Bức màn sắt đã hình thành nên một biên giới phòng thủ giữa các quốc gia Tây và Đông Âu, mà trong đó nổi bật nhất là Bức tường Berlin, trong một thời gian dài là biểu tượng của toàn bộ Bức màn sắt.[1]
Trong suốt mùa hè năm 1939, sau khi tiến hành đàm phán với cả nhóm Anh-Pháp lẫn Đức về các thỏa thuận chính trị và chiến tranh đang có nguy cơ nổ ra,[4] Liên Xô và Đức đã ký một Thỏa thuận Thương mại trong đó giao thương một số loại khí tài và thiết bị dân dụng của Đức để đổi lấy nguyên liệu thô từ Liên Xô[5][6] và Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, được đặt tên theo hai bộ trưởng ngoại giao của hai nước (Molotov-Ribbentrop), trong đó có một thỏa thuận mật phân chia vùng ảnh hưởng tại Ba Lan và Đông Âu giữa hai quốc gia này.[7][8] Quân đội Liên Xô sau đó đã xâm lấn Đông Ba Lan, Latvia, Litva, bắc Rumani, Estonia và Đông Phần Lan. Từ tháng 8 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 (khi Đức phá vỡ Hiệp ước và tiến hành xâm lược Liên Xô), mối quan hệ giữa phương Tây và Liên Xô còn rạn nứt hơn nữa khi Liên Xô và Đức tham gia trong mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với việc Liên Xô gửi cho Đức nguồn dầu lửa, cao su, măn-gan và các loại vật liệu khác để đổi lấy vũ khí, máy móc sản xuất và công nghệ của Đức.[9][10]
Sau chiến tranh, Stalin muốn bảo đảm an toàn cho biến giới phía tây của Liên Xô bằng cách thành lập các chính thể do những người cộng sản lãnh đạo dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô tại các nước cận biên giới. Ở phương Tây, có sự phản đối sự chi phối của Liên Xô đối với các quốc gia vùng đệm, và dấy lên nỗi sợ hãi Liên Xô đang xây dựng một đế chế và có thể sẽ trở thành mối đe dọa cho họ và những lợi ích của họ. Cụ thể hơn, Churchill e ngại rằng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại chủ nghĩa cô lập như trước chiến tranh, để mặc cho các quốc gia châu Âu đang kiệt sức vì chiến tranh sẽ không thể chống cự lại nhu cầu của Liên Xô. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã tuyên bố tại Hội nghị Yalta rằng sau khi nước Đức bị đánh bại, lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi châu Âu trong vòng hai năm.[11]
Bài diễn văn Bức màn sắt
Việc sử dụng thuật ngữ "Bức màn sắt" trong bối cảnh khu vực Đông Âu đang chịu ảnh hưởng của Liên Xô không phổ biến cho đến khi Churchill dùng nó trong bài "Nguồn tiếp sức cho Hòa bình" đọc vào ngày 5 tháng 3 năm 1946, tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri, tạm dịch:
“
Từ Szczecin ở Baltic cho đến Trieste ở Adriatic một "bức màn sắt" đã chạy dọc theo Lục địa. Phía sau bức màn đó là tất cả những thủ đô của những quốc gia cổ ở Trung và Đông Âu. Warszawa, Berlin, Praha, Viên, Budapest, Beograd, Bucharest và Sofia; tất cả những thành phố nổi tiếng này cùng dân cư sống quanh đó đang nằm trong thứ mà tôi phải gọi là quả cầu Liên Xô, và tất cả đều phải lệ thuộc, bằng cách này hay cách khác, vào không chỉ sự ảnh hưởng của Liên Xô mà còn vào sự điều khiển chặt chẽ và có khi ngày càng tăng lên từ Moskva.
”
Phản ứng
Thoạt đầu, nhiều quốc gia ở phương Tây chỉ trích rộng rãi bài phát biểu. Nhiều người dân phương Tây vẫn xem Liên Xô là đồng minh thân cận, trong bối cảnh Đức Quốc xã và Nhật Bản vừa bị đánh bại. Nhiều người cho rằng bài diễn văn của Churchill là hiếu chiến và không cần thiết. Với sự công bố các tài liệu lưu trữ của Liên Xô, một số nhà sử gia đã xem xét lại ý kiến của mình[12].
