Bảo vật quốc gia (Việt Nam)

Trống đồng Hoàng Hạ thuộc nền Văn hóa Đông Sơn, bảo vật quốc gia số 2 - đợt 1

Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Việc công nhận danh hiệu Bảo vật quốc gia phải do chính Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Quy định

Xe tăng T-54B số hiệu 843 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, bảo vật quốc gia số 29 - đợt 1

Điều 21 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (2009)[1] định nghĩa Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:

  1. Là hiện vật gốc độc bản;
  2. Là hiện vật có hình thức độc đáo;
  3. Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm:[1]

  1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận bảo vật quốc gia;
  2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

Các đợt công nhận

Tính đến đầu năm 2024, có 12 đợt công nhận với 294 hiện vật, nhóm hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Danh sách

Dưới đây là danh sách các Bảo vật quốc gia của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận qua các đợt:

Đợt 1

Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận 30 bảo vật quốc gia trong Đợt 1.[2]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Trống đồng Ngọc Lũ[14] Cách ngày nay 2500 - 2000 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
2 Trống đồng Hoàng Hạ[15] Cách ngày nay 2500 - 2000 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
3 Thạp đồng Đào Thịnh[16] Cách ngày nay 2500 - 2000 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
4 Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn[17] Cách ngày nay 2500 - 2000 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
5 Cây đèn đồng hình người quỳ[18][19] Cách ngày nay 2000 - 1700 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
6 Trống đồng Cảnh Thịnh[20] Năm 1800
Thời Tây Sơn
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
7 Ấn đồng Môn Hạ Sảnh ấn
門下省印[21]
Năm 1377
Thời Trần
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
8 Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga[22][23] Thế kỷ XV
Thời Lê sơ
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
9 Cuốn Đường Kách mệnh[24] Năm 1927
Tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
10 Tác phẩm Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)[25] Năm 1942 – 1943
Tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
11 Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến[26] Năm 1946
Bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
12 Bản thảo Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước[27] Văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam
sáng ngày 17 tháng 7 năm 1966
Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội
13 Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh[28] Văn bản gốc viết tay
ngày 10 tháng 5 năm 1965 - ngày 19 tháng 5 năm 1969
Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Hà Nội
14 Tượng Phật Đồng Dương[29] Thế kỷ VIII-XIX
Văn hóa Chăm Pa
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
15 Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế)[30] Thế kỷ X
Văn hóa Chăm Pa
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
16 Tượng Thần Vishnu[31] Thế kỷ III-V
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
17 Tượng Phật Lợi Mỹ[32] Khoảng thế kỷ IV - VI
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
18 Tượng Thần Surya[33] Khoảng thế kỷ VI - VII
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
19 Tượng Bồ tát Tara[34] Thế kỷ IX - đầu thế kỉ X
Văn hóa Chăm Pa
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Đà Nẵng
20 Đài thờ Mỹ Sơn E1 Thế kỉ VII
Văn hóa Chăm Pa
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
21 Đài thờ Trà Kiệu Thế kỉ VII - VIII
Văn hóa Chăm Pa
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
22 Tượng Phật A Di Đà[35] Thế kỷ XI
Thời Lý
Chùa Phật Tích Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
23 Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay Khoảng 1656
Thời Lê Trung Hưng
Chùa Bút Tháp Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
24 Bộ Cửu vị thần công[36] 1803 - 1804
Thời Nguyễn
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
Huế
25 Bộ Cửu Đỉnh Thời Nguyễn Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
Huế
26 Pháo cao xạ 37mm M1939 (61-K) Súng phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Bảo tàng Phòng không - Không quân Hà Nội
27 Máy bay MiG-21F96, số hiệu 5121 Máy bay chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam
trong trận Điện Biên Phủ trên không 1972
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam Hà Nội
28 Sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh"[37] Sổ trực ban chép tay tình hình chiến sự Chiến dịch Hồ Chí Minh
25 tháng 4 - 01 tháng 5 năm 1975
Bảo tàng Quân khu 7 Thành phố Hồ Chí Minh
29 Xe tăng T-54B, số hiệu 843[38] Tiến vào Dinh Độc Lập
trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam Hà Nội
30 Xe tăng T-59, số hiệu 390[39] Tiến vào Dinh Độc Lập
trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975
Bảo tàng Tăng thiết giáp Hà Nội

Đợt 2

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 2599/QĐ-TTg công nhận 37 bảo vật quốc gia trong Đợt 2.[3]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Trống đồng Đền Hùng Văn hóa Đông Sơn Khu di tích lịch sử Đền Hùng Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2 Trống đồng Cẩm Giang I Văn hóa Đông Sơn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
3 Mộ thuyền Việt Khê Văn hóa Đông Sơn Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
4 Thạp đồng Hợp Minh Văn hóa Đông Sơn Bảo tàng tỉnh Yên Bái Yên Bái
5 Bộ khóa đai lưng bằng đồng Văn hóa Đông Sơn Khu di tích lịch sử Đền Hùng Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
6 Kiếm ngắn Núi Nưa Văn hóa Đông Sơn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
7 Bia "Xá Lợi Tháp Minh" 601
Nhà Tùy
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh
8 Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc Thời Lý Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
9 Bia Sùng Thiện Diên Linh
大 越 國 李 家 第 四 帝 崇 善 延 齡 塔 碑
Thời Lý Chùa Long Đọi Sơn Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
10 Bia chùa Sùng Khánh Thời Trần Chùa Sùng Khánh Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
11 Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh Thời Lê sơ Khu di tích lịch sử Lam Kinh Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
12 Chuông chùa Bình Lâm Thời Trần Chùa Bình Lâm Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
13 Chuông chùa Vân Bản[40] Thời Trần Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
14 Đại hồng chung chùa Thiên Mụ Thời Nguyễn Chùa Thiên Mụ Huế
15 Rồng đá (Xà thần) Thời Lý Đền thờ Lê Văn Thịnh Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
16 Tượng Phật A Di Đà Thời Lý Chùa Ngô Xá Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
17 Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay Thời Lê Trung hưng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
18 Ba pho tượng Tam Thế Thời Lê Trung hưng Chùa Linh Ứng huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
19 Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc Thời Lê Trung hưng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
20 Bộ chân đèn và lư hương gốm men Thời Mạc Bảo tàng tỉnh Nam Định Nam Định
21 Vạc đồng Thời Lê Trung hưng Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
22 Súng thần công Bảo quốc An dân Đại tướng quân Thời Nguyễn Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh
23 Bia Võ Cạnh Văn hóa Chămpa Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
24 Tượng Quan Âm Hoài Nhơn Văn hóa Chămpa Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
25 Tượng Quan Âm Đại Hữu Văn hóa Chămpa Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
26 Tượng động vật Dốc Chùa Văn hóa Đồng Nai Bảo tàng tỉnh Bình Dương Thủ Dầu Một
27 Tượng Phật Bình Hòa Văn hóa Óc Eo Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
28 Tượng Phật Sa Đéc Văn hóa Óc Eo Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
29 Tượng Thần Vishnu Văn hóa Óc Eo Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp Cao Lãnh
30 Tượng Thần Vishnu Văn hóa Óc Eo Bảo tàng tỉnh Long An Tân An
31 Tượng Nữ Thần Durga Văn hóa Óc Eo Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
32 Tượng Avalokitesvara Văn hóa Óc Eo Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
33 Bộ sưu tập hiện vật vàng Văn hóa Óc Eo Bảo tàng tỉnh Long An Tân An
34 Tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc
1969-1989
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
35 Tranh Hai thiếu nữ và em bé 1944
Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
36 Tranh Em Thúy 1943
Họa sĩ Trần Văn Cẩn
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
37 Tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ 1956
Họa sĩ Nguyễn Sáng
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội

