A-di-đà

A-di-đà Phật
Pho tượng Phật A-di-đà khổng lồ bằng đồng ở Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản
Phạnअमिताभ Amitābha, अमितायुस् Amitāyus
Trung阿彌陀佛(T) / 阿弥陀佛(S)
Bính âm: Ēmítuó Fó Wade-Giles: E-mi-t’uo Fo
Nhật阿弥陀如来 Amida Nyorai
Hàn아미타불 Amit'a Bul
Mông Cổᠴᠠᠭᠯᠠᠰᠢ ᠦᠭᠡᠢ ᠭᠡᠷᠡᠯᠲᠦ
Цаглашгүй гэрэлт
Tsaglasi ügei gereltu
Одбагмэд Odbagmed
Аминдаваа Amindavaa
Аюуш Ayush
Tây Tạngའོད་དཔག་མེད་
od dpag med
Ö-pa-me yoong toog taaa
ViệtA-di-đà Phật
Thông tin
Tôn kính bởiĐại thừa, Kim Cương thừa
Thuộc tínhVô lượng quang
ShaktiPandara
icon Cổng thông tin Phật giáo

A-di-đà Phật (chữ Hán: 阿彌陀佛) được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Trong hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩaTây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.

Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ hay Akṣobhya (một trong những vị Phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati).

Dù rằng A-di-đà có nhiều phẩm chất giống với những vị Phật Đại thừa khác, nhưng A-di-đà thường được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù loà (ở Đông Á Ngài cũng được liên kết với ánh trăng). Sự nhấn mạnh trên những phẩm chất phát quang (hay vầng hào quang) này vốn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá biểu tượng Đông Á, không làm thay thế hay mâu thuẫn khi kết hợp Đức A-di-đà với tôn giáo của âm thanh và tiếng nói; sự cứu hộ của Ngài được đảm bảo hay cam chắc bắng cách gọi tên Ngài, hay đúng hơn, cầu khấn danh hiệu Ngài với câu: "Nam Mô A-di-đà Phật." Thậm chí trong những đoạn văn nhấn mạnh vào hình ảnh ánh sáng như là Đại-trí-độ luận (Luận về Đại Trí tuệ Hoàn Hảo), Ngài vẫn là mẫu hình mạnh mẽ của thề nguyện và thánh danh.

A-di-đà thường được thể hiện trong ấn thiền định dhyānamudrā, có lẽ để nói đến 500 kiếp thiền định đã đưa Dharmākara đến giác ngộ. Một thủ ấn khác cũng hay được thể hiện trong tư thế đứng là ấn vô uý abhayamudrā (MUDRA của sự phòng hộ khỏi sợ hãi và nguy hiểm).

Tượng Phật A-di-đà ngồi, phía tây Borobudur (Java, Indonesia), khoảng năm. 1863-1866.
Amitabha, thời Kamakura, thế kỷ 12, 13, gỗ với vàng lá và đôi mắt dát pha lê - Bảo tàng Quốc gia Tokyo

Trong những hình thái phổ quát hoá của nó, niềm tin vào A-di-đà vẫn tiếp tục cho đến ngày này bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng. Một niềm tin phổ thông là tin rằng tịnh thổ Sukhāvatī, được ban phước bởi 2 vị bồ tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí, đặc biệt là Quán Thế Âm, vốn thường được gắn với sự thỉnh nguyện hồng danh của A-di-đà, trì tụng danh hiệu ngài có thể mang bồ tát Quán Thế Âm đến cứu giúp người tụng niệm. Sự trùng lắp nhiều niềm tin và phương pháp thực hành khác nhau, giống như sự chồng chéo của những vị cứu thế và những hình tượng thiêng liêng, có lẽ đó là bối cảnh chung nhất cho sự xuất hiện của A-di-đà đó là trường hợp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và ở Phật giáo Nhật Bản ngoại trừ Phật giáo độc quyền của những cải cách Kamakura.

Nhận thức về A-di-đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạng lại được xem là tái sinh của A-di-đà, trong khi vị quyền lực hơn kia ở Lhasa, Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), thì được xem là sự tái sinh của bồ tát Quán Thế Âm (dù bản thân ông đã phủ nhận điều đó).

Tịnh độ tông

Tây Phương Tam Thánh

Những Phật tử theo Tịnh độ tông thường tụng "Nam-mô A-di-đà Phật" (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng). Họ tin rằng, trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A-di-đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng.[1] Nhưng các phái Phật giáo khác như thiền tông, Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này.