Mặc dù cụm từ này không được đón nhận nồng nhiệt vào thời điểm đó, đến khi Chiến tranh lạnh dần mạnh hơn, nó đã bắt đầu phổ biến khi nhắc đến sự chia rẽ của châu Âu. Bức màn sắt đóng vai trò giữ con người ở bên trong và ngăn cách thông tin bên ngoài, và phép ẩn dụ này cuối cùng cũng được chấp nhận rộng rãi khắp phương Tây.
Về phía đông của Bức màn sắt, nhiều quốc gia đã phát triển những liên minh kinh tế và quân sự quốc tế của riêng mình, như COMECON và Hiệp ước Warszawa.
Vào tháng 1 năm 1947, Truman chỉ định Tướng George Marshall làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, vứt bỏ chỉ thị 1067 của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, biểu hiện cho Kế hoạch Morgenthau và thay thế nó bằng chỉ thị 1779, trong đó nói rằng một châu Âu thứ tự và thịnh vượng cần phải có sự đóng góp về kinh tế của một nước Đức ổn định và có năng suất."[23]. Các quan chức chính phủ đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov và những người khác để thúc đẩy một nước Đức tự cung tự cấp về mặt kinh tế, bao gồm một sự tính toán chi tiết về các nhà máy công nghiệp, sản phẩm và cơ sở hạ tầng đã bị Liên Xô đánh sập[24]. Sau sáu tuần thương lượng, Molotov đã từ chối những đòi hỏi và cuộc thảo luận phải hoãn lại[24]. Marshall cảm thấy khá chán nản sau cuộc gặp cá nhân với Stalin, người tỏ thái độ ít quan tâm đến giải pháp cho vấn đề kinh tế của Đức[24]. Hoa Kỳ kết luận rằng một giải pháp là việc không thể chờ đợi được nữa[24]. Trong bài diễn văn vào ngày 5 tháng 6 năm 1947,[25] Marshall đã thông báo một chương trình trợ giúp toàn diện từ Hoa Kỳ cho tất cả các nước châu Âu nào muốn tham gia, bao gồm cả Liên Xô và những nước ở Đông Âu, gọi là Kế hoạch Marshall.[24]
Stalin phản đối Kế hoạch Marshall. Ông đã tạo dựng một Khối phía đông làm vành đai bảo vệ các quốc gia do Liên Xô điều khiển ở biên giới phía tây của mình[26], và muốn duy trì khu vực đệm gồm các quốc gia này cùng với một nước Đức yếu ớt chịu sự điều khiển của Liên Xô[27]. Lo sợ sự thâm nhập của nền chính trị, văn hóa và kinh tế của Hoa Kỳ, Stalin cuối cùng đã cấm các quốc gia ở khối phía đông thuộc Cominform vừa mới thành lập không được chấp nhận gói cứu trợ từ Kế hoạch Marshall[24]. Tại Tiệp Khắc, nơi đã cần phải có một cuộc đảo chính vào năm 1948 do Liên Xô hậu thuẫn[28], sự tàn bạo của sự kiện này đã gây sốc đến các thế lực phương Tây nhiều hơn bất kỳ một sự kiện nào xảy ra trước đó và nhanh chóng lan truyền nỗi sợ hãi xảy ra chiến tranh và quét sạch những vết tích cuối cùng của sự phản đối Kế hoạch Marshall tại Quốc hội Hoa Kỳ[29].
