100 Hekate
100 Hekate Quỹ đạo
Khám phá Khám phá bởi James C. Watson Ngày phát hiện 11 tháng 7 năm 1868 Tên định danh (100) Hekate Phiên âm [ 1] Đặt tên theo
Hecate A868 NA 1955 QA Vành đai chính Tính từ Hekatean (Hecatæan) [ 1] Đặc trưng quỹ đạo [ 2] Kỷ nguyên 31 tháng 7 năm 2016 (JD 2.457.600,5)Tham số bất định 0Cung quan sát 144,93 năm (52.936 ngày) Điểm viễn nhật 3,61005 AU (540,056 Gm ) Điểm cận nhật 2,56919 AU (384,345 Gm) 3,08962 AU (462,201 Gm) Độ lệch tâm 0,168 44 5,43 năm (1983,6 ngày ) 64,6430° 0° 10m 53.357s / ngày Độ nghiêng quỹ đạo 6,429 57° 127,199° 184,736° Trái Đất MOID 1,55453 AU (232,554 Gm) Sao Mộc MOID 1,66378 AU (248,898 Gm) TJupiter 3,194 Đặc trưng vật lý Kích thước 88,66± 2,0 km [ 2] 89 km[ 3] Khối lượng ~1,0×1018 kg ~2,7 g/cm³ (ước tính) [ 4] ~0,033 m/s2 ~0,054 km/s 27,066 h (1,1278 d )[ 2] 0,5555 ngày[ 5] 0,1922± 0,009[ 2] 0,192[ 3] Nhiệt độ ~154 K cực đại: 238K (-35°C) S 7,67
Hekate (định danh hành tinh vi hình : 100 Hekate ) là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính .
Hekate là một tiểu hành tinh kiểu S bằng đá có đường kính 87+5 −4 km và chu kỳ quay quanh trục là 27,07 giờ.[ 6] Quỹ đạo của nó ở cùng vùng không gian như nhóm tiểu hành tinh Hygiea , tuy nhiên hiện nay nó không xâm phạm vào vùng của nhóm này. Suất phản chiếu hình học 0,22± 0,03[ 6] của nó là quá cao, nên xếp nó vào nhóm tiểu hành tinh Hygiea tối tăm là một sai lầm. Nó được liệt kê là một thành viên của nhóm tiểu hành tinh Hecuba quay quanh quỹ đạo gần 2:1 cộng hưởng chuyển động trung bình so với Sao Mộc .[ 7]
Hekate là tiểu hành tinh thứ 100 do nhà thiên văn học người Mỹ gốc Canada James Craig Watson (khám phá thứ tư của ông ấy) phát hiện ngày 11 tháng 7 năm 1868[ 8] và được đặt theo tên Hecate , nữ thần phù thủy trong thần thoại Hy Lạp . Tuy nhiên tên này cũng gợi ý tới việc nó là tiểu hành tinh thứ 100 (được phát hiện), bởi chữ hekaton trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là 100.
Một lần tiểu hành tinh này che khuất một ngôi sao đã được quan sát thấy ngày 14 tháng 7 năm 2003 từ New Zealand .
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
PDS lightcurve data
G. A. Krasinsky et al. Hidden Mass in the Asteroid Belt , Icarus, Vol. 158, p. 98 (2002).