Albrecht von Stosch

Albrecht von Stosch (20 tháng 4 năm 1818 tại Koblenz29 tháng 2 năm 1896 tại Mittelheim, Rheingau, ngày nay là một quận thuộc Oestrich-Winkel) là một Thượng tướng Bộ binhĐô đốc của Đức, ông là Quốc vụ khanh Phổ đồng thời là vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Hải quân Đế quốc Đức kể từ năm 1872 cho đến năm 1883. Ông đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 18701871[1], và được nhìn nhận là một trong những sĩ quan giỏi giang nhất của quân đội Phổ.[2]. Trên cương vị là chỉ huy trưởng hải quân, ông chủ trương cấu trúc lực lượng hải quân Đức và góp phần đặt nền móng cho Đức trở thành một trong những cường quốc hải quân hàng đầu trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngoài ra, ông còn là một địch thủ chính trị của Thủ tướng Otto von Bismarck.[3][4]

Thân thế

Albrecht von Stosch sinh ra tại Koblenz, trong một nhánh của một dòng họ quý tộc vùng Schlesien, đã từng từ bỏ đẳng cấp quý tộc và sản sinh ra nhiều nhà thần học Kháng Cách tài ba. Tiêu biểu trong số đó có vị Cha Tuyên úy nổi tiếng của Đại Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, Bartholomäus v. Stosch. Ngoài ra, ông nội của Abrechts v. Stosch cũng là một Cha Tuyên úy tại kinh đô Berlin. Tuy nhiên, các con của ông lại chuyển sang sự nghiệp quân sự. Sự phục vụ của những người con của ông trong quân đội Phổ đã tạo điều kiện cho họ nhận lại đẳng cấp quý tộc mà gia đình đã từ bỏ. Điều này đã đến với Trung úy Wilhelm St. vào ngày 11 tháng 4 năm 1815 và em trai của ông này là Đại úy Ferdinand St. vào ngày 11 tháng 1 năm 1815. Viên đại úy này chính là phụ thân của Albrecht, anh em họ của Hans Stosch-Sarrasani, người sáng lập ra rạp xiếc Sarrasani nổi tiếng thế giới trong những năm trước Chiến tranh thế giói thứ hai.

Vào ngày 18 tháng 10 năm 1845, tại Koblenz, Stosch đã kết hôn với Rosalie Ulrich (13 tháng 12 năm 1822 tại Koblenz – 26 tháng 7 năm 1902 tại Mittelheim), con gái của Bác sĩ August Leopold Ulrich, người giữ cấp Geheimer Medizinalrat (Tư vấn Y học xuất sắc) của Vương quốc Phổ, và bà Auguste Hoffmann.

Sự nghiệp quân sự

Stosch đã khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1829 trong đội thiếu sinh, sau đó ông được phong quân hàm trung úy vào năm 1835 và học tại Trường Chiến tranh (Kriegsschule) kể từ năm 1839 cho đến năm 1842. Từ năm 1844 cho đến năm 1847, ông làm việc trong Cục đo đạc địa hình (topografischen Abteilung) của Bộ Tổng tham mưu và sau đó ông giữ các chức vụ tham mưu khác. Vào năm 1856, ông được lên quân hàm Thiếu tá vào năm 1861, ông được thăng cấp Đại tá, đồng thời là Tham mưu trưởng của Quân đoàn IV.

Vào năm 1866, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, ông đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần (Oberquartiermeister) của Binh đoàn thứ hai, dưới sự thống lĩnh của Thái tử Friedrich Wilhelm. Cho đến năm 1870, ông là Giám đốc Khoa Kinh tế Quân sự trong Bộ Chiến tranh. Vào năm 1870, ông được phong cấp Thiếu tướng và được cử làm Quản đốc Lục quân (Generalintendant der Armee). Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, khi Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin được ủy nhiệm làm chỉ huy của một lực lượng tổng hợp vào cuối năm 1870, Stosch trên cương vị là Tham mưu trưởng của Mecklenburg nắm thực quyền chỉ huy đạo quân của vị đại công tước[2]. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt vào năm 1871, ông nhậm chức Tham mưu trưởng của Lực lượng chiếm đóng (Besatzungsarmee) tại Pháp. Do những thành tích của ông trong cuộc chiến với Pháp, ông đã được ban tặng 100.000 thaler.

Kể từ tháng 1 năm 1872 cho đến tháng 3 năm 1873, Stosch là Bộ trưởng Bộ Hải quân Đế quốc Đức, đồng thời giữ chức vụ danh dự (Charakter) Bộ trưởng Nhà nước không bộ. Vào năm 1875, ông được thăng cấp Thượng tướng Bộ binhĐô đốc. Ông là bạn của Thái tử Friedrich Wilhelm (tức vị "Hoàng đế 99 ngày" Friedrich III tương lai) và với tư cách là một người theo xu hướng Cựu tự do (Altliberale), ông giữ lập trường đối địch với chính sách đối nội của Thủ tướng Bismarck. Những bất đồng với Bismarck đã dẫn đến việc ông từ chức vào năm 1883. Mặc dù ông giành phần lớn thời gian của mình tại điền trang của ông ở Rheinland sau khi thoái chức, ông vẫn luôn giữ mối quan hệ với Thái tử. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1883, như một động thái nhỏ chống lại vị Thủ tướng quyền uy, Friedrich và Thái tử phi Victoria đã vời Stosch đến dự một bữa tiệc chia tay riêng[5].

