Bạc chloride

Bạc chloride
Mẫu bạc chloride
Cấu trúc của bạc chloride
Danh pháp IUPACBạc(I) chloride
Tên kháccerargyrit,
clorargyrit,
chloride bạc
bạc monochloride
agentum monochloride
Nhận dạng
Số CAS7783-90-6
PubChem24561
Số EINECS232-033-3
ChEBI30341
Số RTECSVW3563000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Ag]

InChI
đầy đủ
  • 1S/Ag.ClH/h;1H/q+1;/p-1
ChemSpider22967
UNIIMWB0804EO7
Thuộc tính
Công thức phân tửAgCl
Khối lượng mol143,3207 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng
Khối lượng riêng5,56 g/cm³
Điểm nóng chảy 457 °C (730 K; 855 °F)
Điểm sôi 1.550 °C (1.820 K; 2.820 °F)
Độ hòa tan trong nước52 μg/100 g ở 50 ℃
Độ hòa tantan trong amonia, hydrazin, thiourê, thiosemicacbazit (tạo phức)
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểhalit
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-127,01 kJ mol-1
Entropy mol tiêu chuẩn So29896,25 J mol-1 K-1
Dược lý học
Dữ liệu chất nổ
Các nguy hiểm
MSDSSalt Lake Metals
NFPA 704

0
2
0
 
Các hợp chất liên quan
Anion khácBạc(I) fluoride
Bạc bromide
Bạc iodide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Bạc chloride là một hợp chất vô cơ màu trắng, dẻo, nóng chảy (có thể màu nâu vàng) và sôi không phân hủy có công thức hóa học AgCl. AgCl rất ít tan trong nước, không tạo nên tinh thể ngậm nước (hydrat hóa). Nó không bị axit mạnh phân hủy, nhưng nó phản ứng với kiềm đặc, amonia. Nó tan được nhờ sự tạo phức chất. AgCl có mặt tự nhiên trong khoáng vật clorargyrit.

Điều chế

Bạc chloride có thể được điều chế bằng cách cho bạcclo tác dụng với nhau.

2Ag + Cl2 → 2AgCl (150÷200 ℃)

Đơn giản hơn, có thể dễ dàng tạo ra AgCl bằng cách cho bạc nitrat tác dụng với muối chloride tan. Phản ứng này được dùng để nhận biết ion Cl.

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Sử dụng

  • Bạc chloride được dùng để làm giấy ảnh do nó phản ứng với các photon để tạo ra ảnh ẩn và thông qua khử bằng ánh sáng.
  • Điện cực bạc chloride là điện cực tham chiếu phổ biến trong điện hóa học.
  • Độ hòa tan rất kém của bạc chloride làm cho nó trở thành phụ gia hữu ích cho các men sứ để tạo ra "ánh Inglaze".
  • Bạc chloride từng được dùng làm thuốc giải ngộ độc thủy ngân, có tác dụng hỗ trợ trong việc loại bỏ nguyên tố này.
  • Bạc chloride thường được dùng trong mắt kính của kính đổi màu, do nó có thể chuyển hóa thuận nghịch thành bạc kim loại và ngược lại dưới tác động của ánh sáng.
  • Bạc chloride thường được dùng để tạo ra các sắc thái màu vàng, hổ phách và nâu trong sản xuất kính màu.
  • Bạc chloride được dùng trong băng gạc và các sản phẩm làm lành vết thương.

Hợp chất khác

AgCl còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • AgCl·2NH3 là chất rắn màu trắng, ở 37,7 °C (99,9 °F; 310,8 K), nó sẽ bị mất toàn bộ amonia;[1]
  • AgCl·3NH3 là tinh thể không màu, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng.[2]

AgCl còn tạo một số hợp chất với N2H4, như AgCl·⅓N2H4 là tinh thể hình kim không màu.[3]

AgCl còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như AgCl·2CS(NH2)2 là tinh thể hình kim không màu, nóng chảy ở 170–171 °C (338–340 °F; 443–444 K) tạo ra chất lỏng trong suốt, đến 180 °C (356 °F; 453 K) thì bị phân hủy thành bạc sulfide.[4] Khối lượng riêng của nó là D = 2,21 g/cm³.[5]

AgCl còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như AgCl·CSN3H5 là tinh thể không màu, D = 2,58 g/cm³.[5]

AgCl còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như AgCl·2CSe(NH2)2 là tinh thể hình kim màu trắng.[6]

Tham khảo

  1. ^ A Text-book of chemistry (Samuel Philip Sadtler; J.B. Lippincott Company, 1898), trang 405 – [1]. Truy cập 20 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 37. Truy cập 8 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Silver: Main volume (Leopold Gmelin; Verlag Chemie, 1975), trang 35. Truy cập 15 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Journal of the Chemical Society, Tập 61 (Chemical Society (Great Britain); The Society., 1892), trang 252. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ a b Handbook… Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 18 thg 12, 2013 - 1729 trang), trang 1373. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Silver: Main volume (Leopold Gmelin; Verlag Chemie, 1976), trang 196. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài