Bài thuyết giáo

Cảnh phục dựng Đức Phật có bài giảng pháp đầu tiên (Chuyển Pháp luân) tại chùa Bảo Thắng ở Thủ Đức
Một linh mục đang thuyết giảng

Bài thuyết giáo (Sermon) hay còn gọi là Bài giảng đạo hay Bài thuyết pháp là một bài diễn thuyết tôn giáo[1] hoặc một bài văn tế được một nhà thuyết giáo, thường là giáo sĩ thuyết giảng cho các tín nhân. Hoạt động thuyết giảng được gọi là giảng đạo (Preaching). Các bài thuyết giảng đề cập đến một chủ đề tôn giáo như kinh thánh, thần học hoặc đạo đức tôn giáo để giảng giải về một niềm tin, lề luật hoặc hành vi trong cả bối cảnh quá khứ và hiện tại (kiếp trước, kiếp này và kiếp sau). Các yếu tố của bài giảng đạo thường bao gồm thuyết giảng giải kinh, truyền giáo, hô hào, khích lệ thực hành. Trong Phật giáo thì bài thuyết giảng được gọi là Pháp thoại (Dharma talk/法語) cho các Phật tử nghe Pháp để nhằm tu tâm dưỡng tánh (Pháp thoại khai tâm). Trong Hồi giáo thì các bài thuyết giảng được gọi là Khutbah (خطبة) đóng vai trò là dịp chính thức đầu tiên để thuyết giảng trước công chúng theo truyền thống Hồi giáo. Trong cách dùng thế tục, từ giảng đạo thường ám chỉ bỉ bôi đến một bài dạy đời về đạo đức khi chỉ một cuộc nói chuyện dài dòng lê thê để mà ai đó lên lớp khuyên người khác nên cư xử như thế này thế nọ để trở nên tốt hơn[2].

Trong thực hành Cơ Đốc giáo, một bài giảng thường được thuyết giảng cho cộng đoàn ở một nơi thờ phượng, có đặc điểm kiến ​​​​trúc đội cao được gọi là bục giảng hoặc một chỗ từ phía sau bục giảng. Kinh thánh Cơ đốc giáo chứa nhiều bài thuyết không có lời xen kẽ mà một số người cho là bài thuyết giáo như Bài giảng trên núi của Chúa Giê-su trong Ma-thi-ơ 5–7[3] (mặc dù các tác giả Phúc âm không gọi cụ thể nó là một bài giảng, lối mô tả phổ biến về bài giảng đạo của Chúa Giê-su xuất hiện muộn hơn nhiều) và bài giảng đạo của thánh Peter sau Lễ Ngũ tuần trong Công vụ 2:14–40[4] (mặc dù bài này được gửi đến cho những người không theo đạo Thiên chúa và do đó không hoàn toàn giống với một bài giảng đạo). Trong các xã hội, cộng đồng có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp, thói quen thờ cúng trong cộng đồng phổ biến và/hoặc phương tiện truyền thông đại chúng bị hạn chế, việc rao giảng các bài giảng đạo trên toàn mạng lưới các giáo đoàn có thể có tính thông tin và quy định quan trọng về chức năng tuyên truyền[5] cho cả dân sự[6] và các cơ quan quản lý tôn giáo có thể đề ra quy định về cách thức, tần suất, địa điểm, việc cấp phép giảng dạy, nhân sự thuyết giảng và nội dung rao giảng cho phù hợp để thực hiện công tác quản lý[7][8][9].

