Ban Đại lục phụ trách sắp đặt, phát triển và thi hành chính sách về quan hệ lưỡng bờ nhắm vào Trung Quốc, Hương Cảng và Áo Môn.[2]
Tại Trung Quốc, cơ quan giống Ban Đại lục về chức năng là Văn phòng Đài Loan. Cả hai nước đều chính thức giành lấy lãnh thổ của nhau, nhưng Trung Hoa Dân quốc giữ chỉ Đài Loan và các đảo xung quanh nên thường gọi là "Đài Loan", theo Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc quy định là "Vùng Tự do", còn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì giữ đại lục cùng với Hương Cảng, Áo Môn, Hải Nam và các đảo khác nên gọi là "Trung Quốc". Do đó mà công việc về đại lục do Ban Đại lục xử lý chứ không phải Bộ Ngoại giao.
Ban Đại lục do Chủ nhiệm tại cấp nội các quản lý, hiện tại là Trần Minh Thông.
Ban Đại lục có vai trò quan trọng trong việc lập định chính sách, phát triển quan hệ lưỡng bờ và khuyên bảo chính phủ trung ương.[2] Cơ quan tài trợ và gián tiếp quản lý Quỹ Giao lưu eo biển, là tổ chức làm trung gian chính thức với Trung Quốc.
Lịch sử
Tháng 11 năm 1987, quan hệ lưỡng bờ cải thiện mạnh sau khi chính phủ Đài Loan bắt đầu cho phép công dân thăm đại lục vì lý do gia đình. Tháng 8 năm 1988, Hành chính Viện thành lập Ủy ban Công tác đại lục để xử lý công việc về đại lục của các cơ quan chính phủ. Tháng 4 năm 1990, chính phủ Đài Loan soạn thảo Luật Tổ chức Ban Đại lục để cải thiện mức hiệu quả của việc lập chính sách về đại lục. Ngày 18 tháng 1 năm 1991, đạo luật được Lập pháp Viện thông qua, và ngày 28 tháng 1 cùng năm được Tổng thốngLý Đăng Huy ban hành, chính thức ấn định Ban Đại lục làm cơ quan phụ trách sắp đặt chung và giải quyết công việc về Trung Quốc.[2][3] Năm 2017, Ban Hương Cảng Áo Môn thuộc Ban Đại lục đảm lấy vài chức vụ của Ban Mông Tạng mà lập ra Ban Hương Cảng, Áo Môn, Nội Mông, Tây Tạng được mở rộng.[4]
^Chi, Su (2009). "Conciliation in cross-strait relations". Taiwan's relations with Mainland China. London and New York: Routledge. p. 4. ISBN 978-0-415-46454-3. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.