Sau Kế hoạch Marshall, việc giới thiệu một đồng tiền mới cho Tây Đức để thay thế cho đồng Reichsmark của phát xít và việc các đảng cộng sản thua cuộc trong những cuộc bầu cử lớn, vào tháng 6 năm 1948, Liên Xô cắt đứt con đường bộ dẫn đến Berlin, khởi đầu cho việc Phong tỏa Berlin, cắt tất cả nguồn thức ăn, nước và các nguồn cung khác không phải của Liên Xô đối với khu vực Berlin không do Liên Xô kiểm soát[37]. Vì Berlin nằm trong khu vực nước Đức do Liên Xô chiếm đóng, phương thức tiếp tế duy nhất cho thành phố là ba vùng hành lang bay hạn chế[38]. Một chiến dịch tiếp tế bằng đường hàng không khổng lồ đã được Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các nước khác khởi động, sự thành công của nó đã khiến cho Liên Xô phải dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tháng 5 năm 1949.
Hạn chế nhập cư
Việc nhập cư từ phía đông Bức màn sắt sang phía tây, ngoại trừ trong những tình huống đặc biệt, đều bị dừng hoàn toàn sau năm 1950. Trước năm 1950, trên 15 triệu người nhập cư vào phương tây từ các quốc gia Đông Âu do Liên Xô kiểm soát chỉ trong vòng năm năm sau Thế chiến II[39]. Tuy nhiên, việc hạn chế được thực hiện trong Chiến tranh lạnh đã ngăn hầu hết việc nhập cư Đông-Tây, với chỉ 13,3 triệu người nhập cư sang phía tây từ năm 1950 đến 1990[40]. Hơn 75% những người nhập cư từ các quốc gia Khối phía đông trong khoảng từ 1950 đến 1990 là do những thỏa thuận song phương vì "di cư sắc tộc"[40]. Khoảng 10% là những người tị nạn được phép nhập cư theo Hiệp định Geneve năm 1951[40]. Đa số người dân Liên Xô được phép rời đi trong khoảng thời gian này là sắc dân Do Thái được phép di cư vào Israel sau một loạt sự đào thoát đáng hổ thẹn vào năm 1970 khiến cho Liên Xô quản lý rất chặt việc di cư sắc tộc[41]. Sự sụp đổ Bức màn sắt đi kèm với tỷ lệ di cư Đông-Tây Âu tăng lên khủng khiếp[40].
Cách dùng xưa hơn của cụm từ
Thuật ngữ "bức màn sắt" đã được dùng nhiều lần trước khi Churchill dùng nó trong bài diễn văn. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Kinh Talmud tại Babylon của người Do Thái, Tractate Sota 38b, trong đó có nhắc đến "mechitza shel barzel," hàng rào hay vật ngăn cách bằng sắt:
אפילו מחיצה של ברזל אינה מפסקת בין ישראל לאביהם שבשמים
(Thậm chí một hàng rào sắt cũng không thể chia cách [nhân dân] Israel khỏi người cha thiên thượng của họ)
Một số người cho rằng thuật ngữ này có lẽ được Hoàng hậu Elisabeth của Bỉ đặt ra sau Thế chiến I để mô tả tình thế chính trị giữa Bỉ và Đức, vào năm 1914[42]. Một bức màn sắt, hay eiserner Vorhang, là sự phòng ngừa bắt buộc trong tất cả các rạp hát của Đức để tránh cả năng lửa có thể lan từ sân khấu đến phần còn lại của rạp hát. Những vụ cháy như vậy xảy ra khá thường xuyên vì dụng cụ trang trí rất dễ bắt lửa. Trong trường hợp có hỏa hoạn, một bức tường bằng kim loại sẽ chia tách sân khấu với rạp hát, tách biệt ngọn lửa cho lính chữa cháy làm việc. Douglas Reed đã sử dụng phép ẩn dụ này trong cuốn sách Disgrace Abounding của ông (Jonathan Cape, 1939, trang 129): "Cuộc xung đột quyết liệt [ở Nam Tư giữa lính liên hiệp Serbi và lính liên bang Croatia] đã bị sự độc tài của Đức vua che giấu nhờ một bức màn an toàn bằng sắt". Joseph Goebbels đã viết về một "bức màn sắt" trong tờ tuần báo của ông Das Reich:
“
Nếu dân tộc Đức buông vũ khí, người Liên Xô, theo thỏa thuận giữa Roosevelt, Churchill và Stalin, sẽ chiếm đóng toàn bộ Đông và Đông Nam châu Âu cùng với một phần lớn Đế chế. Một bức màn sắt sẽ được phủ lên vùng đất rộng lớn do Liên Xô kiểm soát này, đằng sau nó các quốc gia sẽ bị tàn sát. Báo chí Do Thái ở Luân Đôn và New York có thể sẽ ngồi vỗ tay.