Chú thích

  1. ^ “Definition of SERMON”. www.merriam-webster.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “sermon noun - Definition, pictures, pronunciation and usage notes | Oxford Advanced American Dictionary at OxfordLearnersDictionaries.com”. www.oxfordlearnersdictionaries.com. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “Matthew 5-7 – King James Version”. Bible Gateway.
  4. ^ “Acts 2:14-40 – King James Version”. Bible Gateway.
  5. ^ Compare: Jackson, Gregory S. (2005). “24: America's First Mass Media: Preaching and the Protestant Sermon Tradition”. Trong Castillo, Susan; Schweitzer, Ivy (biên tập). A Companion to the Literatures of Colonial America. Blackwell Companions to Literature and Culture. Malden, Massachusetts: Blackwell Publishing. tr. 402. ISBN 9781405152082. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2017. Historically, the American sermon has been one of the most vital forms of mass media. Few aspects of society have remained outside its purview and regulation.
  6. ^ Cooper, John P. D. (2003). “8: Propaganda”. Propaganda and the Tudor State: Political Culture in the Westcountry. Oxford historical monographs. Oxford: Clarendon Press. tr. 221. ISBN 9780199263875. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2017. [...] the most important of the homilies for our purposes is the tenth, 'An Exhortacion concerning Good Ordre and Obedience to Rulers and Magistrates'. It may have been written by Cranmer himself, although we cannot be sure. The sermon is proof that Tudor royal propaganda was directed at a mass audience.
  7. ^ Bitzel, Alexander (2009). “The theology of the sermon in the 18th century”. Trong van Eijnatten, Joris (biên tập). Preaching, Sermon and Cultural Change in the Long Eighteenth Century. A New History of the Sermon. 4. Leiden: Brill. tr. 61. ISBN 9789004171558. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2017. The decrees of the Council of Trent that have to do with preaching spend a great deal of effort on regulation, stipulating where and when preaching has to occur, who is allowed to preach, how the vocation to be a preacher works, and so on. Episcopal oversight over preaching is particularly precisely regulated. Behind this juridicial regulation lies the attempt to avoid, under all circumstances, the penetration of Protestant preachers into Roman Catholic congregations.
  8. ^ Compare: McCullough, Peter; Adlington, Hugh; Rhatigan, Emma biên tập (2011). The Oxford Handbook of the Early Modern Sermon. Oxford Handbooks of Literature. Oxford: Oxford University Press. tr. xv. ISBN 9780199237531. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2017. The volume concludes with three appendixes of primary sources to aid understanding of the theories, reception, and regulation of preaching. The third of these ('Preaching Regulated') assembles in one place for the first time all the official acts and proclamations that governed preaching in England, Scotland and Ireland from the Reformation to the late seventeenth century.
  9. ^ Ropi, Ismatu (2017). “11: Governmentalization of Religious Policies”. Religion and Regulation in Indonesia. Singapore: Springer. tr. 146. ISBN 9789811028274. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2017. [General Alamsjah,] the first Minister of Religious Affairs to develop the model of religious harmony in practice [...] developed a variety of policies increasingly instrusive in nature. [...] [T]he regime regulated how the kuliah subuh (sermon following the dawn prayer) should be presented through radio broadcasts.[...] It also made rules on the allowable terms, methods and contents of dakwah in sermons to audiences.[...] Moreover, certain technicalities on delivering dakwah or preaching were also tightly regulated. For example, the instructions of the Directorate-General of Islamic Guidance contained guidelines for the use of loudspeakers in mosques, and other smaller Islamic places of worship like mushalla and langgar.

Tham khảo

  • Francis, Keith A., Gibson, William, et al., The Oxford Handbook of the British Sermon 1689-1901, 2012 OUP, ISBN 0199583595, 9780199583591, google books
  • Corran, Mary Cunningham and Pauline Allen, eds. Preacher and Audience: Studies in Early Christian Homiletics (A New History of the Sermon; Brill, 1998)
  • d'Avray, David L. The preaching of the friars (Oxford University Press, 1985)
  • DeBona, Guerric, OSB. Fulfilled in Our Hearing: History and Method of Christian Preaching (Paulist Press. 2005) on Catholic preaching
  • Donavin, Georgiana, Cary J. Nederman, and Richard Utz, eds. Speculum Sermonis: Interdisciplinary Reflections on the Medieval Sermon. Turnhout: Brepols, 2007.
  • Edwards, O. C., Jr. A History of Preaching. Nashville: Abingdon Press, 2004. ISBN 0-687-03864-2
  • Larsen, David L. The company of the preachers: A history of biblical preaching from the Old Testament to the modern era (Kregel Publications, 1998)
  • Spencer, H. Leith. English Preaching in the Late Middle Ages (Oxford: Clarendon Press, 1993)
  • Sullivan, Ceri, 'The Art of Listening in the Seventeenth Century', Modern Philology 104.1 (2006), pp. 34–71
  • Willimon, William H. and Richard Lischer, eds. Concise Encyclopedia of Preaching. Louisville, Kentucky: Westminster John Knox Press, 1995. ISBN 0-664-21942-X
  • Szewczyk, Leszek. The Specific Content of Preaching the Word of God in a Secularized Environment. Bogoslovni vestnik 81, no. 3:721-732.
  • Holtz, Sabine, Predigt: Religiöser Transfer über Postillen, European History Online, Institute of European History, Mainz 2011, retrieved: 25 February 2013.
  • Warner, Michael, ed. American Sermons: The Pilgrims to Martin Luther King Jr. (New York: The Library of America, 1999) ISBN 1-883011-65-5

Liên kết ngoài