Các bộ sưu tập của bảo tàng, trong đó chỉ một phần nhỏ được trưng bày thường xuyên, bao gồm hơn ba triệu hiện vật (bộ sưu tập tiền tệ chiếm khoảng một phần ba trong số đó).[7] Các bộ sưu tập chiếm một khu phức hợp lớn gồm sáu tòa nhà lịch sử dọc theo Bờ kè Cung điện, bao gồm cả Cung điện Mùa đông, nơi ở trước đây của các hoàng đế Nga. Ngoài ra, Cung điện Menshikov, Bảo tàng Đồ sứ, Cơ sở lưu trữ tại Staraya Derevnya, và cánh phía đông củaTòa nhà Bộ Tổng tham mưu cũng là một phần của bảo tàng. Bảo tàng có một số trung tâm triển lãm ở nước ngoài. Bảo tàng Ermitazh là tài sản của liên bang. Kể từ tháng 7 năm 1992, giám đốc bảo tàng là Mikhail Piotrovsky.[8]
Trong số sáu tòa nhà trong khu phức hợp bảo tàng chính, năm tòa nhà — cụ thể là Cung điện Mùa đông, tòa Hermitage Nhỏ, tòa Hermitage Cũ, tòa Hermitage Mới, và Nhà hát Hermitage—đều mở cửa tự do cho công chúng. Vé vào cửa cho khách du lịch nước ngoài đắt hơn phí mà công dân Nga và Belarus phải trả. Tuy nhiên, vé vào cửa miễn phí vào thứ Năm của tuần thứ ba hàng tháng cho tất cả du khách và miễn phí hằng ngày cho học sinh và trẻ em. Bảo tàng đóng cửa vào các ngày thứ Hai. Lối vào dành cho khách lẻ nằm trong Cung điện Mùa đông, có thể vào được từ Sân trong.
Các tòa nhà
Ban đầu, tòa nhà duy nhất chứa bộ sưu tập là " tòa Hermitage Nhỏ". Ngày nay, Bảo tàng Hermitage bao gồm nhiều tòa nhà trên Bờ kè Cung điện và các khu vực lân cận. Ngoài tòa Hermitage Nhỏ, bảo tàng hiện còn bao gồm " tòa Hermitage Cũ" (còn được gọi là "tòa Hermitage Lớn"), "tòa Hermitage Mới", "Nhà hát Hermitage" và "Cung điện Mùa đông", nơi ở chính trước đây của Sa hoàng Nga. Trong những năm gần đây, Hermitage đã mở rộng đến Tòa nhà Bộ Tổng tham mưu trên Quảng trường Cung điện đối diện với Cung điện Mùa đông, và Cung điện Menshikov .[9]
Bộ sưu tập tranh
Người Ai Cập cổ: Bia đá vôi của một người thợ gốm trưởng (thế kỷ 18 trước Công nguyên)
Frank, Christoph (2002), “Die Gemäldesammlungen Gotzkowsky, Eimbke und Stein: Zur Berliner Sammlungsgeschichte während des Siebenjährigen Krieges.”, trong Michael North (biên tập), Kunstsammeln und Geschmack im 18. Jahrhundert (bằng tiếng Đức), Berlin: Berlin Verlag Spitz, tr. 117–194, ISBN3-8305-0312-1