Đợt 3

Ngày 14 tháng 1 năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 53/QĐ-TTg công nhận 12 bảo vật quốc gia trong Đợt 3.[4]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Trống đồng Hữu Chung Văn hóa Đông Sơn Bảo tàng tỉnh Hải Dương Hải Dương
2 Chuông Thanh Mai[41] 798 Bảo tàng Hà Nội Hà Nội
3 Tám mươi hai bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội 1484 - 1780 Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội
4 Bia Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi
坤元至德之碑
Thế kỷ XV Lam Kinh Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
5 Bia Thủy Môn Đình 1670 Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn
6 Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên Thế kỷ XVI Chùa Đào Xuyên Đa Tốn, huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
7 Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thầy Đầu thế kỷ XVII Chùa Thầy Sài Sơn, huyện Quốc Oai
thành phố Hà Nội
8 Tượng Phật giáo thời Tây Sơn chùa Tây Phương Cuối thế kỷ XVIII Chùa Tây Phương Thạch Xá, huyện Thạch Thất
thành phố Hà Nội
9 Ekamukhalinga/Linga có một đầu thần Shiva Đầu thế kỷ VIII Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
10 Lan can thành bậc tháp Chương Sơn, núi Ngô Xá[42] Đầu thế kỷ XII Bảo tàng tỉnh Nam Định Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
11 Máy bay Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
1965-1968
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam Hà Nội
12 Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh Chiến dịch Hồ Chí Minh Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam Hà Nội

Đợt 4

Ngày 23 tháng 12 năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 2382/QĐ-TTg công nhận 25 bảo vật quốc gia trong Đợt 4.[5]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cày đồng Văn hóa Đông Sơn Bảo tàng Hà Nội Hà Nội
2 Đôi trống đồng Lô Lô Trống Đông Sơn nhóm D
khoảng thế kỷ V
Bảo tàng tỉnh Hà Giang Hà Giang
3 Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ 995 Cố đô Hoa Lư
thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Lịch sử - Văn hóa tỉnh Ninh Bình
tỉnh Ninh Bình
4 Tượng Thần Vishnu Thế kỷ VI Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Đồng Tháp Thành phố Cao Lãnh
5 Tượng nữ thần Lakshmi Thế kỷ VII Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu Thành phố Bạc Liêu
6 Tượng nữ thần Lakshmi Thế kỷ VII Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Đồng Tháp Thành phố Cao Lãnh
7 Đầu tượng thần Shiva Khoảng đầu thế kỷ X Bảo tàng tỉnh Quảng Nam Thành phố Tam Kỳ
8 Tượng Sadashiva khoảng thế kỷ thứ XII Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu Thành phố Bạc Liêu
9 Đầu tượng thần Shiva khoảng thế kỷ thứ XII Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu Thành phố Bạc Liêu
10 Pho tượng Trấn Vũ 1802 Đền Trấn Vũ phường Thạch Bàn, quận Long Biên
thành phố Hà Nội
11 Bệ thờ Vân Trạch Hòa Thế kỷ IX-X Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế Thành phố Huế
12 Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini Đầu thế kỷ XII Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định Quy Nhơn
13 Hương án chùa Khám Lạng 1432 Chùa Khám Lạng Khám Lạng, huyện Lục Nam
tỉnh Bắc Giang
14 Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân
và nhân vật về thời kỳ Hùng Vương
cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Đền Nội
(còn gọi là Đền Lạc Long Quân)
Thôn Bình Đà, xã Bình Minh
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
15 Mô hình nhà Thời Trần Bảo tàng tỉnh Nam Định Thành phố Nam Định
16 Bia "Thanh Hư Động"
清虛洞碑
1372-1377
Niên hiệu Long Khánh
thời Trần Duệ Tông
Chùa Côn Sơn Chí Linh, Hải Dương
17 Bia điện Nam Giao
南郊殿碑
1679
Niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4
thời Lê Hy Tông
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
18 Bia Khiêm Cung Ký
謙恭記碑
1875 CE Lăng Tự Đức
thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
phường Thủy Xuân, thành phố Huế
19 Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn 1659 - 1684 CE Cố đô Huế
thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Thành phố Huế
20 Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Giám Thế kỷ XVII Chùa Giám Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương
21 Cây đèn gốm 1582
Niên hiệu Diên Thành thứ 5
thời Mạc Mậu Hợp
Bảo tàng Hà Nội Hà Nội
22 Long đình gốm Bát Tràng Thế kỷ XVII Bảo tàng Hà Nội Hà Nội
23 Ấn Sắc mệnh chi bảo
敕命之寶
1827
Năm Minh Mệnh thứ 8
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
24 Ngai vua triều Nguyễn 1802 Điện Thái Hòa
thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Thành phố Huế
25 Áo Tế giao
龍袞
1802 Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Thành phố Huế

Đợt 5

Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận 14 bảo vật quốc gia trong Đợt 5.[6]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Ngẫu tượng Linga - Yoni Thế kỷ V - VI Bảo tàng Tổng hợp Trà Vinh Trà Vinh
2 Phù điêu Trà Liên 1 nửa cuối thế kỷ IX Bảo tàng tỉnh Quảng Trị Đông Hà
3 Phù điêu Trà Liên 2 nửa cuối thế kỷ IX Bảo tàng tỉnh Quảng Trị Đông Hà
4 Phù điêu Thần Brahma Thế kỷ XII - XIII Bảo tàng Tổng hợp Bình Định Quy Nhơn
5 Thống gốm hoa nâu Thế kỷ XIII - XIV
Thời Trần
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
6 Bia "Thanh Mai Viên Thông tháp bi"
青梅圓通塔碑
1362
thời Trần Dụ Tông
Chùa Thanh Mai Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh
tỉnh Hải Dương
7 Bia vua Lê Thái Tổ 1431 Đền thờ vua Lê Thái Tổ Lê Lợi, Nậm Nhùn
tỉnh Lai Châu
8 Bia Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi
Bia lăng Lê Thánh Tông
大越藍山昭陵碑
Cuối thế kỷ XV Khu di tích lịch sử Lam Kinh Xuân Lam, huyện Thọ Xuân
tỉnh Thanh Hóa
9 Đôi chuông chùa Đà Quận 1611
Nhà Mạc
Chùa Đà Quận thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
10 Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và
Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường
Giữa thế kỷ XVII Chùa Đậu Huyện Thường Tín, Hà Nội
11 Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII Đền Quán Thánh Quận Ba Đình, Hà Nội
12 Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ 1692
thời Lê Hy Tông
Chùa Động Ngọ Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
13 Ấn vàng Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo
大越國阮主永鎭之寶
1709
Năm Vĩnh Thịnh thứ 5
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
14 Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 - 1946 30 tháng 8 năm 1945 - 28 tháng 2 năm 1946 Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
Hà Nội

