghiệp của họ như trước.[15][16]

Nguồn gốc

Người ta đã sử dụng "văn hóa call-out" như một phần của phong trào #MeToo.[17] Phong trào #MeToo khuyến khích phụ nữ (và nam giới) tố cáo (call out) những kẻ bạo hành họ trên diễn đàn nơi các cáo buộc sẽ được lắng nghe, đặc biệt là để chống lại những cá nhân rất quyền lực.[18] Ngoài ra, phong trào Black Lives Matter, vốn tìm cách nêu bật sự bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với cộng đồng người da đen, đã liên tục tố cáo (call out) các vụ việc cảnh sát giết người da đen.[19]

Tháng 3 năm 2014, nhà hoạt động Suey Park đã lên án (call out) "một dòng tweet phân biệt chủng tộc trắng trợn về người châu Á" từ tài khoản Twitter chính thức của The Colbert Report bằng cách sử dụng hashtag #cancelColbert, thứ đã gây ra một làn sóng phẫn nộ với Stephen Colbert và thậm chí là nhiều phản ứng dữ dội hơn tẩy chay Park, cho dù dòng tweet của Colbert Report là một dòng tweet châm biếm.[20] [21] Đến khoảng năm 2015, khái niệm "canceling" đã trở nên phổ biến trên Black Twitter để nói về quyết định cá nhân, đôi khi nghiêm túc và đôi khi chỉ mang tính đùa cợt, ngưng ủng hộ một người hay một việc nào đó.[22] [23] [24] Jonah Engel Bromwich của The New York Times cho rằng cách sử dụng từ "hủy bỏ" (cancellation) này chỉ ra "sự hoàn toàn hủy bỏ việc đầu tư vào một thứ gì đó (bất cứ thứ gì)".[25] [26] Sau khi nhiều trường hợp làm nhục trực tuyến (online shaming) trở nên nổi tiếng, thuật ngữ cancellation ngày càng được sử dụng để mô tả một phản ứng lan rộng, giận dữ, trực tuyến đối với một tuyên bố gợi sự khiêu khích duy nhất, chống lại một tiêu điểm duy nhất. [27] Theo thời gian, khi các trường hợp cancellation đơn lẻ trở nên thường xuyên hơn và tâm lý đám đông [ở đó .ND] ngày càng rõ rệt hơn, các nhà bình luận bắt đầu nhìn thấy một "văn hóa" của sự phẫn nộ và cancelation.[28]

Cụm từ văn hóa cancel trở nên phổ biến kể từ cuối năm 2019, thường như một sự thừa nhận rằng xã hội sẽ yêu cầu trách nhiệm giải trình chính xác đối với hành vi mang tính xúc phạm.[29] [30] Vào những năm 2020, những người bảo thủ ở Hoa Kỳ đã sử dụng cụm từ này như một cách viết tắt để chỉ tới những gì được coi là phản ứng không tương xứng với ngôn từ không phải đạo về mặt chính trị (pollitically incorrect)[31] Năm 2020, Ligaya Mishan viết trên The New York Times, "Thuật ngữ này được sử dụng một cách hỗn loạn cho các sự cố cả online và offline, từ công lý cảnh giác đến tranh luận thù địch đến rình rập, đe dọa và quấy rối. ... Những người ủng hộ ý tưởng (chứ không phải [ủng hộ .ND] ngôn từ chính xác) về cancel đòi hỏi nhiều hơn là sự xin lỗi và rút lại, mặc dù không phải lúc nào cũng rõ ràng liệu rằng mục tiêu là để sửa chữa một sai sót cụ thể hay là để khắc phục một sự mất cân bằng quyền lực lớn hơn." [32] [33]