Trường hợp đầu tiên được ghi lại có sử dụng thuật ngữ bức mànsắt là từ bức màn an toàn được dùng trong rạp hát và áp dụng lần đầu tiên vào biên giới của nước Nga Xô viết như một "hàng rào bất khả xâm phạm" vào năm 1920 của Ethel Snowden, trong cuốn sách Khắp nước Nga Bolshevik của bà
[43]. Nó được Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Đức, Joseph Goebbels, dùng trong Thế chiến II rồi sau đó đến Bá tước Lutz Schwerin von Krosigk vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Sự đề cập bằng lời một cách chủ ý lần đầu tiên về một Bức màn sắt trong bối cảnh Liên Xô là trong bài phát thanh của Bá tước Lutz Schwerin von Krosigk đến nhân dân Đức vào ngày 2 tháng 5 năm 1945:
“
Ở phía đông một bức màn sắt, mà đằng sau nó là những công việc phá hoại được che giấu khỏi con mắt của thế giới, đang nhanh chóng tiến tới.
^Ericson, Edward E. (1999), Feeding the German Eagle: Soviet Economic Aid to Nazi Germany, 1933–1941, Greenwood Publishing Group, tr. 1–210, ISBN0275963373
^Shirer, William L. (1990), The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi Germany, Simon and Schuster, tr. 598–610, ISBN0671728687
^Antony BeevorBerlin: The building of the berlin wall', p80
^Granville, Johanna, The First Domino: International Decision Making during the Hungarian Crisis of 1956, Texas A&M University Press, 2004. ISBN 1-58544-298-4
^L'Album de la Guerre - Ed. L'Illustration - Paris - 1923 - p. 33 - Queen Elisabeth to author Pierre Loti in 1915
^Cohen, J. M. and M. J. (1996). New Penguin Dictionary of Quotations. Penguin Books. tr. 726. ISBN 0-14-051244-6.
Tham khảo
Beschloss, Michael R (2003), The Conquerors: Roosevelt, Truman and the Destruction of Hitler's Germany, 1941-1945, Simon and Schuster, ISBN0743260856
Böcker, Anita (1998), Regulation of Migration: International Experiences, Het Spinhuis, ISBN9055890952
Churchill, Winston (1953), The Second World War, Houghton Mifflin Harcourt, ISBN0395410568
Cook, Bernard A. (2001), Europe Since 1945: An Encyclopedia, Taylor & Francis, ISBN0815340575
Ericson, Edward E. (1999), Feeding the German Eagle: Soviet Economic Aid to Nazi Germany, 1933–1941, Greenwood Publishing Group, ISBN0275963373
Grenville, John Ashley Soames (2005), A History of the World from the 20th to the 21st Century, Routledge, ISBN0415289548
Grenville, John Ashley Soames; Wasserstein, Bernard (2001), The Major International Treaties of the Twentieth Century: A History and Guide with Texts, Taylor & Francis, ISBN041523798X
Henig, Ruth Beatrice (2005), The Origins of the Second World War, 1933-41, Routledge, ISBN0415332621
Krasnov, Vladislav (1985), Soviet Defectors: The KGB Wanted List, Hoover Press, ISBN0817982310
Miller, Roger Gene (2000), To Save a City: The Berlin Airlift, 1948-1949, Texas A&M University Press, ISBN0890969671
Roberts, Geoffrey (2006), Stalin's Wars: From World War to Cold War, 1939–1953, Yale University Press, ISBN0300112041
Roberts, Geoffrey (2002), Stalin, the Pact with Nazi Germany, and the Origins of Postwar Soviet Diplomatic Historiography, 4
Shirer, William L. (1990), The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi Germany, Simon and Schuster, ISBN0671728687
Soviet Information Bureau (1948), Falsifiers of History (Historical Survey), Moscow: Foreign Languages Publishing House, 272848
artikel ini perlu dirapikan agar memenuhi standar Wikipedia. Tidak ada alasan yang diberikan. Silakan kembangkan artikel ini semampu Anda. Merapikan artikel dapat dilakukan dengan wikifikasi atau membagi artikel ke paragraf-paragraf. Jika sudah dirapikan, silakan hapus templat ini. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menamba...