Đợt 6

Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 2089/QĐ-TTg công nhận 25 bảo vật quốc gia trong Đợt 6.[7]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm Bảo tàng Nghệ An Vinh
2 Muôi có cán hình tượng voi cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm Bảo tàng Nghệ An Vinh
3 Đàn đá Lộc Hòa cách ngày nay khoảng 3000 năm Bảo tàng tỉnh Bình Phước Thành phố Đồng Xoài
4 Bộ khuôn đúc Nhơn Thành Thế kỷ I-VII Bảo tàng Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ
5 Hộp đựng xá lỵ Tháp Nhạn Thế kỷ VII-VIII Bảo tàng Nghệ An Vinh
6 Phù điêu Phật Chămpa Tây Nguyên Thế kỷ VI-VII Bảo tàng tỉnh Gia Lai Thành phố Pleiku
7 Tượng Thần Vishnu Gò Thành Thế kỷ VI-VIII Bảo tàng Tiền Giang Thành phố Mỹ Tho
8 Cặp tượng chim thần Garuda diệt rắn Tháp Mẫm Giữa thế kỷ thứ XIII Bảo tàng Tổng hợp Bình Định Thành phố Quy Nhơn
9 Bộ tượng 10 linh thú Chùa Phật Tích Thế kỷ XI Chùa Phật Tích Phật Tích, huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh
10 Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu-Luy Lâu Thế kỷ XVIII Chùa Dâu, Chùa Phi Tướng, Chùa Dàn xã Thanh Khương và xã Trí Quả
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
11 Cột đá chạm rồng chùa Dạm Thế kỷ XI Chùa Dạm Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh
tỉnh Bắc Ninh
12 Bia Đại Việt Lam Sơn Dụ Lăng Bi
(Bia lăng vua Lê Hiến Tông)
大越藍山裕陵碑
Cuối thế kỷ XV Lam Kinh Thọ Xuân, Thanh Hóa
13 Hệ thống bia ma nhai Động Kính Chủ 1432 Di tích Động Kính Chủ Phạm Mệnh, Kinh Môn
tỉnh Hải Dương
14 Bia Côn Sơn Tư Phúc tự bi
崑山資福寺碑
1607
Niên hiệu Hoằng Định thứ 8
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn-Kiếp Bạc Chí Linh, Hải Dương
15 Bia hộp đá Đồi Cốc thời Mạc 1549 Đền thờ Trạng nguyên Giáp Hải Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang
tỉnh Bắc Giang
16 Hai cánh cửa chạm rồng Chùa Keo Thế kỉ XVII Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
17 Long sàng trước Nghi môn ngoại và trước Bái đường Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng Thế kỉ XVII Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư xã Trường Yên, huyện Hoa Lư
tỉnh Ninh Bình
18 Mộc bản Chùa Bổ Đà giữa thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XX Chùa Bổ Đà Tiên Sơn, Việt Yên
tỉnh Bắc Giang
19 Ngọc tỷ Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ
大 南 受 天 永 命 傳 國 璽 [43]
1847
năm Thiệu Trị thứ 7
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
20 Bình phong sơn mài "Thiếu nữ và phong cảnh" 1939
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
21 Tranh "Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc" 1980
Họa sĩ Dương Bích Liên
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
22 Tranh sơn mài "Gióng" 1990
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
23 Tranh "Thanh niên thành đồng" 1967-1978
Họa sĩ Nguyễn Sáng
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
24 Tàu vận tải quân sự số hiệu HQ671 Kháng chiến chống Mỹ Bảo tàng Hải quân Hải Phòng

Đợt 7

Ngày 25 tháng 12 năm 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 1821/QĐ-TTg công nhận 22 bảo vật quốc gia trong Đợt 7.[8]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Bình gốm Đầu Rằm[44] cách ngày nay khoảng 3400-3000 năm
Văn hóa Phùng Nguyên muộn
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
2 Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh[45] cách ngày nay 3370 ± 40 năm
(Niên đại C14)
Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi Quảng Ngãi
3 Tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng[46] Thế kỷ IX - X Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi Thành phố Quảng Ngãi
4 Trống đồng Pha Long[47] khoảng 2.500 - 2000 năm cách ngày nay
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng tỉnh Lào Cai Lào Cai
5 Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh[48] Trống đồng: Thế kỷ II - I trước Công nguyên
Chum gỗ (phân tích C14): cách ngày nay 2.100 ± 40 năm
Bảo tàng tỉnh Bình Dương TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
6 Tượng Phật Nhơn Thành[49] Thế kỷ IV - VI
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng thành phố Cần Thơ Cần Thơ
7 Bình gốm Nhơn Thành[50] Thế kỷ V
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng thành phố Cần Thơ Cần Thơ
8 Bộ Linga - Yoni Đá Nổi[51] Thế kỷ V - VI
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng tỉnh An Giang Thành phố Long Xuyên
9 Tượng Thần Brahma Giồng Xoài[52] Thế kỷ VI - VII Bảo tàng tỉnh An Giang Thành phố Long Xuyên
10 Tượng Thần Vishnu Vũng Liêm[53] Thế kỷ VI - VII Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long
11 Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh Thế kỷ VI - VII Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
12 Tượng Uma Dương Lệ[54] Thế kỷ IX - X Bảo tàng tỉnh Quảng Trị Thành phố Đông Hà
13 Tượng Thần Shiva chùa Linh Sơn[55] Thế kỷ XV Chùa Linh Sơn Nhơn Hội, Quy Nhơn
tỉnh Bình Định
14 Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn[56] Thế kỷ XIX Chùa Mễ Sở (Diên Phúc tự) Mễ Sở, huyện Văn Giang
tỉnh Hưng Yên
15 Đài thờ Đồng Dương[57] Thế kỷ IX - X Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Thành phố Đà Nẵng
16 Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử[58] Thế kỷ XIV Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
17 Bia "Sùng Thiên tự bi"
崇天寺碑[59]
1331
Niên hiệu Khai Hựu thứ 3
Chùa Dâu (Sùng Thiên tự) Nhật Tân, Gia Lộc
tỉnh Hải Dương
18 Tháp gốm men chùa Trò[60] Thế kỷ XIV Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Yên
19 Ấn "Tuần phủ Đô tướng quân"
奉 命 巡 撫 都 將 軍 印[61]
1515
Niên hiệu Hồng Thuận thứ 6
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình Đồng Hới
20 Kim sách Đế hệ thi
帝 系 詩 金 册[62]
1823
Niên hiệu Minh Mạng thứ 4
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội
21 Khuôn in tín phiếu mệnh giá 5 đồng[63] Năm 1947 Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
22 Xe ô tô "Quốc tế"[64] 1949 Bảo tàng Hậu cần Hà Nội