Trong Phật giáo Tây Tạng, đại sư Liên Hoa SinhBan-thiền Lạt-ma được xem là một hóa thân của Đức Phật A-di-đà.

Ngoài ra, cũng có truyền thuyết cho rằng Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ là hóa thân của Phật A-di-đà. Dựa trên câu chuyện này, các tín đồ Phật giáo Bắc tông nói chung và Tịnh Độ tông nói riêng lấy ngày sinh của Đại Sư Vĩnh Minh là ngày 17 tháng 11 âm lịch để tổ chức lễ vía Phật A-di-dà vào hàng năm,[2][3] tuy rằng trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bổn A Di Đà… tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày sinh của Phật A-di-đà.[4]

Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A-di-đà

Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý, khi xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A-di-đà và các giáo lý liên quan đến ông chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường, người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A-di-đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý nguyên thủy trong phật giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích-ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng.

Do có nhiều cách hiểu khác nhau, nên đức tin này dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau.

Trong Kinh Phật, Phật A-di-đà được đức Phật Thích-ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích-ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo). Tuy nhiên, trong giáo lý nguyên thủy, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, ý để nói tất cả những lời Phật thuyết gồm 8 vạn 4 ngàn câu và đoạn trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp.

Bản thân chữ A-di-đà, ngoài việc danh xưng của Phật Pháp Tạng (Phật Trung Chi Vương). Theo giáo lý thì từ này ý nghĩa sâu xa,ngoài việc là tên của Phật, còn có ý nghĩa nhắc người tụng niệm ý thức thân phận yếu hèn của mình, dựa vào thần lực của Phật để vượt thắng tội lỗi và yếu đuối của bản thân nhằm đứng vững đế đến lúc chết được Phật A-di-đà đón vào cõi Cực Lạc tiếp tục tu đạo để được giải thoát.

Người tin vào pháp môn Tịnh độ (nhận trợ lực của Phật A-di-đà để tái sinh vào cực lạc tiếp tục tu thành Phật) chiếm chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn đối với các hàng trí thức học Phật trên thế giới thì lại có niềm tin tự tu tự giải thoát không phật thánh nào giúp được ta phổ biến hơn. Có lẽ những học giả tri thức có sự suy tư và tìm hiểu về cội nguồn giáo pháp có khoa học hơn.

Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A-di-đà

Phật A-di-đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng thọ, được cho là được Phật Thích-ca Thuyết khi còn tại thế. Tuy vậy các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh vô lượng và các ghi chép về Phật A-di-đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Nên nảy sinh nhiều tranh cãi về Nguồn gốc của niềm tin này[5].

Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A-di-đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A-di-đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích-ca có thật sự nói về Phật A-di-đà hay không, hay phật A-di-đà chỉ là một sản phẩm của học giả.[5]

Tuy vậy cũng cần phải xét rằng, các lý luận này chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ của học giả thôi. Một số học giả theo truyền thống đã coi các kinh điển Đại thừa sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā, cùng với các văn bản liên quan đến Akshobhya, có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở phía nam Ấn Độ. Một số kinh điển đầu tiên của Đại thừa đã được dịch bởi nhà sư Kushan, Lokakṣema, người đã đến Trung Quốc từ vương quốc Gandhāra. Bản dịch đầu tiên của ông sang tiếng Trung Quốc được thực hiện tại thủ đô Luoyang của Đông Hán trong khoảng từ 178 đến 189 CE. Một số kinh điển Đại thừa được dịch trong thế kỷ thứ 2.

Chú thích

  1. ^ Ý nghĩa niệm “Nam mô A-di-đà Phật”
  2. ^ “Ngày vía Phật A Di Đà”. Tịnh Viện Pháp Hạnh. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ “Ngày vía đức Phật A Di Đà bắt nguồn từ đâu?”. phatgiao.org.vn. 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Ngày Vía Phật A Di Đà, Giác Ngộ, 22/12/2010
  5. ^ a b On the origins of Mahayana Buddhism" (PDF). Archived from the original (PDF) on 2013-06-12. Truy cập https://web.archive.org/web/20130612150915/http://old.ykbi.edu.tw/htm/ykbi16/ykbi16_1.pdf

Liên kết ngoài

Read other articles:

CannalongaKomuneComune di CannalongaLokasi Cannalonga di Provinsi SalernoNegara ItaliaWilayah CampaniaProvinsiSalerno (SA)Luas[1] • Total17,75 km2 (6,85 sq mi)Ketinggian[2]570 m (1,870 ft)Populasi (2016)[3] • Total1.081 • Kepadatan61/km2 (160/sq mi)Zona waktuUTC+1 (CET) • Musim panas (DST)UTC+2 (CEST)Kode pos84040Kode area telepon0974Situs webhttp://www.comune.cannalonga.sa.it Canna...