Chú thích

  1. ^ For example, ostracizing someone for being communist (McCarthyism), gay (Don't Say Gay), or foreign (Trump wall) is not usually called "cancellation".
  2. ^ Merriam-Webster notes that to "cancel", in this context, means "to stop giving support to that person".[7] Dictionary.com, in its pop-culture dictionary, defines cancel culture as "withdrawing support for (canceling) public figures and companies after they have done or said something considered objectionable or offensive."[8]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Munro, Ealasaid (23 tháng 8 năm 2013). “Feminism: A Fourth Wave?”. Political Insight. 4 (2): 22–25. doi:10.1111/2041-9066.12021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Sills, Sophie; Pickens, Chelsea; Beach, Karishma; Jones, Lloyd; Calder-Dawe, Octavia; Benton-Greig, Paulette; Gavey, Nicola (23 tháng 3 năm 2016). “Rape culture and social media: young critics and a feminist counterpublic”. Feminist Media Studies. 16 (6): 935–951. doi:10.1080/14680777.2015.1137962.
  3. ^ Bromwich, Jonah Engel (28 tháng 6 năm 2018). “Everyone Is Canceled”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ Yar, Sanam; Bromwich, Jonah Engel (31 tháng 10 năm 2019). “Tales From the Teenage Cancel Culture”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ Shapiro, Ari; Marquez Janse, Alejandra; Venkat, Mia; Caldwell, Noah; Jarenwattananon, Patrick (26 tháng 7 năm 2021). “How Cancel Culture Became Politicized — Just Like Political Correctness”. www.npr.org. National Public Radio. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ McDermott, John (2 tháng 11 năm 2019). “Those People We Tried to Cancel? They're All Hanging Out Together”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ a b “What It Means to Get 'Canceled'. Merriam-Webster. 12 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ a b c “What Does Cancel Culture Mean?”. Dictionary.com. 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ Brown, Dalvin (17 tháng 7 năm 2020). “Twitter's cancel culture: A force for good or a digital witchhunt? The answer is complicated”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ McWhorter, John (tháng 9 năm 2020). “Academics Are Really, Really Worried About Their Freedom”. The Atlantic. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ a b “Cancel Culture Top 3 Pros and Cons”. ProCon.org. 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ Manavis, Sarah (16 tháng 7 năm 2020). 'Cancel culture' does not exist”. New Statesman. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  13. ^ “The entitlement of Canadian politicians - Macleans.ca”. Maclean's. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ Olusoga, David (3 tháng 1 năm 2021). 'Cancel culture' is not the preserve of the left. Just ask our historians”. The Guardian. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  15. ^ Garel, Connor (9 tháng 7 năm 2018). “Logan Paul Is Proof That Problematic People Are Never Truly Cancelled”. Vice. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ Hagi, Sarah (21 tháng 11 năm 2019). “Cancel Culture Is Not Real—At Least Not in the Way People Think”. Time. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  17. ^ Mendes, Kaitlynn; Ringrose, Jessica; Keller, Jessalynn (1 tháng 5 năm 2018). “#MeToo and the promise and pitfalls of challenging rape culture through digital feminist activism”. European Journal of Women's Studies (bằng tiếng Anh). 25 (2): 236–246. doi:10.1177/1350506818765318. ISSN 1350-5068. |hdl-access= cần |hdl= (trợ giúp)
  18. ^ “Cancel Culture Top 3 Pros and Cons”. ProCon.org. 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.
  19. ^ Buchanan, Larry; Bui, Quoctrung; Patel, Jugal K. (3 tháng 7 năm 2020). “Black Lives Matter May Be the Largest Movement in U.S. History”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ Park, Suey & Eunsong Kim (28 tháng 3 năm 2014). “We Want To #CancelColbert”. Time. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  21. ^ “Here's What Happened to the Woman Who Started #CancelColbert”. Wired. 22 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  22. ^ McGrady, Clyde (2 tháng 4 năm 2021). “The strange journey of 'cancel,' from a Black-culture punchline to a White-grievance watchword”. The Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ Mishan, Ligaya (3 tháng 12 năm 2020). “The Long and Tortured History of Cancel Culture”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  24. ^ Romano, Aja (25 tháng 8 năm 2020). “Why we can't stop fighting about cancel culture”. Vox. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  25. ^ Bromwich, Jonah Engel (28 tháng 6 năm 2018). “Everyone Is Canceled”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
  26. ^ D. Clark, Meredith (2020). “Drag Them: A brief etymology of so-called "cancel culture". Communication and the Public. 5 (3–4): 88–92. doi:10.1177/2057047320961562.
  27. ^ McDermott, John (2 tháng 11 năm 2019). “Those People We Tried to Cancel? They're All Hanging Out Together”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ Douthat, Ross (14 tháng 7 năm 2020). “10 Theses About Cancel Culture”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  29. ^ Romano, Aja (5 tháng 5 năm 2021). “The second wave of "cancel culture". Vox. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  30. ^ Reddy, Vasu; Andrews, Donna (2021). “Cancel Culture: Shrinking or Remaking Narratives? (2022)”. Transformation: Critical Perspectives on Southern Africa. 106 (1): 130–132. doi:10.1353/trn.2021.0026. ISSN 1726-1368.
  31. ^ Brown, Dalvin (17 tháng 7 năm 2020). “Twitter's cancel culture: A force for good or a digital witchhunt? The answer is complicated”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  32. ^ Mishan, Ligaya (3 tháng 12 năm 2020). “The Long and Tortured History of Cancel Culture”. T. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  33. ^ “Cancel culture: Have any two words become more weaponised?”. BBC News. 18 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.