Đợt 8

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 88/QĐ-TTg công nhận 27 bảo vật quốc gia trong Đợt 8.[9]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Sưu tập nha chương[65] cách ngày nay khoảng 3500 năm
Văn hóa Phùng Nguyên
Bảo tàng Hùng Vương Việt Trì, Phú Thọ
2 Trống đồng Quảng Chính khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
3 Trống đồng Trà Lộc[65] cách ngày nay khoảng 2500 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng tỉnh Quảng Trị Đông Hà
4 Linga - Yoni gỗ Nhơn Thành[65] Thế kỷ V
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng thành phố Cần Thơ Cần Thơ
5 Tượng Phật gỗ Giồng Xoài[65] Thế kỷ IV - VI
Văn hóa Óc Eo
Bảo tàng tỉnh An Giang Long Xuyên
6 Tượng Phật đá Khánh Bình[65] Thế kỷ VI - VII Bảo tàng tỉnh An Giang Long Xuyên
7 Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng[65] cuối Thế kỷ XI - đầu Thế kỷ XII Chùa Hương Lãng Minh Hải, Văn Lâm
tỉnh Hưng Yên
8 Tượng đôi sư tử đá đền - chùa Bà Tấm[65] Thế kỷ XII Đền - chùa Bà Tấm Dương Xá, huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
9 Hai tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn[65] Thế kỷ XII - XIII Chùa Nhạn Sơn Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn
tỉnh Bình Định
10 Tượng Mẫu Âu Cơ[65] Thế kỷ XIX Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ Hiền Lương, Hạ Hòa
tỉnh Phú Thọ
11 Chuông Nhật Tảo[65] Thế kỷ X Đình Nhật Tảo phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm
thành phố Hà Nội
12 Bia Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh[65]
古越村延福寺碑銘
Thời Lý - Trần Chùa Cảnh Lâm Tân Việt, Yên Mỹ
tỉnh Hưng Yên
13 Bia ma nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ[65] 1431 UBND huyện Hòa An vách núi Phia Tém, xã Bình Long
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
14 Bia Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng Bi[65]
(Bia lăng vua Lê Túc Tông)
大越藍山敬陵碑
Thế kỷ XVI Lam Kinh Thanh Hóa
15 Bia Sùng chỉ bi ký[65]
崇址碑記
1696 Đền thờ Hà Tông Mục Tùng Lộc, Can Lộc
tỉnh Hà Tĩnh
16 Bia Ngự kiến Thiên Mụ tự[65]
御建天姥寺碑
1715 Chùa Thiên Mụ
thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
Huế
17 12 Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh[65] 1889
Niên hiệu Thành Thái
Văn miếu Bắc Ninh phường Đại Phúc (phường), thành phố bắc Ninh
tỉnh Bắc Ninh
18 Bộ chóp tháp Champa Linh Thái[65] Thế kỷ XII - XIII Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế Huế
19 Thống đồng thời Trần Thế kỷ XIII - XIV Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
20 Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu Thế kỷ XV
Thời Lê sơ
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
21 Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng[65] Thế kỷ XVI Đền - chùa Bà Tấm xã Dương Xá, huyện Gia Lâm
Hà Nội
22 Ngai thờ gỗ sơn son thếp vàng[65] Thế kỷ XVII Bảo tàng tỉnh Thái Bình Thành phố Thái Bình
23 Cửa võng đình Diềm[65] Thế kỷ XVII Đình Diềm Hòa Long, thành phố Bắc Ninh
tỉnh Bắc Ninh
24 Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng[65] Thế kỷ XVII Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư xã Trường Yên, huyện Hoa Lư
tỉnh Ninh Bình
25 Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Lê Đại Hành[65] Thế kỷ XVII Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư xã Trường Yên, huyện Hoa Lư
tỉnh Ninh Bình
26 Long đao Thế kỷ XVII - XVIII Khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy
thành phố Hải Phòng
27 Ấn Lương Tài hầu chi ấn[65]
良才侯之印
Thế kỷ XIX Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

Đợt 9

Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 2283/QĐ-TTg công nhận 24 bảo vật quốc gia trong Đợt 9.[10]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa Thế kỷ III - II trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Khu di tích Cổ Loa Cổ Loa, Đông Anh
thành phố Hà Nội
2 Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh Cuối thế kỷ III trước Công nguyên Bảo tàng tỉnh Bình Dương Thủ Dầu Một
3 Bộ Linga - Yoni Linh Sơn Thế kỷ VII Bảo tàng tỉnh An Giang Long Xuyên
4 Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng Thế kỷ X - XII Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi Quảng Ngãi
5 Sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ Thế kỷ XI - XII Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên Hưng Yên
6 Trống đồng Kính Hoa Thế kỷ IV - III trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Sưu tập tư nhân của Nguyễn Văn Kính Thành phố Hà Nội
7 Tượng Ganesha[66] Thế kỷ VII - VIII
Văn hóa Champa
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Thành phố Đà Nẵng
8 Tượng Gajasimha[67] Thế kỷ XII
Văn hóa Champa
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Thành phố Đà Nẵng
9 Tượng nam thần Thế kỷ XI - XII Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu
10 Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông Thế kỷ XVII Tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên
Khu di tích Yên Tử
Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí
tỉnh Quảng Ninh
11 Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung[68] Thế kỷ XVI Chùa Trà Phương Thụy Hương, Kiến Thụy
thành phố Hải Phòng
12 Bộ tượng phật Tam thế chùa Bút Tháp Thế kỷ XVII Chùa Bút Tháp xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành
tỉnh Bắc Ninh
13 Phù điêu nữ Thần Sarasvati Thế kỷ XII Bảo tàng Tổng hợp Bình Định Quy Nhơn
14 Phù điêu vua Pô Rômê Thế kỷ XVII Tháp Pô Rômê Phước Hữu, Ninh Phước
tỉnh Ninh Thuận
15 Phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn[68] Thế kỷ XVI Chùa Trà Phương xã Thụy Hương, Kiến Thụy
thành phố Hải Phòng
16 Bia Hòa Lai Cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận Phan Rang – Tháp Chàm
17 Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII Chùa Hương Lãng xã Minh Hải, huyện Văn Lâm
tỉnh Hưng Yên
18 Bộ thành bậc điện Kính Thiên Thế kỷ XV Điện Kính Thiên
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Hà Nội
19 Bình gốm hoa nâu Kinnari Thế kỷ XI - XII Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
20 Bình gốm hoa sen Thế kỷ XI - XII Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
21 Thạp gốm hoa nâu Thế kỷ XI - XII Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Hạ Long
22 Hương án chùa Bút Tháp Thế kỷ XVII Chùa Bút Tháp xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành
tỉnh Bắc Ninh
23 Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp Thế kỷ XVII Chùa Bút Tháp xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành
tỉnh Bắc Ninh
24 Cửa võng đình Thổ Hà Thế kỷ XVII Đình Thổ Hà Vân Hà, Việt Yên
tỉnh Bắc Giang