 

 

Синелобый амазон Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:ЗавропсидыКласс:Пт�...

 

 

الأمراض المعدية الناشئة (اختصارًا EID)، هي أمراض معدية ارتفعت معدلات الإصابة بها خلال العشرين عامًا الماضية، وقد يزداد انتشارها أكثر في المستقبل القريب. تمثل العدوى الناشئة 12% على الأقل من جميع مسببات الأمراض البشرية.[1] تنجم تلك الأمراض عن أنواع أو سلالات تم تحديدها حدي...

У этого термина существуют и другие значения, см. Тур. Запрос «Bos taurus primigenius» перенаправляется сюда; см. также другие значения. † Тур Скелет тура Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:В...

 

 

此條目可参照英語維基百科相應條目来扩充。 (2021年5月6日)若您熟悉来源语言和主题,请协助参考外语维基百科扩充条目。请勿直接提交机械翻译,也不要翻译不可靠、低品质内容。依版权协议,译文需在编辑摘要注明来源,或于讨论页顶部标记{{Translated page}}标签。 约翰斯顿环礁Kalama Atoll 美國本土外小島嶼 Johnston Atoll 旗幟颂歌:《星條旗》The Star-Spangled Banner約翰斯頓環礁�...

 

 

Matteo Fedele Nazionalità  Svizzera Altezza 185 cm Peso 75 kg Calcio Ruolo Centrocampista Squadra  Chindia Târgoviște CarrieraGiovanili 2000-2004 Azzurri 902004-2008 Losanna2008-2009 Lilla2009-2013 SionSquadre di club1 2012-2015 Sion26 (1)2015→  Grasshoppers12 (0)2015-2016 Carpi9 (0)2016-2017→  Bari25 (4)2017-2018 Foggia9 (0)2018→  R.C. Cesena14 (1)2018-2019→  U Craiova20 (2)[1]2019-2021 Valenciennes12 (...

博里萨夫·约维奇攝於2009年 南斯拉夫社會主義聯邦共和國第12任總統任期1990年5月15日—1991年5月15日总理安特·马尔科维奇前任亚内兹·德尔诺夫舍克继任塞吉多·巴伊拉莫维奇(英语:Sejdo Bajramović) (代任)第12任不结盟运动秘书长任期1990年5月15日—1991年5月15日前任亚内兹·德尔诺夫舍克继任斯捷潘·梅西奇第3任塞尔维亚常驻南斯拉夫社会主义联邦共和国主席团代表任�...

 

 

Королевская корона Испании и скипетр Геральдический символ испанской короны Королевская корона Испании (исп. Corona real de España) — атрибут власти монархов Испании, относится к двум понятиям:геральдическая корона, которая является символом королевской власти, но не имее...

 

 

Siti Aisyah We Tenriolle, ratu Tanette (1855-1910) Siti Aisyah We Tenriolle adalah tokoh emansipasi wanita yang berasal dari suku Bugis, di Tanete, Sulawesi Selatan, Indonesia.[1] Siti Aisyah We Tenriolle adalah Datu (Ratu) Kerajaan Tanete (kini Barru), Sulawesi Selatan pada tahun 1855-1910.[2] Selain menguasai Kerajaan Tanete, Siti Aisyah We Tenriolle juga menguasai Kerajaan Bugis.[3] Berkat kontribusi Siti Aisyah We Tenriolle dalam menerjemahkan mahakarya epos La Gal...

Braderochus Braderochus levoiturieri Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Animalia Filum: Arthropoda Kelas: Insecta Ordo: Coleoptera Famili: Cerambycidae Subfamili: Prioninae Genus: Braderochus Braderochus adalah genus kumbang tanduk panjang yang tergolong famili Cerambycidae. Genus ini juga merupakan bagian dari ordo Coleoptera, kelas Insecta, filum Arthropoda, dan kingdom Animalia. Larva kumbang dalam genus ini biasanya mengebor ke dalam kayu dan dapat menyebabkan kerusakan pada batang kayu hidup ...

 

 

Woodside, New York redirects here. For the hamlet in the town of Concord, see Woodside, Erie County, New York. For other places with the same name, see Woodside (disambiguation). Neighborhood of Queens in New York CityWoodsideNeighborhood of QueensFormer Childs Restaurant branch at 60th Street and Queens Boulevard in WoodsideLocation within New York CityCountry United StatesState New YorkCity New York CityCounty/Borough QueensCommunity DistrictQueens 2[1]Population (201...