Stosch là chủ sở hữu của một xưởng rượu vang tại Mittelheim (Rheingau) và từ năm 1872 cho đến khi từ trần vào năm 1896, ông là một thành viên của Viện Quý tộc Phổ. Tên ông được đặt cho một hòn đảo ở Chile, đảo Stosch.

Xây dựng Hải quân Đức

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1872, Đức hoàng Wilhelm I chuyển Bộ Hải quân của Phổ thành Bộ Hải quân Đế quốc Đức, đồng thời bổ nhiệm Stosch làm Bộ trưởng mới của bộ. Mặc dù tướng Stosch trước đây không có kinh nghiệm về các vấn đề hải quân, ông đã có những đóng góp lớn đến việc tổ chức lực lượng Hải quân Đức. Ông đã từng nói với một người bạn của mình: "Ông biết rằng chính hải quân thì không kích động tôi nhưng sự độc đáo và khó nhọc của công việc thì có". Về cơ bản, với kế hoạch phát triển hải quân, gọi là Flottengründungsplan, do ông đề ra vào năm 1873, ông vẫn duy trì chiến lược hải quân của Đức. Theo kế hoạch của mình, ông tiếp tục nhấn mạnh việc phòng ngự bờ biển như một sứ mệnh hàng đầu của hải quân, điều này cho thấy nhận thức của ông không khác với lý luận của Roon về nước Đức như là một cường quốc hải quân hạng hai và cả quan điểm của Bismarck (mặc dù ông là một địch thủ chính trị của vị Thủ tướng). Lục quân vẫn là lực lượng quân sự tối ưu của Đức. Như Eberhard von Mantey đã chỉ ra, Stosch hiểu rằng sức mạnh của Đế quốc Đức chỉ nằm ở một cái đầu lưỡi lê của lục quân, và "điều này hoàn toàn là dĩ nhiên vì lục quân đã hoàn thành thắng lợi công cuộc thống nhất đế quốc". Và, để thực hiện sứ mệnh hàng đầu của hải quân, Stosch đã chủ trương xây dựng tàu thuyền, và ông còn có các khẩu đội pháo nổi và monitor để phòng vệ vùng lãnh hải của Đức, các tuần dương hạm để bảo vệ quyền lợi của Đức ở hải ngoại, cũng như các tuần phòng hạmhộ vệ hạm để thực hiện các chiến dịch phối hợp.[3][6]

Trong suốt 11 năm tại nhiệm ở Bộ Hải quân Đức, Stosch đã hoàn thành 4 dự án chiến hạm mà ông thừa hưởng và khởi đầu 6 dự án chiến hạm khác, trong đó có 2 chiếc là KaiserDeutschland được xây dựng ở Anh. Tất cả đều không bì được những tàu chiến lớn nhất và tân tiến nhất của các hải quân hàng đầu của châu Âu. Các chiến hạm xây dựng ở Đức lệ thuộc nặng nề vào bộ phận của Anh hoặc là công nghệ Anh được chuyển giao có phép cho các nhà sản xuất của Đức. Đế quốc Đức non trẻ ban đầu không có thuộc địa nhưng có đội thương thuyền lớn thứ ba thế giới, vì thế họ cần những tàu chiến có chức năng tuần tra để giương cờ nước ở hải ngoại: Stosch đã đáp ứng nhu cầu này bằng việc bổ sung cho lực lượng hải quân 8 hộ vệ hạm bọc sắt và 3 pháo hạm sắt. Từ sự khởi đầu khiêm tốn này, Stosch đã đặt nền móng trong hải quân Đức trở thành một trong những hải quân hàng đầu thế giới trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi hai chiến hạm KaiserDeutschland được hoàn tất, cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, tất cả các chiến hạm của Đức đều được xây dựng ở các âu thuyền Đức, và Stosch cũng dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh về việc bọc thiết giáp. Mặc dù hãng KruppEssen không sản xuất thiết giáp trước năm 1890, ngay từ đầu hãng đã cung cấp mọi khẩu pháo của hạm đội Đức đồng thời tiếp liệu cho các hải quân Nga, Áo-Hung và một số hải quân khác. Tập đoàn Krupp đã trở thành một thế lực lớn trong nền công nghiệp hậu cần hải quân đến mức mà các nhà sản xuất hàng đầu của Anh và Pháp phải gắng sức để đuổi kịp.[3][7]

Stosch cũng chú trọng xây dựng các viện nghiên cứu của ngành hải quân. Dưới thời ông, Đài Quan sát Hải quân Đức và Nha Thủy Văn học đã được thiết lập. Để cải thiện chất lượng tồi tệ của sĩ quan hải quân Phổ (năm 1861, thuyền buồm nhỏ Amazone đã bị đắm và tất cả các học viên hải quân đều thiệt mạng), một học viện hải quân đã được thành lập tại Kiel. Kế hoạch huấn luyện sĩ quan tham mưu được đề xuất, và nhiều trạm hải quân được thiết lập ở khắp nơi[4]. Ngoài ra, thời kỳ ông làm Bộ trưởng cũng cho thấy Hải quân Đế quốc Đức áp dụng kiểu chào quân sự chính thức của Quân đội Phổ[8]. Ông cũng áp dụng kỷ luật khắt khe của Lục quân Phổ vào Hải quân và điều này vấp phải sự chống đối của các sĩ quan hải quân cao niên.

Vào đầu thập niên 1880, Đức thực sự đã theo kịp hoặc là vượt Anh và Pháp về số lượng chiến hạm. Ngay từ năm 1873, lực lượng hải quân Đức đã đủ mạnh để cung cấp tàu thuyền để hỗ trợ cho một nỗ lực của Anh nhằm khống chế biển Địa Trung Hải trong cuộc nội chiếnTây Ban Nha khi đó. Hàng tá năm sau đó, khi Đức giành được thuộc địa tại châu PhiThái Bình Dương, đã dùng đến các tàu tuần dương bọc sắt được chế tạo dưới thời Stosch. Stosch giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải quân cho đến năm 1883, tuy nhiên 5 năm cuối thời ông đánh dấu những khủng hoảng và tai tiếng, khởi đầu với việc một tàu chiến mới, SMS Grosser Kurfürst, bị đắm do một vụ va chạm vào tháng 5 năm 1878. Sự kiện này đã cướp đi sinh mạng của 276 người, đã đem đến cho dư luận một hình ảnh xấu về lực lượng hải quân, và tạo điều kiện cho nhiều địch thủ của ông gây áp lực buộc Stosch phải từ chức. Stosch đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi ông cố gắng che chở cho phe cánh của mình và sa thải những sĩ quan mà ông cho là "bất trung". Mặc dù Stosch vẫn giữ chặt cái ghế Bộ trưởng Bộ Hải quân của mình khi Bismarck đòi huyền chức ông, sự kiên nhẫn của ông không đem lại điều gì tốt đẹp cho hải quân. Trong 5 năm này, kinh phí hải quân suy giảm và không một chiến hạm mới nào được chế tạo. Nhưng nhờ vào những dự án đã được khởi công trong những năm đầu tại chức của ông, nước Đức đã có được lực lượng hải quân thiết giáp lớn thứ ba thế giới.[3][4][7] Ngư lôi của Đức cũng tốt nhất thế giới, chít ít là về mặt chất lượng. Stosch đã đặt nền tảng cho một hệ thống phòng ngự tích cực bờ biển đúng đắn với các tàu ngư lôi và đủ tàu thiết giáp để hình thành một "hạm đội phá vây", có thể phá dỡ vòng phong tỏa nếu như Hải quân Anh phong tỏa bờ biển Đức. Sự ra đi của ông vào năm 1883 đã gây tiếc nuối cho phần lớn đội ngũ sĩ quan hải quân Đức, trong đó có Đô đốc tương lai Alfred von Tirplitz.[9]

SMS Stosch, một hộ vệ hạm thuộc lớp Bismarck, đã được đặt lườn vào năm 1876 tại xưởng đóng tàu của hãng Vulcan AGStettin. Nó được hạ thủy vào năm 1877 và nhập biên chế vào năm 1878.

Phong tặng

Chú thích

  1. ^ Journal, Tập 40,Phần 1, trang 322
  2. ^ a b "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  3. ^ a b c d Bruce Allen Elleman, Sarah C. M. Paine (biên tập), Naval Coalition Warfare: From the Napoleonic War to Operation Iraqi Freedom, trang 62
  4. ^ a b c Jack Greene, Alessandro Massignani, Ironclads At War: The Origin And Development Of The Armored Battleship, trang 259
  5. ^ Frank Lorenz Müller, Our Fritz: Emperor Frederick III and the Political Culture of Imperial Germany, trang 177
  6. ^ Terrell D. Gottschall, By Order of the Kaiser: Otto Von Diederichs and the Rise of the Imperial German Navy, 1865-1902, trang 41
  7. ^ a b Lawrence Sondhaus, Naval Warfare, 1815-1914, các trang 121-122.
  8. ^ Holger H. Herwig, The German naval officer corps: a social and political history, 1890-1918, trang 145
  9. ^ Patrick J. Kelly, Tirpitz and the Imperial German Navy, trang 55

Tham khảo

Liên kết ngoài