Đợt 10

Ngày 25 tháng 12 năm 2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg công nhận 23 bảo vật quốc gia trong Đợt 10.[11]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Trống đồng Gia Phú[69] Thế kỷ III - II trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng tỉnh Lào Cai Thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai
2 Thạp đồng văn hóa Đông Sơn[70] Thế kỷ III - II trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3 Mặt nạ vàng Giồng Lớn[71][72] Thế kỷ I trước Công nguyên - Thế kỷ II sau Công nguyên Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu
4 Bộ sưu tập qua đồng Long Giao Thế kỷ I - III Bảo tàng tỉnh Đồng Nai Thành phố Biên Hòa
5 Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc Thế kỷ III - IV Ban quản lý di tích Văn hóa Óc Eo Tỉnh An Giang
6 Nhẫn Nandin Giồng Cát[73] Thế kỷ V Ban quản lý di tích Văn hóa Óc Eo Tỉnh An Giang
7 Tượng thần Vishnu Bình Hòa[74] Thế kỷ VI - VII Bảo tàng tỉnh Đồng Nai Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
8 Sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi Gò Thành[75] Thế kỷ VI - VIII Bảo tàng tỉnh An Giang Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
9 Đài thờ Mỹ Sơn A10 Thế kỷ IX - X Đền A10, khu đền tháp Mỹ Sơn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
10 Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long[76][77] Thế kỷ XI Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội
11 Sưu tập gốm men trắng An Biên[78][79] Thế kỷ XI - XII Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
12 Phù điêu Thần Hộ pháp Mả Chùa[80] Thế kỷ XII Bảo tàng tỉnh Bình Định Thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định
13 Thống gốm hoa nâu An Sinh[70][81] Thế kỷ XIII Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
14 Thạp gốm hoa nâu thời Trần[70] Thế kỷ XIII - XIV Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
15 Bàn thờ Phật bằng đá chùa Xuân Lũng[82] Thế kỷ XIV Chùa Xuân Lũng xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao
tỉnh Phú Thọ
16 Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long[83] Thế kỷ XV Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội
17 Bình gốm men vẽ nhiều màu[70] Thế kỷ XV Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
18 Tháp đất nung đền An Xá[84] Thế kỷ XVI - XVII Đền An Xá Xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
19 Cây hương chùa Tứ Kỳ[85] Thế kỷ XVII Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
20 Hương án chùa Keo (Thái Bình) Thế kỷ XVII Chùa Keo Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
21 Ấn "Hoàng đế Tôn thân chi bảo"
(皇帝尊親㞢寶)[86]
Năm 1827 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội
22 Mộc bản sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" Năm 1885 Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh
tỉnh Bắc Ninh
23 Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sỹ Bùi Trang Chước[87] Năm 1953 - 1955 Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Hà Nội

Đợt 11

Ngày 30 tháng 1 năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận 27 bảo vật quốc gia trong Đợt 11.[12]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê Cách ngày nay 800.000 năm Bảo tàng tỉnh Gia Lai Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
2 Trống đồng Tiên Nội I Khoảng thế kỷ IV - III trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng tỉnh Hà Nam Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
3 Trống đồng Kính Hoa II Thế kỷ II - I trước Công nguyên Sưu tập tư nhân của ông Nguyễn Văn Kính Thành phố Hà Nội
4 Thạp đồng Văn hoá Đông Sơn Thế kỷ III - II trước Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
5 Thạp đồng Kính Hoa Thế kỷ III - II trước Công nguyên Sưu tập tư nhân của ông Nguyễn Văn Kính Thành phố Hà Nội
6 Sưu tập đàn đá Bình Đa Cách ngày nay 3000 năm Bảo tàng tỉnh Đồng Nai Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
7 Mukhalinga Ba Thê Thế kỷ VI Bảo tàng tỉnh An Giang Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
8 Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn Nửa sau thế kỷ XII Khu di tích Thành Hoàng Đế Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
9 Hai chiếc đĩa gốm men ngọc[78] Thế kỷ XI - XII
Thời Lý
Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
10 Đĩa gốm men lam tím[78] Thế kỷ XV
Thời Lê sơ
Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
11 Đầu rồng thời Trần Thế kỷ XIII
Thời Trần
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Thành phố Hà Nội
12 Bia chùa Giàu
Ngô gia thị bi[88]
1366 (Năm Bính Ngọ)
Niên hiệu Đại Trị thứ 9
Thời Trần
Chùa Giàu[89] Xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
13 Bia đá chùa Tĩnh Lự 1648 (Ngày 28 tháng Tám năm Mậu Tý)
Niên hiệu Phúc Thái thứ 6
Thời Lê Trung hưng
Chùa Tĩnh Lự Xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
14 Chuông chùa Rối Nửa cuối thế kỷ XIV Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
15 Lư hương gốm hoa lam[78] Thế kỷ XV
Thời Lê sơ
Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
16 Tượng Quan Thế Âm chùa Cung Kiệm 1449 (Năm Kỷ Tỵ)
Niên hiệu Thái Hoà thứ 7
Thời Lê sơ
Chùa Cung Kiệm (Thượng Phúc tự) Xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
17 Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ Thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI
Thời Lê sơ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Thành phố Hà Nội
18 Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ[90][91] Thế kỷ XV - XVIII Bảo tàng Hà Nội Thành phố Hà Nội
19 Bệ thờ đất nung đền An Xá Khoảng thế kỷ XVI Đền An Xá Xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
20 Hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê[78] Thế kỷ XVI - XVII Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
21 Bộ thành bậc Điện Kính Thiên Thế kỷ XVII Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Thành phố Hà Nội
22 Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ chùa Phổ Minh Thế kỷ XVII Chùa Phổ Minh Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
23 Súng thần công thời Lê Trung hưng Thế kỷ XVII
Thời Lê Trung hưng
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Thành phố Hà Nội
24 Kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi[92] 1796 (Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57)
Thời Lê Trung hưng
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thành phố Hà Nội
25 Tượng An Dương Vương[93] 1897 (Ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu)
Thời Nguyễn
Khu di tích Cổ Loa - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
26 Tượng Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh 1946
Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thành phố Hà Nội
27 Xe tăng T59 số hiệu 377 Xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum Huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

Đợt 12

Ngày 18 tháng 1 năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 73/QĐ-TTg công nhận 29 bảo vật quốc gia trong Đợt 12.[13]

Số thứ tự Tên gọi Niên đại
Giai đoạn lịch sử
Nền văn hóa
Chủ sở hữu
Đơn vị quản lý
Địa phương Ảnh hiện vật
1 Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai Cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.000 năm Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2 Thạp đồng Kính Hoa II[94][95] Khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên Sưu tập tư nhân của ông Nguyễn Văn Kính Thành phố Hà Nội
3 Sưu tập đàn đá Khánh Sơn[94] Cách ngày nay khoảng 2.500 - 3.000 năm Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
4 Bình đồng Đông Sơn (An Biên)[96][97] Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên
Văn hóa Đông Sơn
Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
5 Trống đồng Sao Vàng[94][98] Cách ngày nay khoảng 2.000 năm
Văn hóa Đông Sơn
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thành phố Hà Nội
6 Sưu tập vàng lá Châu Thành, Trà Vinh[99] Thế kỷ VII - IX
Văn hóa Óc Eo giai đoạn muộn
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh
7 Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1 Thế kỷ VII - VIII Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng
8 Tượng Shiva Mỹ Sơn C1[100] Thế kỷ VIII Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng
9 Linga vàng Po Dam Thế kỷ VIII - IX Bảo tàng tỉnh Bình Thuận Tỉnh Bình Thuận
10 Bia Phước Thiện Cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận Tỉnh Ninh Thuận
11 Phù điêu Nữ thần Uma Khoảng thế kỷ IX - X Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bạc Liêu
12 Phù điêu Apsara Trà Kiệu[101] Thế kỷ X Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng
13 Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh[94][102][103] Thế kỷ X Bảo tàng tỉnh Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình
14 Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long[104] Thế kỷ XI Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Thành phố Hà Nội
15 Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn[105] Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII Bảo tàng tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Định
16 Bình gốm hoa nâu[96][106] Thế kỷ XI - XII Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
17 Chum gốm hoa nâu Hiệp An[107] Thế kỷ XIII - XIV
Thời Trần
Bảo tàng tỉnh Hải Dương Tỉnh Hải Dương
18 Đao cẩn tam khí, Hoàng thành Thăng Long[94][108] Thế kỷ XIV
Thời Trần
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Thành phố Hà Nội
19 Bia "Đại bi Diên Minh tự bi"[94] 1327 (năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4)
Thời Trần
Ủy ban nhân dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
20 Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long[94] Thế kỷ XV Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Thành phố Hà Nội
21 Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long[94][109] 1466 (Tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông)
Thời Lê sơ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Thành phố Hà Nội
22 Lư hương gốm men lam xám[96] Khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp Sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng Thành phố Hải Phòng
23 Tượng thờ Vua Pô Klong Garai Thế kỷ XVI - XVII Tháp Pô Klong Garai Phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
24 Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn[94] Thời Lê Trung hưng Chùa Côn Sơn Phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
25 Mộc bản chùa Trăm Gian[94][110] Thế kỷ XVII - XX Chùa Trăm Gian Xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
26 Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa)[111] 1732 (năm Nhâm Tý, niên hiệu Long Đức nguyên niên)
Thời Lê Trung hưng
Khu di tích Cổ Loa - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Thành phố Hà Nội
27 Mộc bản chùa Dâu[112] Từ năm 1752 - 1859 Chùa Dâu Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
28 Bảo kiếm an dân[94][113] Niên hiệu Khải Định (1916-1925)
Thời Nguyễn
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thành phố Hà Nội
29 Khuôn in tín phiếu mệnh giá một đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá năm mươi đồng[94] Từ năm 1947 Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi

Thực trạng bảo quản Bảo vật quốc gia

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc giaBảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có phòng chuyên môn độc lập, chuyên trách về bảo quản hiện vật, là hai đơn vị đứng đầu ngành bảo tàng Việt Nam về công tác bảo quản hiện vật. Tuy nhiên việc bảo quản Bảo vật quốc gia vẫn là một thách thức ngay cả với những bảo tàng này. Các vấn đề chính có thể kể đến là: kinh phí bảo quản và hệ thống trang thiết bị chưa đạt chuẩn.[114]

Bảo vật quốc gia sau khi được công nhận phải đi liền với chế độ "bảo quản đặc biệt". Song trên thực tế, nhiều địa phương không có điều kiện tài chính và cơ sở vật chất cho việc bảo quản, gìn giữ những hiện vật vô giá này, cũng không nhận được thêm kinh phí "bảo quản đặc biệt" từ Nhà nước. Vì thế, hầu như chưa có phương án bảo quản đặc biệt với từng bảo vật quốc gia như quy định của Luật Di sản văn hóa. Trong khi đó, sau khi có hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, địa phương, đơn vị đang quản lý bảo vật phải chịu thêm nhiều áp lực về việc bảo quản, bảo tồn, bảo vệ... trong khi không có kinh phí, không có nhân lực. Rất nhiều bảo vật quốc gia từ các thành phố lớn cho đến các di tích tại làng xã đều không được bảo quản và bảo vệ đúng mức, càng không có chú thích hay hướng dẫn tại nơi trưng bày. Nhiều bảo vật quốc gia được cất kĩ và khóa chặt không cho khách tham quan vì không có diện tích trưng bày và lo sợ mất cắp.[115][116]

Nhiều vụ việc xâm hại đến bảo vật quốc gia được thông tin trên báo chí, trong đó chủ yếu do trộm cắp và cả do sự thiếu hiểu biết của chính những người quản lý hiện vật như: Đầu tượng Phật chùa Ngô Xá bị mất cắp rồi sau tìm lại được[117], tượng Phật Quan Âm chùa Mễ Sở mất trộm hai lần rồi lại tìm thấy[118], bia Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi Sơn bị vệ sinh bằng cách dùng giấy ráp, bàn chải sắt đã làm sứt hết chữ[119], tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc bị vệ sinh bằng bột chu làm bong tróc sơn[120].

Năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định công nhận 11 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó, có các di tích đang lưu giữ các bảo vật quốc gia. Việc công nhận các điểm du lịch này nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành chủ động trong việc lên kế hoạch xây dựng, thiết kế sản phẩm du lịch. Từ năm 2018, Tổng cục và các bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai thử nghiệm các tour du lịch như gắn liền với các di sản và bảo vật quốc gia. Đây là những hành động cụ thể đầu tiên trong việc phát huy giá trị bảo vật quốc gia đến công chúng và khách du lịch. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo vật quốc gia vể cả pháp luật và quản lý văn hóa cần phải xử lý.[121]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (2009), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020
  2. ^ a b “Quyết định số 1426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ a b “Quyết định số 2599/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ a b “Quyết định số 53/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 14 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ a b “Quyết định số 2382/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ a b “Quyết định số 2496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 5)”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ a b “Quyết định số 2089/QĐ-TTg ngày 25/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 6)”. Trang thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước. ngày 25 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ a b “Quyết định số 1821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 7)”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ a b “Quyết định số 88/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 15 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ a b “Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 9)”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ a b “Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 10)”. Luatvietnam.vn. ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ a b “Quyết định số 41/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 11)”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 30 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ a b “Quyết định số 73/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 12)”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ “Bảo vật quốc gia - Trống đồng Ngọc Lũ”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  15. ^ “Bảo vật quốc gia - Trống đồng Hoàng Hạ”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  16. ^ “Bảo vật quốc gia - Thạp đồng Đào Thịnh”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  17. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  18. ^ “Bảo vật quốc gia - Cây đèn đồng hình người quỳ”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  19. ^ “Cây đèn hình người quỳ - bảo vật từ ngôi mộ cổ”. Báo điện tử VnExpress. ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  20. ^ “Bảo vật quốc gia - Trống đồng Cảnh Thịnh”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  21. ^ “Bảo vật quốc gia - Ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  22. ^ “Bảo vật quốc gia - Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  23. ^ 'Bình gốm thiên nga' - báu vật tìm thấy từ đại dương”. Báo điện tử VnExpress. ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  24. ^ “Bảo vật quốc gia - Cuốn "Đường Kách mệnh". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  25. ^ “Bảo vật quốc gia - Tác phẩm "Ngục trung nhật ký". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  26. ^ “Bảo vật quốc gia - Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  27. ^ “Bảo vật quốc gia - Bản thảo "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  28. ^ “Bảo vật quốc gia - Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  29. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Phật Đồng Dương”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  30. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  31. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Thần Vishnu”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  32. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Phật Lợi Mỹ”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  33. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Thần Surya”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  34. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Bồ tát Tara (Laksmindra-Lokesvara)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  35. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Phật A Di Đà”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  36. ^ “Bảo vật quốc gia - Bộ cửu vị thần công (9 khẩu đại bác)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  37. ^ “Bảo vật quốc gia - Sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  38. ^ “Bảo vật quốc gia - Xe tăng T54B số hiệu 843”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  39. ^ “Bảo vật quốc gia - Xe tăng T59 số hiệu 390”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  40. ^ “Chuông Vân Bản - bảo vật kéo lên từ biển”. Báo điện tử VnExpress. ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  41. ^ “Chuông Thanh Mai - Bảo vật Quốc gia đầu tiên của Bảo tàng Hà Nội”. Bảo tàng Hà Nội. Ngày 17 tháng 11 năm 2023.
  42. ^ “Bảo vật quốc gia Thành bậc lan can bằng đá nguyên khối độc bản ở Nam Định”. Báo Lao Động. ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  43. ^ “Ấn ngọc triều Nguyễn - bảo vật quốc gia”. Báo điện tử VnExpress. ngày 1 tháng 6 năm 2022.
  44. ^ “Bảo vật quốc gia - Bình gốm Đầu Rằm (Bình gốm Hoàng Tân)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  45. ^ “Bảo vật quốc gia - Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (18 hiện vật)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  46. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng (Tượng Thần Shiva)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  47. ^ “Bảo vật quốc gia - Trống đồng Pha Long”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  48. ^ “Bảo vật quốc gia - Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  49. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Phật Nhơn Thành”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  50. ^ “Bảo vật quốc gia - Bình gốm Nhơn Thành”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  51. ^ “Bảo vật quốc gia - Bộ Linga - Yoni Đá Nổi”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  52. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Thần Brahma Giồng Xoài”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  53. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Thần Vishnu Vũng Liêm”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  54. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Uma Dương Lệ”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  55. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Thần Shiva chùa Linh Sơn (Tượng Phật Lồi)”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  56. ^ “Bảo vật quốc gia - Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  57. ^ “Bảo vật quốc gia - Đài thờ Đồng Dương”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  58. ^ “Bảo vật quốc gia - Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  59. ^ “Bảo vật quốc gia - Bia "Sùng Thiên tự bi". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  60. ^ “Bảo vật quốc gia - Tháp gốm men chùa Trò”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  61. ^ “Bảo vật hơn 500 tuổi ở Quảng Bình”. VnExpress. ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  62. ^ “Bảo vật quốc gia - Kim sách "Đế hệ thi". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  63. ^ “Bảo vật quốc gia - Khuôn in tín phiếu mệnh giá 5 đồng”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  64. ^ “Bảo vật quốc gia - Xe ô tô "Quốc tế". Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  65. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w “27 bảo vật quốc gia không phải ai cũng biết”. Báo Người Lao động. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  66. ^ “Bảo vật quốc gia: Bảo tượng thứ hai cất giữ kín trong kho”. Báo Thanh Niên. ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  67. ^ “Bảo vật quốc gia: Bảo vật nặng 2 tấn được vận chuyển thế nào?”. Báo Thanh Niên. ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  68. ^ a b “Ngôi chùa lưu giữ hai bảo vật độc bản ở Hải Phòng”. VnExpress. ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  69. ^ “Những bảo vật quốc gia mới: Ngôi mộ - trống đồng Gia Phú”. Báo Thanh Niên. ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  70. ^ a b c d “Bảo tàng Quảng Ninh thêm 04 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia”. Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh. ngày 27 tháng 12 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  71. ^ “Về ba ngôi mộ đặc biệt ở di tích Giồng Lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. ngày 8 tháng 12 năm 2017.