 

 

Swedish water polo player Åke NaumanPersonal informationBorn28 March 1908Stockholm, SwedenDied18 May 1995 (aged 87)Stockholm, SwedenSportSportWater poloClubStockholms KK Frans Åke Theodor Nauman (28 March 1908 – 18 May 1995) was a Swedish water polo goalkeeper. He competed at the 1936 Summer Olympics and finished in seventh place. His father Theodor was also a water polo goalkeeper.[1][2] See also Sweden men's Olympic water polo team records and statistics List of men's Ol...

Greenhouse gas emissions per energy source. Coal power is being phased out because of its pollution - such as Navajo Generating Station Electric power systems consist of generation plants of different energy sources, transmission networks, and distribution lines. Each of these components can have environmental impacts at multiple stages of their development and use including in their construction, during the generation of electricity, and in their decommissioning and disposal. These impacts ...

 

 

関駅 駅舎(2006年5月) せき Seki ◄亀山 (5.7 km) (5.4 km) 加太► 所在地 三重県亀山市関町新所664北緯34度50分57.04秒 東経136度23分40.44秒 / 北緯34.8491778度 東経136.3945667度 / 34.8491778; 136.3945667座標: 北緯34度50分57.04秒 東経136度23分40.44秒 / 北緯34.8491778度 東経136.3945667度 / 34.8491778; 136.3945667所属事業者 西日本旅客鉄道(JR西日本)所属�...

 

 

Cet article est une ébauche concernant l’histoire et l’Allemagne. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Cet article présente des problèmes à corriger. Vous pouvez aider à l'améliorer ou bien discuter des problèmes sur sa page de discussion. Il ne cite pas suffisamment ses sources. Vous pouvez indiquer les passag...

Artikel ini perlu dikembangkan agar dapat memenuhi kriteria sebagai entri Wikipedia.Bantulah untuk mengembangkan artikel ini. Jika tidak dikembangkan, artikel ini akan dihapus. Grand Prix SpanyolGrand Prix Sepeda MotorTempatSirkuit Jerez - sekarangLomba pertama1950Terbanyak menang(pengendara)Ángel Nieto (11)Terbanyak menang(pabrikan)Honda (50)Informasi sirkuitPanjang4,423 km (2,748 mi) Grand Prix sepeda motor Spanyol (atau Spanish motorcycle Grand Prix (Inggris)) adalah even balap ...

 

 

Letter which is written for a wide audience For other uses, see Open letter (disambiguation). J'Accuse…! is an influential open letter written by Émile Zola in 1898 over the Dreyfus Affair. Bill Gates's Open Letter to Hobbyists from the Homebrew Computer Club Newsletter, January 1976 An open letter is a letter that is intended to be read by a wide audience, or a letter intended for an individual, but that is nonetheless widely distributed intentionally.[1][2] Open letters u...

 

 

日本防衛大臣 Minister of Defense防衛省ロゴマーク防衛大臣旗現職者中谷元(第26代)就任日 2024年(令和6年)10月1日所属機関内閣国家安全保障会議担当機関防衛省任命内閣総理大臣(石破茂)根拠法令国家行政組織法防衛省設置法前身防衛庁長官創設2007年(平成19年)1月9日(省昇格)初代久間章生通称防衛相職務代行者防衛副大臣()俸給年額 約2929万円[1]ウェ�...

Atlas by Vincenzo Maria Coronelli Title page of Atlante Veneto One of the maps in Atlante Veneto Atlante Veneto (1690–1701) was a comprehensive atlas published by the Franciscan geographer Vincenzo Maria Coronelli and intended as a continuation of the Blaeu Atlas Maior. This monumental work was published in thirteen folios and provided a wealth of detail covering ancient and modern cartographers and geographers, together with astronomical and historical data. These maps were engraved in a b...

 

 

Pour l’article homonyme, voir FR4. France 4CaractéristiquesCréation 31 mars 2005Propriétaire France TélévisionsSlogan 4 fois plus ensemble.Format d'image 16/9, 576i (SD), 1080i (HD)Langue FrançaisPays FranceStatut Généraliste nationale publiqueSiège social ParisChaîne sœur La 1re (9 chaînes), France 2, France 3 (et ses déclinaisons locales), France 5, France InfoSite web www.france.tv/france-4DiffusionAire France Belgique Luxembourg Monaco SuisseDiffusion TNT, satellite, câbl...