Ada usul agar artikel ini digabungkan ke Ubikitin. (Diskusikan) Diusulkan sejak November 2023. Ubikitinasi tetramer, Human. Ubikitinasi atau juga dikenal sebagai ubikitilasi adalah proses penambahan protein ubikitin ke substrat protein. Ubikitinasi merupakan suatu mekanisme pengaturan penting pada banyak proses-prose seluler. Ubikitansi dikatalisis oleh kaskade multi-enzim berurutan yang melibatkan tiga enzim: E1, E2 dan E3.[1] Reaksi tidak bergantung E1 dan E2 Beberapa bakteri patoge...
Military truck family The LX and FX are ranges of purpose-designed tactical military trucks manufactured by what is now Rheinmetall MAN Military Vehicles (RMMV). They were replaced in production by the HX range.[1][2] There was also an MX range, but this was only produced in very small numbers for the German Navy. Luxembourg Army LX range (6x6) truck in recovery configuration in Kosovo with KFOR Development Production of the LX range ran from 1988 until 2004. Production of the...
Alsco Uniforms 300SirkuitLas Vegas Motor SpeedwayLas Vegas, NevadaSponsorAlsco[1]Lomba pertama1997Jarak tempuh300 mil (482,803 km)Lap200Tahap 1: 45Tahap 2: 45Tahap akhir: 110Nama sebelumnyaLas Vegas 300 (1997) Sam’s Town Las Vegas 300 (1998) Sam's Town 300 (1999-2013) Boyd Gaming 300 (2014-2020) Alsco Uniforms 300 adalah balapan mobil NASCAR Xfinity Series yang diadakan setiap tahun di Las Vegas Motor Speedway di Las Vegas, Nevada. Lomba ini pertama kali terjadi pada tahun 1997...
Potato shaped and cooked in butter and stock Fondant PotatoesFondant potatoes are the cupcake-shaped item to the left of the meatTypeside dishPlace of originFranceMain ingredientspotato, butter, stock Fondant potatoes,[1] or pommes fondantes[2] (French for melting potatoes), is a method of preparing potatoes that traditionally involves cutting them into cylinders, browning the ends, and then slowly roasting the potatoes in butter and stock, such as chicken stock or beef stock....
Leang TimpusengGua TimpusengLua error in Modul:Location_map at line 423: Kesalahan format nilai koordinat.LokasiLingkungan Tompobalang, Kelurahan Kalabbirang, Kecamatan Bantimurung, Kabupaten Maros, Sulawesi Selatan, IndonesiaKoordinat04°59'53.5S 119°39'39.8E[1]Rentang tinggi25 mdplGeologikarst / batu kapur / batu gampingSitus webvisit.maroskab.go.idcagarbudaya.kemdikbud.go.idkebudayaan.kemdikbud.go.id/bpcbsulsel/ Wisata Gua PrasejarahLeang Timpuseng Informasi Lokasi Lingkungan Tomp...
Questa voce sull'argomento stagioni delle società calcistiche italiane è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Voce principale: Gruppo Sportivo Motori Alimentatori Trasformatori Elettrici Roma. Gruppo Sportivo M.A.T.E.R.Stagione 1938-1939Sport calcio Squadra MATER Allenatore Cesare Migliorini Presidente Valentino Cortini Serie C1º posto nel girone G, 4º posto girone finale B. 1937-1938 ...