  72. ^ “Những Chiếc Mặt Nạ Vàng Phát Hiện Ở Giồng Lớn - Long Sơn, Tạp chí Thông tin mỹ thuật số 11-12”. Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. tháng 6 năm 2004.
  73. ^ “An Giang có thêm hai bảo vật quốc gia”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang. ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  74. ^ “Bảo vật quốc gia trong văn hóa Đồng Nai - Tượng thần Vishnu Bình Hòa”. Báo Đồng Nai. ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  75. ^ “Bảo vật quốc gia - Bộ sưu tập hiện vật vàng”. Cục Di sản Văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  76. ^ “Những bảo vật quốc gia mới: Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long”. Báo Thanh Niên. ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  77. ^ “Lá đề chim phượng, bảo vật quốc gia ở Hoàng thành Thăng Long”. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  78. ^ a b c d e “15 bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân”. VnExpress. Ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  79. ^ “Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận”. Báo Thanh Niên. ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  80. ^ “Phù điêu thần Hộ pháp Mả Chùa - Bảo vật quốc gia có hình thức độc đáo”. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định. ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  81. ^ “Bảo vật Quốc gia "Thống Gốm Hoa Nâu An Sinh". YouTube. ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  82. ^ “Độc đáo bàn thờ Phật bằng đá 700 tuổi tại chùa Xuân Lũng tại Phú Thọ”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  83. ^ “Bát sứ thấu quang Hoàng cung Thăng Long”. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
  84. ^ "Tháp đất nung" tại đền An Xá, xã An Viên (Tiên Lữ) được công nhận là bảo vật quốc gia”. Báo Hưng Yên. ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  85. ^ “Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia: Cây Hương đá chùa Tứ Kỳ”. VnMedia.vn. ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  86. ^ “Những bảo vật quốc gia mới: Ấn vàng quý nặng gần 9kg của vua Minh Mạng”. Báo Thanh Niên. ngày 22 tháng 1 năm 2022.
  87. ^ “Những phác thảo Quốc huy Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  88. ^ Chu Quang Trứ (2001). “Tấm bia chùa Giầu với niên đại thời Trần và chân dung vua Trần Nhân Tông”. Thông báo Hán Nôm học. 2001: trang 654-664. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày lưu trữ=|archive-date= (trợ giúp)
  89. ^ Quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt 11 ghi tên địa danh là "Chùa Giàu". Ngôi chùa này còn được gọi là "Chùa Giầu".
  90. ^ “Kho vũ khí cổ dưới lòng hồ Ngọc Khánh”. VnExpress. Ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  91. ^ “Cận cảnh sưu tập vũ khí trường Giảng Võ”. Bảo tàng Hà Nội. Ngày 26 tháng 11 năm 2023.
  92. ^ “Kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi - bảo vật về đạo hiếu”. VnExpress. Ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  93. ^ “Chuyện về tượng đức vua An Dương Vương”. Ban quản lý khu di tích Cổ Loa. Ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  94. ^ a b c d e f g h i j k l “Những bảo vật quốc gia mới được công nhận”. VnExpress. ngày 21 tháng 1 năm 2024.
  95. ^ “Bảo vật quốc gia: Thạp đồng Kính Hoa 2 - đẫm chất sông nước của cư dân Đông Sơn”. Báo Thanh Niên. ngày 1 tháng 5 năm 2024.
  96. ^ a b c “Ba bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng tư nhân”. VnExpress. ngày 24 tháng 1 năm 2024.
  97. ^ “Bảo vật quốc gia: Chiếc bình 'da cóc' với đàn bò đúc thủng”. Báo Thanh Niên. ngày 2 tháng 5 năm 2024.
  98. ^ “Bảo vật quốc gia: Chiếc trống đồng được mua bảo hiểm 2 triệu USD”. Báo Thanh Niên. ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  99. ^ “Trà Vinh có thêm bảo vật quốc gia gắn với thời kỳ văn hóa Óc Eo”. báo Tin Tức. ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  100. ^ “Bảo vật quốc gia: Vì sao bảo tượng Shiva lại có 2 màu?”. Báo Thanh Niên. ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  101. ^ “Bảo vật quốc gia: Hình tượng bảo vật trở thành biểu trưng của bảo tàng”. Báo Thanh Niên. ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  102. ^ “Chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh tại Ninh Bình”. Báo Lao Động. ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  103. ^ “Bảo vật quốc gia: Bộ sưu tập cột kinh Phật đá xanh tạc từ thời Đinh”. Báo Thanh Niên. ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  104. ^ “Bảo vật quốc gia: Lá đề thời Lý có hình chim phượng múa trên hoa sen”. Báo Thanh Niên. ngày 4 tháng 5 năm 2024.
  105. ^ “Bảo vật quốc gia: Những tác phẩm điêu khắc Champa tại thành Đồ Bàn”. Báo Thanh Niên. ngày 27 tháng 3 năm 2024.
  106. ^ “Bảo vật quốc gia: Liễn gốm hoa nâu cũng là hộp thờ xá lị”. Báo Thanh Niên. ngày 5 tháng 5 năm 2024.
  107. ^ “Bảo vật quốc gia: Chiếc thạp hoa nâu thời Trần nghi là quan tài cho quý tộc”. Báo Thanh Niên. ngày 6 tháng 5 năm 2024.
  108. ^ “Bảo vật quốc gia: Đao cẩn tam khí, 'siêu phẩm' binh khí thời Trần”. Báo Thanh Niên. ngày 12 tháng 5 năm 2024.
  109. ^ “Bảo vật quốc gia: Thẻ bài cung nữ, 'giấy thông hành' ở Hoàng thành Thăng Long”. Báo Thanh Niên. ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  110. ^ “Bảo vật quốc gia: Mộc bản chùa Trăm Gian ghi dấu dòng thiền Lâm Tế và nghề in”. Báo Thanh Niên. ngày 8 tháng 5 năm 2024.
  111. ^ “Bảo vật quốc gia: Rồng đá canh đền cho An Dương Vương”. Báo Thanh Niên. ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  112. ^ “Bảo vật quốc gia: Mộc bản chùa Dâu khắc sắc nét tích 'Mục Kiền Liên cứu mẹ'. Báo Thanh Niên. ngày 10 tháng 5 năm 2024.
  113. ^ “Bảo vật quốc gia: Bảo kiếm An Dân - biểu tượng quyền uy của vua Khải Định”. Báo Thanh Niên. ngày 11 tháng 5 năm 2024.
  114. ^ Nhóm phóng viên văn hóa - văn nghệ, Ứng xử đúng tầm với bảo vật quốc gia (Kỳ 2): Chưa bảo vệ và phát huy hết giá trị bảo vật quốc gia, Báo Nhân Dân điện tử, 2019, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020[liên kết hỏng]
  115. ^ Nhóm phóng viên văn hóa - văn nghệ, Ứng xử đúng tầm với bảo vật quốc gia (Kỳ 1): Những báu vật "nằm im", Báo Nhân Dân điện tử, 2019, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020
  116. ^ Trần Thường - Đặng Giang, Báo động nạn trộm cắp cổ vật ở các di tích, Báo Nhân Dân điện tử, 2016, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020
  117. ^ Vũ Lành, Ly kỳ tượng cổ A Di Đà ngàn năm tuổi chùa Ngô Xá bị lấy cắp vẫn "tìm về chùa", Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, 2020, truy cạp ngày 9 tháng 5 năm 2020
  118. ^ Hà Phương, Đã tìm thấy tượng Phật bà chùa Mễ Sở bị mất cắp, Báo điện tử VOV - Đài tiếng nói Việt Nam, 2016
  119. ^ Tuyết Loan, Trùng tu, cần những bước đi bài bản, Báo Nhân Dân điện tử, 2020, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020
  120. ^ Mai Thụy, Bảo vật Vườn xuân Trung Nam Bắc: Vệ sinh phá hỏng tác phẩm!, Báo Tuổi trẻ Online, 2019, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020
  121. ^ Nhóm phóng viên văn hóa - văn nghệ, Ứng xử đúng tầm với bảo vật quốc gia (Kỳ 3): Để bảo vật quốc gia trở thành "kho vàng" di sản, Báo Nhân Dân điện tử, 2019, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020