Bảng chữ cái Latinh của Gaj

Bảng chữ cái Latinh của Gaj (tiếng Serbia-Croatia: abeceda, latinica hoặc gajica)[1] là một dạng của bảng chữ cái Latinh được dùng cho tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Serbiatiếng Montenegro. Nó được tạo ra bởi nhà ngôn ngữ học người Croatia, Ljudevit Gaj, vào năm 1835, dựa trên bảng chữ cái tiếng Séc của Jan Hus. Một phiên bản đơn giản hơn của bảng chữ cái này được sử dụng cho tiếng Slovenia, và một phiên bản mở rộng hơn được sử dụng cho tiếng Montenegro tiêu chuẩn hiện đại. Một phiên bản khác được dùng để Latinh hóa tiếng Macedonia. Pavao Ritter Vitezović đã đề xuất một ý tưởng dành cho tiếng Croatia: mỗi âm tiết chỉ được thể hiện bằng một chữ. Bảng chữ cái của Gaj hiện đang được sử dụng ở Bosna và Hercegovina, Croatia, MontenegroSerbia.

Ký tự

Bảng chữ cái của Gaj bỏ 4 chữ (q,w,x,y) so với bảng chữ cái Latinh cơ bản của ISO.

Bảng chữ cái này bao gồm 30 chữ có kiểu in hoa và in thường:

Chữ in hoa
A B C Č Ć D Đ E F G H I J K L Lj M N Nj O P R S Š T U V Z Ž
Chữ in thường
a b c č ć d đ e f g h i j k l lj m n nj o p r s š t u v z ž
Phiên âm (IPA)
/a/ /b/ /ts/ /tʃ/ /tɕ/ /d/ /dʒ/ /dʑ/ /e/ /f/ /ɡ/ /x/ /i/ /j/ /k/ /l/ /ʎ/ /m/ /n/ /ɲ/ /o/ /p/ /r/ /s/ /ʃ/ /t/ /u/ /v/ /z/ /ʒ/

Ban đầu, bảng chữ cái này có chữ ghép ⟨dj⟩, về sau được nhà ngôn ngữ học người Serbia Đuro Daničić thay bằng chữ ⟨đ⟩.

Các chữ cái này không có tên, và các phụ âm thường được đọc như trên nếu cần đánh vần (hoặc thêm schwa đằng sau nó, chẳng hạn như /fə/). Khi cần có sự rõ ràng, chúng sẽ được đọc giống như trong bảng chữ cái tiếng Đức: a, be, ce, če, će, de, dže, đe, e, ef, ge, ha, i, je, ka, el, elj, em, en, enj, o, pe, er, es, eš, te, u, ve, ze, že. Những quy tắc phát âm của từng chữ cái này phổ biến đến mức 22 chữ cái khớp với bảng chữ cái Latinh cơ bản của ISO. Việc sử dụng các chữ cái khác bị giới hạn trong bối cảnh ngôn ngữ học[2][3]; còn trong toán học, ⟨j⟩ thường được đọc là jot, giống như trong tiếng Đức. Bốn chữ bị thiếu được đọc như sau: ⟨q⟩ là ku hoặc kju, ⟨w⟩ là dublve hoặc duplo ve, ⟨x⟩ là iks, ⟨y⟩ là ipsilon.

Chữ ghép

Cần lưu ý rằng các chữ ghép , lj, and nj được coi là các chữ đơn:

  • Trong các từ điển, njegov theo sau novine, mục ⟨nj⟩ theo sau mục <n>; bolje là từ ngay sau bolnica; tương tự với các ví dụ khác.
M
J
E
NJ
A
Č
N
I
C
A
  • Khi viết dọc (chẳng hạn như trên biển báo), ⟨dž⟩, ⟨lj⟩, ⟨nj⟩ được viết ngang như chữ đơn. Ví dụ: Nếu từ mjenjačnica ('hối đoái') được viết dọc, ⟨nj⟩ sẽ được viết ở dòng thứ tư (lưu ý rằng ⟨m⟩ và ⟨j⟩ không đi cùng với nhau mà đứng độc lập ở hai hàng đầu, vì ⟨mj⟩ gồm hai ký tự). Trong trò chơi ô ch, ⟨dž⟩, ⟨lj⟩, ⟨nj⟩ đều chiếm một ô vuông.
  • Nếu từ được viết với khoảng cách giữa các chữ, mỗi chữ ghép sẽ được viết như một đơn vị. Ví dụ: M J E NJ A Č N I C A.
  • Chữ ghép đứng đầu một từ sẽ chỉ được viết hoa chữ đầu tiên nếu từ không được viết hoa hoàn toàn: Njemačka ('Đức'), không phải NJemačka. Dạng viết hoa chỉ được sử dụng khi toàn bộ từ được viết hoa: NJEMAČKA.

Nguồn gốc

Nhà ngôn ngữ học người Croatia Ljudevit Gaj

Hầu hết bảng chữ cái Latinh dành cho tiếng Croatia được tạo ra bởi Ljudevit Gaj, dựa trên bảng chữ cái tiếng Séctiếng Ba Lan, đồng thời bổ sung ⟨lj⟩, ⟨nj⟩ và ⟨dž⟩. Năm 1830, ông xuất bản cuốn sách Kratka osnova horvatsko-slavenskog pravopisanja ("Tóm tắt chính tả cơ bản của tiếng Croatia-Slav") ở Buda. Đó là quyển sách bình dân đầu tiên về chính tả ở Croatia. Nó không phải quyển sách đầu tiên về chính tả tiếng Croatia, vì trước đó đã có những cuốn sách của Rajmund Đamanjić (1639), Ignjat ĐurđevićPavao Ritter Vitezović. Trước đây người Croatia dùng bảng chữ cái Latinh, nhưng không thể hiện được hết các âm đặc biệt. Các bảng chữ cái khác được dùng trong thời kỳ này, nhiều nhất là bảng chữ cái tiếng Hungary, nhưng chúng được dùng một cách lộn xộn, không nhất quán.

Gaj lấy ý tưởng từ Pavao Ritter Vitezović và bảng chữ cái tiếng Séc, thể hiện mỗi âm chỉ bằng một chữ duy nhất. Bảng chữ cái của ông đã được bổ sung dạng chữ Kirin bởi Vuk Karadžić vài năm trước.[4]

Đuro Daničić đưa ra một đề xuất trong cuốn Rječnik hrvatskoga ili srpskoga jezika ("Từ điển tiếng Croatia hoặc Serbia") xuất bản năm 1880 rằng chữ ghép ⟨dž⟩, ⟨dj⟩, ⟨lj⟩ và ⟨nj⟩ nên được thay thế bằng các chữ đơn: ⟨ģ⟩, ⟨đ⟩, ⟨ļ⟩ và ⟨ń⟩. Ý kiến này đã được xem xét, tuy nhiên chỉ có chữ ghép ⟨dj⟩ được thay thế bằng chữ ⟨đ⟩ của Daničić, trong khi ⟨dž⟩, ⟨lj⟩ và ⟨nj⟩ vẫn được giữ nguyên.

Tham khảo

  1. ^ phát âm tiếng Serbia-Croatia: [abetsěːda, latǐnitsa, ɡǎjitsa], Slovene: [ˈɡáːjitsa]
  2. ^ Žagarová, Margita; Pintarić, Ana (tháng 7 năm 1998). “On some similarities and differences between Croatian and Slovakian”. Linguistics (bằng tiếng Croatia). Faculty of Philosophy, University of Osijek. 1 (1): 129–134. ISSN 1331-7202. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Ortografija” (PDF). Jezične vježbe (bằng tiếng Croatia). Faculty of Philosophy, University of Pula. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Comrie, Bernard; Corbett, Greville G. (ngày 1 tháng 9 năm 2003). The Slavonic Languages. Taylor & Francis. tr. 45. ISBN 978-0-203-21320-9. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013. ... following Vuk's reform of Cyrillic (see above) in the early nineteenth century, Ljudevit Gaj in the 1830s performed the same operation on Latinica,...