Borough in Estonia Small borough in Lääne-Viru County, EstoniaVäike-MaarjaSmall boroughVäike-Maarja central square with the G. Lurich monumentVäike-MaarjaLocation in EstoniaCoordinates: 59°07′41″N 26°15′05″E / 59.12806°N 26.25139°E / 59.12806; 26.25139Country EstoniaCounty Lääne-Viru CountyMunicipality Väike-Maarja ParishPopulation (01.01.2008) • Total2,005 Väike-Maarja society house Väike-Maarja, main street Väike-Maarja is...
Pour les articles homonymes, voir Événement. Jeu de dés : une expérience aléatoire. En théorie des probabilités, un événement lié à une expérience aléatoire est un sous-ensemble des résultats possibles pour cette expérience (c'est-à-dire un certain sous-ensemble de l'univers lié à l'expérience). Un événement étant souvent défini par une proposition, nous devons pouvoir dire, connaissant le résultat de l'expérience aléatoire, si l'événement a été réalisé o...
1932 United States Senate election in Florida ← 1926 November 8, 1932 1936 (special) → Nominee Duncan U. Fletcher Party Democratic Popular vote 204,651 Percentage 100.00% County results Fletcher: 90–100% U.S. senator before election Duncan U. Fletcher Democratic Elected U.S. Senator Duncan U. Fletcher Democratic Elections in Florida Federal government Presidential elections 1848 1852 1856 1860 1868 1872 1876 1880 1884 1888 189...
Social networking website Myspace LLCScreenshot of Myspace in 2024Type of businessSubsidiaryType of siteSocial networking serviceAvailable in14 languagesFoundedAugust 1, 2003; 20 years ago (2003-08-01)HeadquartersUnited StatesArea servedWorldwideOwnerViant Technology LLCFounder(s) Chris DeWolfe Tom Anderson Jon Hart Key people Tim Vanderhook (CEO) Chris Vanderhook (COO) Employees150 (2013)[1][needs update]URLmyspace.comRegistrationRequiredLaunc...
This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: Legislative Chamber of the Federal District – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2013) (Learn how and when to remove this message) Legislative Chamber of Federal District Câmara Legislativa do Distrito Federal8th Legislature of the Legislative ChamberTypeTypeUnicameral Term limitsNoneHis...
هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (مارس 2020) التوصيل القفزي (بالإنجليزية: saltatory conduction)[1]هو انتشار جهود الفعل على طول المحاور العصبية الميالينية[2] من عُقْدَةُ رانْفِييه[3] واحدة إلى العقدة ا�...
Piece of Akkadian literature Copy of the cuneiform table with the Hymn to Gula Bullussa-rabi's Hymn to Gula is a piece of Akkadian literature.[1] Details [2][3][4][5] [6] [7] References ^ Földi, Zsombor J. III.7 Bullussa-rabi’s Hymn to Gula. electronic Babylonian Library. LMU München. Retrieved 8 March 2023. ^ Lambert, W. G. (1962). A Catalogue of Texts and Authors. Journal of Cuneiform Studies, 16, 59–77. https://doi.org/10.2307/1...
1 – 8Transdev John Holland bus on route 4 in June 2022OverviewOperatorBuswaysCDC NSWKeolis Downer Northern BeachesTransdev John HollandU-Go MobilityRouteStartWarriewoodGlebeMaroubraCastle HillRouse HillMenaiCronullaDuralEndSydney Olympic Park The Sydney Olympic Park bus routes operate from various places in Sydney to Sydney Olympic Park when significant cultural or sporting events are held at the Sydney Olympic Park precinct. History As part of its winning bid for the 2000 Olympic Games, a...
DRC3 معرفات أسماء بديلة DRC3, LRRC48, CFAP134, dynein regulatory complex subunit 3 معرفات خارجية MGI: MGI:1921915 HomoloGene: 12581 GeneCards: 83450 نمط التعبير عن الحمض النووي الريبوزي المزيد من بيانات التعبير المرجعية تماثلات متسلسلة أنواع الإنسان الفأر أنتريه 83450 74665 Ensembl ENSG00000171962 ENSMUSG00000056598 يونيبروت Q9H069J3QRC9 Q9D5E4 RefSeq (رنا �...